Sunday, December 30, 2007

Cho những giấc mơ xa

...

"Lu1eb5ng quu1ea3 thu00f4ng" trong suu1ed1i nhu1ea1c nhiu1ec7m mu00e0u
Hay "Chuyu1ebfn xe u0111u00eam" thu1ea7m thu00ec mu00ea u0111u1eafm
Mu00f9i cu1ecf du1ea1i tru00ean cu00e1nh u0111u1ed3ng xa thu1eb3m
Mu1ed9t bu1ea7u tru1eddi vu0129nh viu1ec5n u01b0u1edbp hu01b0u01a1ng hoa.



- "Cu00f3 thu1ec3 ngu00e0y mai ta cu0169ng u0111i qua
Mu1ed9t cu00e1nh cu1eeda nao lu00f2ng trong truyu1ec7n "Tuyu1ebft"?
Cu00f3 tiu1ebfng chuu00f4ng rung vu00e0 con mu00e8o "Ackhip"
u00c1nh nu1ebfn mu01a1 hu1ed3 nhu01b0 hu1ea1nh phu00fac tu1eebng mong..."
Xa xu00f4i sao... Thu1eddi thu01a1 u1ea5u sau lu01b0ng!




... Pauxtopxki lu00e0 du0129 vu00e3ng trong em
Thu00e0nh du0129 vu00e3ng hai ta. Bu00e2y giu1edd anh ngou1ea3nh lu1ea1i
Nhu01b0ng khu00f4ng phu1ea3i thu1ebf u0111u00e2u, khu00f4ng phu1ea3i thu1ebf u0111u00e2u
Anh hiu1ec3u ru1eb1ng khu00f4ng phu1ea3i...
Nhu01b0 tuu1ed5i thu01a1, vu1eeba u0111u00f3 u0111u00e3 xa vu1eddi!



u00d0u01b0a em u0111i... Tu1ea5t cu1ea3 thu1ebf xong ru1ed3i
Ta u0111u00e3 lu1edbn. Vu00e0 Pauxtopxki u0111u00e3 chu1ebft! ...
Anh vu1eabn khu00f3c khi nghu0129 vu1ec1 truyu1ec7n "Tuyu1ebft!"
Du1ea7u chu1eb3ng bao giu1edd mong u0111u1ee3i nu1eefa u0111u00e2u em!

Nghu0129 lu1ea1i vu1ec1 Paustovsky -Konstantin Simonov. Bu1eb1ng Viu1ec7t du1ecbch /embed>

Thursday, December 27, 2007

White Christmas

<. Image .

Mình đến Portland vào đêm Noel. Lần đầu tiên trong đời, đêm Noel mình được mở quà. Tình cảm của mọi người làm cho mình cảm thấy choáng ngợp và hạnh phúc.

Có thể nói mùa Noel năm nay mình đầy may mắn vì xa nhà nhưng vẫn được sống trong không khí gia đình, bạn bè và cảnh vật thì tuyệt đẹp. Ngày Noel, khi đang chạy xe trên núi, tuyết rơi trắng xoá . Xuống xe, giương dù đi trong mưa tuyết phất phơ trên con đường dốc với những ngôi nhà xinh xắn, lòng có cảm giác như mình đang ở trong một giấc mơ ngày xa xưa, những khi đọc truyện hay xem phim về mùa đông . Ngày hôm sau đọc báo mới biết đó là lần đầu tiên trong vòng 75 năm, Portland có tuyết rơi đầy trời vào đúng ngày Giáng Sinh.

Những con đường trên núi ở Oregon mình đi qua lần này làm mình nhớ đến mùa đông Hokkaido, và những trang sách về rừng taiga ở Siberia. Giữa lạnh giá, những dòng nước lặng lẽ chảy luồn trong những cánh rừng thông im lìm. Những căn nhà nhỏ lặng lẽ , mái phủ đầy tuyết , thấp thoáng làn khói. Một thế giới yên bình.


Cảm ơn những người đã mang đến những điều thú vị tôi có được trong kỳ nghỉ này!

Image

Sunday, December 23, 2007

Chuẩn bị đón Noel

5h45 chiều (tối). Đang ở sân bay chờ đi Portland, Oregon. Vẫn biết là đến đúng giờ nó khuyên trên vé thế nào cũng phải ngồi đợi. Mình đã check in sẵn ở nhà rồi, nên đến đưa hành lý gửi là vào luôn. Chỉ có chuyến bay đi Mexico là đông người đứng chờ, còn các hàng khác vắng tanh. Chắc mọi người đã đi trước đó hết rồi, nhờ vậy mà vé chiều tối hôm nay nó rẻ cũng nên.

Còn gần hai tiếng nữa mới đến giờ lên máy bay, ngồi chờ công nhận chán. Phải chi chờ đông người còn đỡ, đàng này chỉ loe hoe mấy mống, có thể là vì chưa đến sát giờ bay, chứ hồi sáng lúc check in mình thấy chỉ còn có vài ghế trống. May mà ở sân bay này có wireless chùa, chứ không thì chả biết làm gì. Sân bay này công nhận sang, cho xài net miễn phí chứ mấy cái sân bay to đùng khác toàn bắt mua thẻ thôi. Mỗi cái thẻ đâu cỡ 10 đô xài trong 24 h, mà có ai ngồi ở một sân bay nguyên một ngày đâu.

Hôm nay mình đã làm một chuyện hết sức đáng khâm phục, đó là dọn cái phòng mình để đón Noel và năm mới (dù Noel mình không ở trong phòng, nhưng mà cả cái nhà sạch sẽ có mỗi cái phòng mình bê bối thì cũng kỳ. Cái phòng mình nó bừa bộn tới mức không thể tưởng nổi làm sao mình có thể bước qua bước lại mà không đạp trúng đồ quăng lung tung dưới sàn. Sau một tháng điên cuồng mua sắm thì cùng với một đống đồ là một đống còn to hơn các thể loại hộp, giấy độn, catalogue quảng cáo, hướng dẫn sử dụng, hoá đơn... tất cả đều nằm trong phòng vì mình quá làm biếng lựa ra cái nào cần giữ cái nào vứt đi.

Dọn hết cái đống giấy thì phải hút bụi cái thảm. Mấy tháng không hút bụi, cái thảm nó không lốm đốm nữa mà như chuyển thành màu khác luôn. Công nhận là ngán. Cái máy hút bụi nó bị kẹt ở chỗ nào đó không biết, nên nó hút yếu xìu. Cuối cùng mình phải lấy cái miệng hút nhỏ, cầm tay dí vào từng chỗ một thì nó mới sạch được. Mất biết bao nhiêu là công sức và hơn nửa tiếng cho cái thảm chừng 2m2. Trước đây ông chủ nhà thuê một bà người Mễ đến dọn nhà vào mỗi thứ sáu, nên mình chả phải động tay động chân cho mấy chuyện như vầy (mình có dọn dẹp phòng mình cho gọn lại, để bả vô còn thấy đường mà đi). Ngay cả phòng tắm bả cũng cọ rửa luôn.

Mấy tháng nay bả chả biết vì lý do gì không thấy đến làm nữa, mà cũng chả có báo cho ông chủ nhà biết, làm mấy tuần đầu ổng cứ ngóng bả. Sau đó thì ổng lui cui tự đi dọn nhà. Nhưng mà ổng đâu có dọn phòng cho mình, thành ra mới ra nông nỗi như thế. Nói nào ngay, ổng mà dọn phoòng mình chắc cũng không sạch nổi. Nhìn cách ổng dọn bếp với phòng khách là biết. Ổng còn không biết xài cái máy hút bụi nữa kìa, cứ làm nó tắc hoài.

Ổng hứa sau khi đi châu Âu về sẽ tìm người dọn nhà mới mà tới giờ chả thấy đâu hết, chắc là cũng khó tìm. Gì chứ kiếm được người để tin tưởng giao chìa khoá nhà (như mình, he he) đâu phải dễ. Mà mình thì oải cái vụ hút bụi phòng với lại cọ toilet rồi. Chắc phải đòi ổng trừ tiền công mình dọn dẹp (phòngg của mình) vô tiền thuê nhà quá.

Dì Yêm

Tôi thường gọi dì chỉ bằng tên Yêm, như mẹ tôi vẫn thường gọi dì từ lâu lắm rồi. Dì không phải là họ hàng của mẹ, nhưng còn quý hơn cả ruột rà. Ngày xưa dì ở trọ nhà ngoại ở thị trấn để đi học, rồi thành như người thân. Mẹ nhỏ hơn dì mấy tuổi, nên khi mẹ vẫn còn học trung học thì dì đã ra trường, đi học sư phạm rồi về làm giáo viên tiểu học cũng ở thị trấn. Tính dì hiền hậu, lại rộng rãi, lãnh lương là kéo cả đám em út trong nhóm (trong đó có mẹ) đi chơi. Dì và mẹ gắn với nhau từ những ngày đó. Mà nói nào ngay, ai có thể không thương dì được kia chứ?! Dì đẹp, cao ráo, tóc dài đen mượt (chả bù cho mẹ, đen thui mà lại lùn tịt). Nhìn hai người chụp hình cạnh nhau biết ngay là chẳng phải chị em ruột. Mà có hề chi, tình thân đâu nhất thiết phải từ chung một dòng máu). Dì dịu dàng, nhẹ nhàng, lại chăm chỉ, đảm đang. (Nhiều lúc lẩn thẩn, tôi cảm thấy mẹ tôi chẳng có được mấy phần của dì.)

Rồi dì lấy chồng. chú Thanh hình như lúc đó đang đi lính, (sau này giải ngũ cũng làm thầy giáo), nhà chú ở cách thị trấn không xa lắm. Nhưng lấy nhau do mai mối, và dì cũng không biết chú là ai cho đến tận ngày cưới. Dì có lần nhắc với mẹ về hôm cưới ấy, đám rước dâu băng theo đường đồng khi máy bay bay vèo vèo qua đầu, ném bom ở một vùng cách đó không xa. Chắc vì ngày cưới đầy biến động như thế nên sau ngày đó dì cũng không có hạnh phúc. Chú Thanh có một cái nhà nhỏ ở thị trấn, nên dì vẫn ở gần chỗ mẹ. Qua những lời kể của mẹ và chắp vá từ những lần mẹ và các dì nói chuyện, thì chú Thanh hay đánh dì lắm. Mà cũng chẳng hiểu sao lúc đó dì đi dạy, lương giáo viên trước giải phóng cũng khá mà nhà dì vẫn chật vật. Mẹ và dì Linh (lúc đó vẫn còn đang đi học trung học) thương dì vất vả, chạy mượn tiền mua cho dì cái bàn máy may mà khi đem đến, chú Thanh cứ lườm hai người và sau đó còn đánh dì vì dám để cho người ngoài biết chuyện nhà. Mãi sau này mẹ vẫn còn ghét chú Thanh, hễ mỗi lần ghé nhà dì mà có chú ở nhà là mẹ lại về ngay, còn thường thì cứ phải ngồi chơi cho đến khi nào phải về mới thôi.

Trong mắt tôi, và theo những gì mẹ nói, thì chú Thanh là người khó chịu (mẹ còn nghĩ chú có máu ác). Tọi cũng chẳng bao giờ nói chuyện với chú, vì chú ở nhà thờ trong đồng, ít khi ở nhà ngoài thị trấn. Vài lần gặp thoáng qua thì chỉ thấy chú khó gần, chứ với khách chú cũng chẳng phải cộc cằn thô lỗ gì. Nhưng mẹ thì thương dì, nên ghét chú lắm. Mẹ bảo chú bỏ dì một mình nuôi con, trong thời buổi khốn khó sau giải phóng, lương giáo viên tiểu học tỉnh lẻ một mình nuôi ba đứa con thì quả thật dì phải vật lộn nhiều.

Mãi khi tôi lớn, và nhớ được nhiều chuyện thì tôi mới biết dì khổ thế nào, chứ trước đó, tôi, thỉnh thoảng về quê với mẹ, đi ngang nhà dì ghé lại thì dì lúc nào cũng cười. Các con dì rồi cũng lớn. Anh Hí rồi đến chị Sương và cuối cùng là thằng Lâm. Anh Hí làm giáo viên cấp hai, rồi có vợ là dân buôn bán. Chị Sương lúc đầu làm nghề giữ trẻ, và học đại học tại chức tiếng Anh. Thằng Lâm thì đầu óc hơi không bình thường (ngày xưa tôi nói là nó bị mad). Nó quậy phá, chơi bời lêu lổng, không chịu học hành gì, dì buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao. Mẹ tôi thường hay đổ lỗi:”Nó có máu của ba nó, chứ Yêm hiền khô mà. Chắc là quả báo của ông Thanh.”

Thằng Lâm bỏ học trước khi vào lớp 10 thì phải. Suốt ngày nó đi đá gà, cờ bạc, hết tiền lại về nhà lấy cái gì đó đi cầm. Chạy vạy mãi dì mua được cho nó cái xe máy để cho nó chạy xe ôm, nó cũng đem cầm lấy tiền cá độ đá gà. Sau lần đầu dì vay tiền tìm cách chuộc về. Lần hai nghe tin, dì đã thấy đầu óc váng vất. Chưa kịp chuộc xe về thì thằng Lâm nó đè nghiến dì ra lột đôi bông tai cưới của dì đem đi cầm. Dì lên máu, và bị tai biến mạch máu não, khi dì vẫn còn ba năm mới đến tuổi về hưu.

Dì bị liệt nửa người, chỉ ú ớ không nói được tròn chữ. Nghỉ hưu non, số tiền lương chỉ đủ cho dì sống một cách khiêm tốn. Anh Hí thì có vợ, chỉ lo cho gia đình riêng. Thằng Lâm sau đó bỏ đi Phú Quốc với cô bồ đã có bầu. Còn lại chị Sương phải vừa đi làm, đi học và lo cho dì. Chú Thanh cũng về nhà thường xuyên hơn nhưng chẳng giúp được gì, mà chỉ làm cho dì thêm buồn bực. Mấy lần ghé nhà, thấy dì vung tay, vẻ mặt ấm ức lắm nhưng cố mãi cũng không nói ra được.

Rồi tự dưng chú Thanh bị nhồi máu cơ tim và mất. Sau đám tang, mẹ hỏi dì thấy có còn giận chú nữa không thì dì xua tay rối rít, miệng ú ớ. Rồi thằng Lâm trở về, mang theo vợ và đứa con gái. Nó và vợ nó cũng đi suốt, dì vẫn phải ở nhà một mình. Chị Sương phải một mình lo cả thuốc men trong khi đồng lương chả có bao nhiêu.

Rồi một ngày, bạn chị ở Mỹ làm mai cho chị một người Mỹ. Anh này cũng lạ, chỉ thích cưới con gái Việt Nam. Thư đi thư lại nhiều lần, anh cầu hôn. Chị hỏi mẹ, giờ con không biết tính sao. Mẹ nói: "Thôi mày cứ lấy chồng rồi đi đi, sang đó cố mà làm việc rồi gửi tiền về lo cho Yêm, chứ ở đây mày phải đi làm suốt ngày mà cũng chả có tiền lo cho Yêm, với lại ở đây thì chắc chẳng lấy được chồng với hoàn cảnh nhà như vậy mà lại cũng không xinh đẹp gì. Còn bệnh tình của Yêm thì chẳng biết bao giờ khá hơn, cho nên không thể chờ đợi mãi đâu." Cuối cùng, chị Sương quyết định lấy chồng, rồi đi Mỹ.

Dì còn lại gần như có một mình trong nhà với hai đứa cháu nội bé tí. Anh Hí thì ra riêng. Vợ chồng thằng Lâm buôn bán vặt ngoài chợ nên đi suốt. Ăn sáng thì có hàng xóm mua dùm, trưa thì vợ anh Hí nấu cơm, thằng con anh xách cặp lồng mang sang, cho hai bữa trưa và chiều. Tiền thì hàng tháng chị Sương gửi về, cộng thêm tiền hưu của dì nữa, kể ra dì cũng ổn. Nhưng một lần ghé nhà, thấy bữa trưa của dì chỉ có một con cá bống kho với một ít canh khoai mỡ, mẹ ái ngại mới hỏi dì. Hoá ra dù nhận tiền gửi về cho dì, nhưng anh Hí cũng không c
hăm cho dì ăn uống được đàng hoàng. Ngay cả con anh Hí mỗi lần đem cơm đến cho dì, dì cũng phải trả cho nó 2000 đồng, nếu không thì nó không chịu đi. Dì sợ anh Hí lắm, cứ thì thào nói với mẹ: Sợ lắm, sợ Hí lắm. Hoá ra anh Hí vẫn hay nhiếc móc dì, vì nghĩ là dì méc chị Sương tình cảnh bên này. Thằng Lâm thì nghèo, ít học, cũng không lo gì cho dì được nên nó cũng không dám ho he gì với anh Hí, cho dù nó cũng thấy dì bị đối xử tệ thế nào.

Rồi cho đến năm ngoái, khi tôi chuẩn bị đi sang đây thì chị Sương về làm thủ tục rước dì qua bên này để chăm sóc. Tôi bay trước dì một tuần, lần cuối gặp dì, dì cứ nắm tay tôi nắn nắn, khen “đẹp trrrrrraaaaii quá, giỏi quá. Bằng tuổi … Lâm đó, bằng tuổi Lâm đó. Mẹ mày có phướcccccc. Con giỏi hết trơơơnn” Dì cười mừng cho tôi, không bíêt dì có buồn cho cảnh của mình không?

Mỗi tháng tôi vẫn gọi điện cho dì, để nghe giọng của dì, thế thôi. Mỗi lần cũng chỉ nói quanh quẩn chuuyện tôi học ngày mấy buổi ăn đâu ở đâu đi xe gì mập hay ốm. Tôi cũng chỉ hỏi dì ăn gì coi phim gì rồi thôi. Sang đây dì cũng chỉ ở trong phòng, đến bữa ăn cơm, rồi cả ngày coi phim bộ Hồng Kông, Hàn Quốc. Tôi cũng cố tránh không dám hỏi, không dám nhắc gì đến Việt Nam, sợ dì nhớ, lại buồn. Dì vẫn cười giòn mỗi khi tôi gọi điện, tôi cũng không biết hàng ngày những lúc dì ở nhà một mình thì có vui không nữa.

Cho dù dịch vụ y tế ỡ Mỹ có tốt cách mấy thì bác sĩ cũng hết cách cứu vãn bệnh tình của dì. Sau khi sang đây, bác sĩ cho biết tim dì rất yếu. Mấy tháng gần đây thận lại không hoạt động. Tuần trước vào viện bác sĩ bảo nếu mổ tim thì cơ hội chỉ có 50-50, mà không mổ thì dì có thể đi bất cứ lúc nào. Chị Sương không biết quyết định thế nào, nói với dì thì dì bảo cứ mổ đi. Hôm đó gọi điện cho dì, tôi vẫn đùa là phải mổ cho biết trình độ bác sĩ Mỹ chứ! Dì cười “Ờơờ haaa.” Hỏi dì thấy trong gnười thế nào, có ngủ được không? Lần đầu tiên tôi thấy dì bảo khó ngủ, “meeeệt lắm, không ăn gì hếtt”. Trước đây, chưa lần nào dì nói vậy hết. Tôi đã lo.

Không ngờ đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với dì. Hôm kia gọi cho chị Sương thì dì đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt. Dì hôn mê trên giường, tại nhà, không có dấu hiệu gì là vật vã cả. Nhẹ nhàng như đang ngủ. Bác sĩ bảo não của dì đã bị chết gần hết, không có hy vọng gì. Giờ bệnh viện chỉ còn duy trì đời sống thực vật cho dì, cho đến lúc gia đình quyết định…

Chị Sương cũng không biết làm thế nào. Gọi điện về Việt Nam cho thằng Lâm bíêt, nó bảo chị làm gì thì làm, đừng về Việt Nam nữa, nếu không nó sẽ xách dao chém chị. Hoá ra anh Hí đồn rằng chị đem dì qua bên này rồi bỏ trong viện dưỡng lão. Mà nếu dì mất rồi, chị cũng về Việt Nam làm gì nữa. Có còn gì để mà về?

Chị cho biết khi mới sang dì có làm lễ gia nhập đạo Thiên Chúa. Hồi sáng này cha đã vào viện làm lễ xức dầu cho dì. Chị đang xin cho dì có được nằm trên nghĩa trang của nhà thờ. Vậy là, dì sẽ nằm lại trên đất của Chúa ở nước Mỹ, không biết khi đến cửa thiên đường, làm sao dì gọi được thánh Peter mở cổng. Tiếng Việt dì còn ú ớ nữa là…

Nhưng dì nhất định sẽ vào được thiên đường, dù nơi đó có được canh giữ bởi ai đi nữa. Vì dì là người tốt nhưng đã phải chịu khổ suốt từ khi lấy chồng rồi. Gần bốn chục năm chứ ít gì!?

Gửi Yêm của con

Photobucket Giờ thì dì chẳng còn cảm giác gì nữa. Con không là dì, con cũng không ở cạnh dì những ngày cuối cùng, nên con không biết lúc dì chìm vào cõi mê dì vui hay buồn. Nhưng con mong, nếu có kiếp sau, dì sẽ hạnh phúc. Và số phận sẽ sắp cho mẹ con lại gặp dì. Mà chắc chắn là như thế, dì ha!

Tuesday, December 11, 2007

Ngụ ngôn thời lấn đất

2007, bác Lê Dũng (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam): Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

2017, ông Lê Dũng: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh Hà Nội là của Việt Nam

2027, cụ Lê Dũng: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh Việt Nam là của Việt Nam.

2057, (hồn ma) Lê Dũng: Ngộ chào các pạn, các pạn khỏe không, Ngộ có lầy lủ pằng chứng chứng minh là Ngộ dưới lày vẫn khỏe á.

(đầy trên net)

Monday, December 10, 2007

Tinh thần thể dục

Đọc cái này trước:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=233473&ChannelID=13

Mình lấy làm lạ là tại sao bây giờ mới có chuyện này xảy ra. Với cái kiểu học thể dục ở Việt Nam nhà mình thì chắc phải một nửa số học sinh phải đi bệnh viện sau khi hoàn thành yêu cầu của bài học là cái chắc. Nhớ hồi xưa mình sợ nhất là cái môn thể dục. Mùa nắng hay mưa cũng thế, học thể dục cứ phải ra sân xi măng cho nó thoáng đãng. Mà học gì cho cam, mấy cái bài thể dục tay không quơ qua quơ lại thì chỉ để dãn gân cốt thôi chứ làm gì được. Mà ai lại cần dãn gân cốt vào lúc một giờ rưỡi trưa nắng chang chang hở trời! À, chưa kể là cái vụ thể dục giữa giờ nữa, chả biết giờ có còn không. Những đứa học buổi sáng còn đỡ, chứ học chiều thì thôi rồi, hai rưỡi trưa nắng chói chang như ở Sahara mà giám thị lùa hết cả trường xuống sân đứng vặn vẹo theo trống, đứa nào mà trốn thì bị kỷ luật, lớp bị trừ điểm vv và vv. Hậu quả là cả bọn miễn cưỡng xuống sân đứng vật vờ quơ tay quơ chân loạn xạ cho có lệ. Rõ ràng ai cũng biết là cái chuyện đó chả có ích lợi gì, vậy mà bao nhiêu năm trời từ Bắc chí Nam chả có ai mảy may nghĩ thương cho bọn học trò dù có ngoan ngoãn vẫn phải bị phơi nắng ít nhất ngày 1 lần. Công nhận là hài hước.

Còn các thể loại thể thao khác từ chạy bộ, nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, ném tạ ... thì thôi rồi, tiêu chuẩn chấm điểm là dựa trên chuẩn của vận động viên thi Sea Games chứ chả phải cho trẻ con trong trường học. Mình vốn thuộc loại biếng nhác lười thể thao, lại ốm tong teo, cầm cục tạ muốn không nổi mà kêu mình ném xa bảy thước để được điểm trên trung bình thì có mà khó bằng Việt Nam đoạt huy chương vàng môn này ở Olympic. Vậy mà bao nhiêu năm trời, qua bao nhiêu thầy cô thể dục, với bao nhiêu môn, mình cũng qua hết, cho dù là nhiều khi cứ phập phồng lo sợ hổng biết thầy cô có ghét mình rồi cứ căn cứ vào đúng thang điểm mà bộ Giáo dục đề ra để chấm không, vì làm vậy là mình chết chắc. Vậy mà cũng có lần hồi học năm nhất đại học, mình phải thi học kỳ bằng chạy 2km (mục tiêu là chạy trong 10 phút hay nhiêu đó quên rồi, để được 5 điểm) vào lúc 3h chiều. Bữa đó trời nắng chang chang mà phải chạy vòng vòng cái sân xi măng mới ác chứ. May mà mình về đích trước yêu cầu vài giây, nhưng mà cũng xém xỉu luôn. Dã man gì đâu. Chả thấy cái gì là thể dục cả, chỉ tổ hành xác sinh viên là chính.

Không phải mình thanh minh biện bạch gì cái chuyện mình yếu nhớt, không thể dục thể thao gì hết. Mình biết vậy, nhưng mà hồi xưa bạn bè ở trường làng của mình, trừ mấy đứa nhà nó làm guộng ra (chúng nó làm lụng vất vả quen rồi nên chịu đựng tốt), cả lớp có đứa nào mà đạt yêu cầu môn thể dục đâu. Còn lớn lên tí nữa học ở thành phố thì thôi rồi, bọn nó toàn hoàng tử với công chúa, có đứa nào là lính canh đâu mà mạnh với khoẻ. Mỗi tuần học thể dục có một lần 2 tiết x 45 phút, trong đó hết nửa tiếng vặn vẹo khởi động với lại điểm danh, còn một tiếng thì làm gì tập luyện gì được!? Vậy mà thang điểm thì thôi rồi, cứ như là toàn dân ta hàng ngày tập trung ở Mỹ Đình để luyện thi Sea Games ấy. Còn chưa kể là phải giỏi tất cả các thứ từ cầu lông cho tới bơi lội rồi điền kinh. Chắc là mấy người soạn chương trình thể dục định hứơng đi tắt đón đầu, rèn cho học sinh trước, sau này thế giới có tổ chức Chục môn thập cẩm thì Việt Nam mình cứ thế mà lùa học sinh sinh viên ra thi, bảo đảm thắng là chắc. Gì chứ bọn tây chúng nó giỏi một vài môn là cùng, làm gì có thằng nào đều hết cả chục môn như học sinh Việt Nam đâu chứ.

Giờ thì thấy trường hợp thằng bé này mà nhớ lại. Bao năm rồi nhà mình vẫn cứ hoạch định mọi thứ theo tiêu chũân trên mây. Nói thì ác chứ vái trời vài vụ như vầy xảy ra nữa cho các bố nhà mình sáng mắt ra mà cải thiện cái môn thể dục cho con nít nó nhờ.

Sunday, December 9, 2007

Bí kíp "dạy" trẻ con ở trừơng mẫu giáo Việt Nam

(sưu tầm từ báo mạng)

1/ Doạ bỏ vô máy giặt

2/ Bắt đứng lên ngồi xuống (trong nghề gọi là Giã Gạo)

3/ Phạt vào lòng bàn tay, bàn chân

4/ Dùng dây thun bắn vào người

5/ Đánh vào đỉnh đầu bằng bàn tay

6/ Phạt úp mặt vào tường toilet

7/ Dọa nạt man rợ (kiểu như đánh chết, cắt tay chân...cho vào nồi....)

8/ Cả lớp tẩy chay, không chơi cùng

9/ Không cho chơi gì cả, đến lớp chỉ được ngồi một chỗ

10/ Phạt không cho ngủ

11/ Phạt không cho uống nước

12/Bắt đấm lưng, bóp vai cho cô

13/ Cho bạn khác tát vào mặt

14/ Cho đứng trước lớp để cả lớp bêu riếu

15/ Ói ra bắt cho ăn lại

16/ Bịt mũi để con phải nuốt thức ăn

17/ Cho ớt vào cháo để con phải nuốt thức ăn

18/ Dùng kim châm vào người

19/ Dùng gối úp lên mặt trong thời gian ngắn

20/ Dán băng keo bịt mồm

.......

Dĩ nhiên là không phải tất cả các cô giáo ở tất cả các trường cũng như mẹ hiền của ... Cám thế này, nhưng chỉ cần vài cô là cũng đủ cho một loạt trẻ con lớn lên với dấu ấn tâm lý không tốt rồi. Mà trẻ con đi học làm sao chọn được cô chứ, may nhờ rủi chịu thôi!

Tham khảo thêm các liệu pháp "êm dịu" tại đây:

http://blog.360.yahoo.com/blog-XJmzOmEzcqNQMGsKsyybZSLq3fTt_Q--?cq=1





Monday, December 3, 2007

Sách tháng 11: Digital Fortress

Image



Vẫn phong cách của Dan Brown ở Da Vinci Code: chương ngắn, cắt cảnh nhanh, các tình tiết rối rắm của các tuyến nhân vật liên tục dẫn từ tình huống này đến tình huống khác. Nói chung đọc cũng khá được, nếu không để ý đến những khiên cưỡng mà tác giả có lẽ không tìm được một cách nào tốt hơn để giải toả cao trào.

Chán nhất là tuyến diễn ra ở Tây Ban Nha của anh chàng giáo sư ngôn ngữ. Thật khó tin một thằng sát thủ lại sơ suất đến mấy lần như thế trước một anh chàng kiến cận. Chưa kể là đoạn trong nhà thờ rõ là vớ vẩn. Trong giờ đó mà còn mặc cả mua bán áo vest rồi thay đồ trong lúc đang làm lễ . Có người bị bắn chết trong cái nhà thờ cả ngàn người mà chả thấy loạn gì cả mới lạ. Chưa kể là chả hiểu được vì sao một thằng sát thủ máu lạnh chuyên nghiệp lâu năm lại có thể vội vã gửi tin như thế.

Về tuyến công nghệ thì rõ là chán rồi. Một toà nhà quan trọng bậc nhất của an ninh Mỹ mà lại không có hệ thống điện dự phòng cho hệ thống làm mát cái siêu máy tính và cả hệ thống chiếu sáng. Cả toà nhà tối thui, vậy mà desktop thì vẫn hoạt động mới ghê chứ, chắc mỗi cái có 1 cái UPS như ở mấy nước hay cúp điện quá. Cái vô lý nhất là toà nhà không có cả hệ thống đèn dẫn đường thoát hiểm, chứ đừng nói chi kế hoạch di tản khi có sự cố. Ở Mỹ ngay đến cái nhà hàng bé như cái lỗ mũi nó còn phải đảm bảo mấy cái đường thoát hiểm, đàng này nguyên cái nhà quan trọng thế điện cúp cái là tối thui, ngườii bị nhốt luôn bên trong không thể ra luôn.

Cái code cuối cùng thì rõ là nhảm, khi đọc cái câu hint thì mình biết ngay là phải lấy cái gì trừ cái gì ngay, vậy mà mấy bộ óc vĩ đại của nước Mỹ cứ loay hoay nói nhảm đủ thứ cho đến lúc còn có 2 giây mới tìm ra. Chắc là phải đảm bảo làm cho giống mấy cái phim cắt bom hẹn giờ có dây bảy sắc cầu vồng thằng gỡ bom toát mồ hôi hột tay run run cầm kìm nhấp nhấp chả biết chọn cái nào nhưng rồi cũng cắt đúng vào lúc còn 1 giây. Đọc chả thấy hồi hộp gì hết vì quá nhàm.

Lần trước đọc Da Vinci Code cũng thấy hấp dẫn gay cấn hơn nhiều, chắc là do lồng nhiều chi tiết về lịch sử, tôn giáo, mấy thứ xưa lơ xưa lắc mà không ai có thể kiểm chứng được, nên tác giả cứ bịa thoải mái, người đọc (ít ra là mình) do chả biết gì về mấy thứ đó nên chả thể thắc mắc gì hơn. Còn truyện này thì thời hiện đại nên bất cứ ai biết một tí về máy móc thì thấy ngay tác giả đặt tình tiết khiên cưỡng quá. Nhưng có điều là kết thúc của hai truyện đều làm mình thất vọng như nhau, vì cái chi tiết quan trọng nhất, nguyên nhân của mọi chuyện được lý giải ở cuối truyện nào cũng không kín kẽ, làm người đọc cảm thấy không được hài lòng. Với những tình tiết ở phần trước, người đọc mong chờ một lý giải chặt chẽ hơn ở đọan cuối cùng. Hy vọng ở cuốn Angels and Demons (đang canh me tiệm sách cũ để mua cuốn này) ông này viết tốt hơn.

Sách (mấy) tháng tới: Sacajawea. Cuốn này thấy bảo là best seller của New York Times trong 8 tháng liền vào năm 80. Chuyện thám hiểm, khai hoang, lập ấp ở miền Tây nước Mỹ hy vọng là sẽ hay. Có điều là cuốn này dày hơn 1400 trang, chắc phải đọc những ba bốn tháng mới xong quá. Cũng được, vì sách có 6 phần tất cả, nên mỗi tháng đọc một phần vậy.

Sunday, December 2, 2007

Arctic tale

Một bộ phim đẹp về sư tử biển và gấu trắng vùng Bắc cực. Cuộc sống nơi lạnh giá này tưởng như êm đềm nhưng thật ra rất khốc liệt, nhất là khi lớp băng Bắc cực mỏng dần đi mà các cư dân ở đó thì không học được cách thích nghi với sự thay đổi đó từ cha mẹ chúng. Có niềm vui khi con mới ra đời, có những phút giây hạnh phúc khi gia đình nâng bước con thơ, nhưng cũng có chết chóc, chia ly.

Image

Phim kể về quá trình trưởng thành của một con gấu và sư tử biển, từ lúc mới ra đời cho đến lúc chúng sinh ra thế hệ kế tiếp. Thật ra đây là những thước phim cắt ghép từ những đoạn phim quay hai loài này trong 15 năm trời chứ không phải là chỉ quay hai con đó từ bé đến lớn. Xem để thấy thức tỉnh, để thấy rằng dù trong phim con người chẳng xuất hiện nhưng những gì mà chúng ta đã và đang gây ra thật đau lòng biết chừng nào!


Phim này có một loài mà mình chưa nghe/xem/đọc tới bao giờ: Narwhal, hay còn gọi là kỳ lân biển (unicorn of the sea). Nhìn nó cũng giống cá heo hay cá voi, có điều là con đực có thêm cái sừng dài ngoằng, nhọn hoắt chĩa thẳng ra phía trước. Thật ra không phải sừng, mà là cái ngà, mọc ra từ hàm, phía bên trái, giống ngà của voi. Có con có tới hai sừng ở hai bên, nhưng hiếm hơn nhiều. Có nhiều giả thiết về công dụng của cái sừng: để nhận sóng siêu âm, để tự vệ, để cua gái... nhưng gần đây nhất là giả thiết cái sừng có khả năng tiếp nhận các tín hiệu mùi. Mình thì thấy con này mà lao vào ai thì chỉ coi như là bị xiên như xiên thịt bbq luôn.

Image

Ngày thứ sáu đen (tối)

.

Black Friday lu00e0 ngu00e0y thu1ee9 su00e1u sau Thanks Giving. u0110u00f3 lu00e0 ngu00e0y bu1eaft u0111u1ea7u mu00f9a mua su1eafm cuu1ed1i nu0103m cu1ee7a du00e2n Mu1ef9. Thu00f4ng thu01b0u1eddng mu1ea5y mu1eb7t hu00e0ng khu00f4ng thuu1ed9c du00f2ng cao cu1ea5p u0111u01b0u1ee3c bu00e1n vu1edbi giu00e1 ru1ea5t hu1eddi, vu00ec thu1ebf bu00e0 con tru00f4ng chu1edd ngu00e0y nu00e0y u0111u1ec3 mua nhu1eefng thu1ee9 mu00e0 ngu00e0y thu01b0u1eddng khu00f4ng u0111u1ee7 tiu1ec1n mua. Mu1ed7i cu1eeda hu00e0ng luu00f4n cu00f3 mu1ed9t danh su00e1ch vu00e0i mu1eb7t hu00e0ng "u0111u1ed9c", giu1ea3m giu00e1 hu1ebft cu1ee1 luu00f4n, u0111u1ec3 du1ee5 khu00e1ch, theo kiu1ec3u tru00e2u nhanh uu1ed1ng nu01b0u1edbc trong. Vu00ec nu01b0u1edbc su1ea1ch u00edt mu00e0 tru00e2u thu00ec nhiu1ec1u nu00ean du00e2n tu00ecnh ku00e9o nhau xu1ebfp hu00e0ng tu1eeb giu1eefa khuya, mang lu1ec1u cu1eafm tru1ea1i luu00f4n u1edf u0111u00f3, cu00f3 ngu01b0u1eddi nhu00e0 tiu1ebfp tu1ebf thu1ef1c phu1ea9m hu1eb3n hoi.

Tui khu00f4ng cu00f3 xe u0111u1ec3 u0111i xu1ebfp hu00e0ng u1edf trung tu00e2m mua su1eafm nhu01b0 mu1ea5y ngu01b0u1eddi nu00e0y, chu1ee9 khu00f4ng thu00ec du00e1m tui cu0169ng cu00f3 mu1eb7t trong cu00e1i u0111u00e1m nhu1ed1n nhu00e1o u0111u00f3 u00e1. Hu00f4m u0111u00f3 u1edf nhu00e0 mu1edf tivi lu00ean thu1ea5y mu1ea5y thu1eddi su1ef1 u0111u01b0a tin du00e2n tu00ecnh ku00e9o nhau u0111i mua u0111u1ed3 cu1ee9 nhu01b0 u0111i cu1ee9u01a1p kho thu00f3c nu0103m 45 u1edf Viu1ec7t Nam u1ea5y. Cu0169ng may (?) lu00e0 tru00ean mu1ea1ng nu00f3 cu0169ng sale. Ngu1ed3i nhu00e0 thu00f4i mu00e0 tui mua su1eafm online cu0169ng hu1ebft cu1ea3 mu1edb tiu1ec1n. Cu00f4ng nhu1eadn bu1ecdn bu00e1n hu00e0ng u1edf Mu1ef9 nu00e0y thu00e2m u0111u1ed9c, khu00f4ng tu1eeb bu1ecf mu1ed9t thu1ee7 u0111ou1ea1n nu00e0o u0111u1ec3 moi tiu1ec1n trong tu00fai ngu01b0u1eddi ta. u0110u1ebfn mu1ed9t ngu01b0u1eddi keo kiu1ec7t bu1ee7n xu1ec9n tiu1ec1n u0111u1ec3 bu1ecf hu0169 chu00f4n du01b0u1edbi u0111u1ea7u giu01b0u1eddng mu00e0 chu00fang nu00f3 cu0169ng du1ee5 mua hu00e0ng cho u0111u01b0u1ee3c.

Friday, November 30, 2007

Out of Africa

Phim dài, chậm, coi buồn ngủ quá chừng. Phải chia làm ba phần vì ngủ gục hai lần giữa phim.

Được mỗi cái là cảnh safari đẹp. Cái nông trại và cái nhà chính cũng đẹp nốt. Giá mình sinh ra trong nhà quý tộc giàu có, mình sắm một cái nông trại rồi quản lý. Sống thế êm đềm biết bao.

Quote: Perhaps he knew, as I did not, that the Earth was made round so that we would not see too far down the road.

Image
Quên, sẵn chửi luôn ở đây cho nó tiện. Tiên sư bọn biên kịch Mỹ đình công, tiên sư bọn chủ hãng phim keo kiệt, chúng nó dằng co không chịu thoả hiệp làm cho mình không có phim coi. Đáng lẽ mỗi tuần đều coi Ugly Betty thì tuần này không có nữa. May là cái Survivor nó không phụ thuộc vào kịch bản của bọn biên kịch, chứ không thì chả có gì coi luôn.

Monday, November 26, 2007

Đang muốn coi bộ này

Image.




Không biết nên đọc truyện hay là xem phim trước. Truyện thì mấy đứa bạn mình nó nói ăn đứt Harry Potter, nên chắc là phải hấp dẫn lắm. Nhưng ác cái là mình chỉ mua được cuốn thứ ba ở tiệm đồ cũ, còn hai cuốn đầu kiếm hoài hổng ra. Còn phim thì bây giờ đã có tập 1 trong máy rồi, không coi thì cảm thấy bứt rứt khó chịu. Nhưng mà coi phim rồi thì coi như khỏi coi truyện, vì biết hết mấy cái phần quan trọng rồi còn gì là hấp dẫn với hồi hộp nữa. Coi truyện xong rồi vẫn coi phim được, vì ít khi nào phim nó làm đầy đủ chi tiết như truyện lắm. Thời gian phim có hạn nên nó thường lược bớt tình tiết đi, bù lại thì phim có mấy cảnh sông núi với cảnh đánh nhau hoành tráng mà đọc truyện không thể hình dung ra hết.



Nói vậy chứ thế nào mình cũng lon lon coi phim trước hà. Hồi xưa mình coi phim Cuốn theo chiều gió rồi mới đọc truyện mà vẫn thấy truyện hay như thường mà.

Sunday, November 25, 2007

Good Will Hunting

. Image .

Phim này xạo bà cố ở chỗ thằng Will nó đọc sách như là Neo nạp dữ liệu trong phim Matrix. Từ Toán Lý Hoá Sinh Sử Địa Tâm lý Triết học Kinh tế Chính trị gì nó cũng nói vanh vách ráo trọi.

The wind that shakes the barley

Dạo này mình sến quá. Xem phim này mình khóc những hai lần. Lần đầu là cảnh hành quyết ông chủ trang trại và thằng bé chăn bò, nhìn vẻ mặt của thằng bé và lời nó nói mà nước mắt cứ ứa ra. Lần thứ hai là lúc người anh vào phòng giam thuyết phục người em, khóc cho tới lúc hết phim luôn.

Image

Quote:
It's easy to know what you're against, quite another thing to know what you are for.

Xem xong cứ tự hỏi ai đúng ai sai? Mà làm sao nói được, chiến tranh thì chẳng có ai đúng hay sai, chỉ có người chết và người sống trong dằn vặt mà thôi!

Phim đoạt giải Cành cọ vàng 2006.

http://en.wikipedia.org/wiki/The_Wind_That_Shakes_the_Barley_(film)

Tuesday, November 20, 2007

Someone stop me, plz!

Tui đang bị bệnh nghiện mua hàng sale online. Nghiện nặng cực kỳ mà không biết làm sao chữa. Mặc dù tui là người keo kiệt có tiếng nhưng lần này tui lọt vô cái trang web chuyên cung cấp link các món hàng hời trên mạng. Mùa Thanks Giving thì bọn bán hàng giảm giá nhiều kinh khủng. Nếu giá nó bán cao ngất trời thì tui không thấy mình có nhu cầu gì hết nhưng mà khi giá nó giảm một nửa hay có khi đến 80% thì tui nhìn cái gì cũng ham hết. Một đặc điểm của các kiểu bán hàng sale trên mạng với giá cực hời như vậy là hàng hết nhanh chóng có khi chỉ sau vài phút (chứng tỏ là nhiều người chực chờ lắm chứ chả phải mình tui). Vì thế tui cứ nhấp nhổm check cái trang web đó có khi năm phút một lần, vậy là chả tập trung làm việc gì khác được hết. Có khi thấy món hời quá chừng như giày Timberland hay áo khoác Docker chỉ có 25$ tui nhào vô hăm hở mua nhưng tui nhập số thẻ tín dụng chậm lắm nên tới lúc check out thì bọn khác đã mua hết rồi. Vậy là cứ ngậm ngùi, cay cú rồi thế là mong ngóng bọn bán hàng giảm giá cái khác nữa. Thảm gì đâu.

Mặc dù vuột mất hết mấy cái món hời kia nhưng tổng cộng sau có 2 ngày lăng quăng tui đã mua hết hơn 120$ rồi. Một cái áo khoác Columbia (cái này giờ hoá ra mắc rồi, vì bữa nay tui thấy có cái Docker rẻ rề chỉ có gần nửa giá, hu hu), một cái quần kaki và hai cái áo thun polo Docker, hai cái áo lạnh chả nhớ hiệu gì, thấy rẻ là mua. Thêm một cái điện thoại Nokia 6085 giá 20 đô, một cái tripod máy ảnh 10 đô. Đó là tui toàn chọn mấy cái free shipping để mua thôi đó, chứ nếu mà trả tiền gửi hàng nữa thì chắc tui không mua rồi.

Giờ tui lại rình mò tiếp chắc tới cuối tuần này luôn, vì càng lúc càng thấy bọn nó đưa lên nhiều thứ hời quá chừng. Hic hic, có ai ngăn tui lại dùm hông, tui xài gần hết 1 tháng tiền chợ rồi và còn đang hăm hở xài tiếp tục. Thậm chí tui thấy chúng nó quảng cáo bán laptop kèm máy in vào ngày Black Friday (sau Thanks Giving 1 ngày) tui cũng muốn mua nữa, vì nó có 220 đô hà, giá gốc tới hơn 800 lận. Mà tui cũng chả biết tui cần thêm cái laptop với cái máy in tặng kèm đó làm gì nữa. Hic, giờ thì tui mới hiểu tại sao má tui hồi trước đi mua chuối toàn mua hai nải giá 3000 thay vì mua 1 nải giá 2000 cho dù nhà tui ăn không kịp thế nào cũng quăng hết 1 nải.

Someone stop me, please!

Monday, November 19, 2007

3:10 to Yuma



Phim cao bồi. Bắn nhau tá lả từ đầu đến cuối.


Tag line của tui đặt: Ai cũng có những ẩn ức của riêng mình.

Sunday, November 18, 2007

Requiem for a dream



Một phim hay nhưng quá nặng nề . Lâu lắm rồi mới xem thể loại này. Bây giờ đầu óc cứ mông lung, chẳng muốn viết gì cả. Post vào đây để sau này nhớ là mình đã từng xem một phim hay.

http://en.wikipedia.org/wiki/Requiem_for_a_Dream

Tuesday, November 13, 2007

Phong cách Tây và Ta

Chôm từ trên net, chả biết do Tây hay Ta làm cái tổng kết này mà đúng phết.:

1.Opinion - Nêu ý kiến phải … vòng vo mới đúng là dân Á đông
Sơ đồ

2.Way of Life - Lối sống.
Sơ đồ

3.
Punctuality - Giờ cao su
Sơ đồ

4. Contact s - Cách thức liên hệ
Sơ đồ

5. Anger - Thể hiện yêu & ghét
Sơ đồ

6. Queue when Waiting - Cách xếp hàng
Sơ đồ

7. Sundays on the Road - Cuối tuần ra đường
Sơ đồ

8. Party - Chốn tiệc tùng
Sơ đồ

9.
In the restaurant Đề-xi-ben trong nhà hàng
Sơ đồ

10. Travelling - Đi thăm thú, du lịch
Sơ đồ

11. Handling of Problems -Giải quyết vấn đề
Sơ đồ

12. Three meals a day - Ngày ba bữa
Sơ đồ

13. Transportation - Đẳng cấp khi đi lại
Sơ đồ

14. Elderly in day to day life - Cảnh già
Sơ đồ

15. Moods and Weather - Tâm trạng và Hoàn cảnh
Sơ đồ

16. The Boss -Làm sếp
Sơ đồ

17. What's Trendy - Học đòi ;)
Sơ đồ

Friday, November 9, 2007

Bún măng vịt

Hôm qua đi siêu thị (sau một tháng rưỡi không đi mua thịt cá gì hết vì đồ nấu rồi với thịt trong tủ đông còn nhiều quá, ăn hoài hổng thấy hết). Lượn lờ định mua thịt gà thì thấy mấy con vịt đông đá, giá thì cũng rẻ nên hí hửng mua ngay. Nói nào ngay, cái siêu thị này hơi xa chỗ mình ở (nhà chỗ hồi xưa thì gần hơn tí) nhưng nó bán thịt cá nhiều loại mà lại rẻ hơn cái chỗ gần nhà mình nên lâu lâu cũng phải đi một lần để mua thịt về trữ. Hôm qua mình đã mua một lần 4 con cá phi tính đâu đó gần một ký rưỡi, thêm một con cá trout hơn nửa ký, gần một ký thịt bò, và quan trọng nhất là một con vịt hơn hai ký. Về nhà hí hửng quá chừng, đem khoe với bà chủ nhà rồi rã đông ngay lập tức. Nhìn mặt bà chủ nhà thấy bả ngạc nhiên lắm, chắc bả nghĩ thịt vịt có gì mà thằng này nó mừng như mua được vàng thế?! (Dân Mỹ không ăn thịt vịt hàng ngày, chỉ khi nào có dịp gì đó muốn ăn món lạ thì mới nấu.)

Đây là nước mắm gừng

Image

Còn đây là măng và bún (măng là chính)

Image

Còn đây là một phần tư con vịt

Image

Và cuối cùng: bún măng vịt.

Image

He he, no quá chừng. Phải hơn sáu tháng rồi mình mới ăn thịt vịt. Hồi xưa ở nhà mẹ biết tính mình nên thỉnh thoảng đi về quê thấy có vịt cổ lùn thì mua những hai con, nhà ăn một con còn mình một con. (Cái thứ vịt đó nhỏ xíu, không có mỡ, luộc lên chấm mắm gừng thì thôi rồi, mình nhai hết cả con không chừa xương luôn. Từ lúc đi học liên miên không được ăn nữa, lâu lâu thấy thèm ghê gớm. Mà vịt bán ở thành phố bây giờ với ở bên này mỡ nhiều quá chừng, ăn phải gỡ bỏ bớt mà vẫn thấy ngán. Nhưng mà kệ, có ăn đỡ thèm còn hơn không.


Thursday, November 8, 2007

Nên ăn bao nhiêu rau mỗi ngày?

Từ trước tới giờ mình tự hào là người ăn rau nhiều, đến nỗi bữa nào mà không có (hoặc ít) rau là mình thấy khó chịu. Đi ăn bún bò hay canh bún thì hôm đó quán có nguy cơ bị hết rau sớm hơn bình thường vì một tô bún mình có thể xin thêm hai ba lần rau muống. Ở nhà thì khỏi nói, ba mình rất chú trọng chuyện ăn rau nên mình có thói quen đó ngay từ nhỏ. (Nói nào ngay, hồi đầu những năm 80 nhà mình nghèo thê thảm, có khi cả tháng ăn toàn rau muống rau lang luộc chấm nước tương, nên đâm ra quen ăn rau nhiều cũng nên ! Mình còn có chuyên môn là chiều chiều đi tới nhà người quen xin một cây chuối con về bào trộn dấm đường để ăn độn nữa chứ, cái món này chắc giờ tuyệt chủng ở thành phố rồi cũng nên).

Từ lúc bắt đầu chế độ ăn để giảm cân thì để bù đắp cho chuyện ăn ít cơm với thịt, mình tăng lượng rau lên gần gấp đôi. Lúc nào nhìn vô dĩa cơm cũng thấy một nửa là rau. Vì vậy mình tin tửởng ăn ba0 nhiêu rau đó là từ đủ tới dư chứ không thể thiếu được. Với lại mình chỉ tốn có hơn một phút trong WC mỗi sáng nên cứ tin rằng tại mình ăn đủ chất xơ. Vậy mà...

Hơn nửa năm nay mình toàn mua rau ở hàng của bà người Campuchia ở Farmer market mỗi sáng thứ bảy, đủ thứ từ khổ qua, mồng tơi, mướp, bí, đậu que, đậu bắp, đậu bún(g!?), cà tím.. Nhưng nhiều nhất vẫn là cải bẹ xanh. Tuần nào mình cũng mua hai bó đem về ngâm chua, mỗi lần ăn thì cứ lấy ra ăn độn. Còn mấy thứ kia thì mắc tiền hơn, ăn để đa dạng hoá loại rau là chính. Bữa nay nhớ là mùa đông sắp tới, đang lo là bả chẳng còn rau xanh để bán nữa. Rau tươi, nhất là xà lách thì khó mà giữ tươi được lâu, mỗi tuần đi chợ có một lần nên mua rau gì cho tiện?! Với lại phải ăn bao nhiêu xà lách một ngày thì mới đủ chất xơ?

Hỏi giáo sư Google thì phát hiện ra là một ngày một người nặng trungg bình cần gần 30 g chất xơ, mà một 100g xà lách thì cung cấp được khoảng 1.5 g xơ. Cho là chất xơ từ gạo với thịt với trái cây một ngày cung cấp cỡ 5g xơ đi (hào phóng lắm rồi á, chứ gạo bây giờ nó lau sạch boong, chả còn tí chất xơ nào. Có khi ăn cám mịn lại nhiều xơ ấy nhỉ?!). Suy ra là mỗi ngày phải ăn hơn một ký rưỡi xà lách thì mới đạt yêu cầu. Hoảng quá, mình kiểm tra lượng chất xơ cho mấy loại rau khác. Cải bẹ xanh mà mình ăn thuộc loại chất xơ cao trong số các loại rau mà một ngày cũng cần phải ăn 1 kí. Còn bắp cải thì phải 1 kí 2. Hoá ra từ đó tới giờ mình vẫn ăn thiếu chất xơ.

Tìm hiểu kỹ hơn tí nữa thì mình mấy cái món chứa nhiều chất xơ mình chả bao giờ ăn, hoặc là vì nghĩ là nó không nhiều xơ hoặc là vì phải nấu lâu. Nhìn vô toàn thấy đậu là đậu, đủ thứ trên đời (Hồi mình ở chung nhà với mấy thằng Mexico, chả thấy chúng nó ăn rau xanh bao giờ, mình từng thắc mắc là sao dân Mexico hổng bị. .. trĩ. Giờ mới biết lý do: món nào của tụi nó cũng đầy đậu đỏ với đậu đen). Kế tiếp là các loại củ (luôn cả vỏ). Rau xanh thuộc hàng ít chất xơ nhất. Vậy mà đó giờ mình cứ tưởng ăn rau cỡ như mình là đủ rồi.

Đây, top các loại thức ăn nhiều chất xơ đây:
1. Các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự , đậu cove luôn vỏ.
2. Các loại trái cây khô (luôn vỏ) như chà là, mận ...
3. Các loại dâu tây, việt quất, mâm xôi
4. Bắp
5. Gạo lức, lúa mì còn nguyên vỏ lụa và các sản phẩm chế biến từ chúng
6. Bông cải xanh
7. Khoai tây luôn vỏ
8. Táo, mận, lê tươi luôn vỏ
9. Rau xanh các thể loại
10. Cà rốt

Từ nay cố gắng đổi món ăn cho nó nhiều chất xơ hơn tí coi. Nhưng mà cũng khó quá, mấy cái đậu với củ đó muốn nấu phải mất nhiều thời gian thấy mồ. Chẳng lẽ một ngày ăn 1 kí xà lách hay 1 cái cải bắp hả trời?! Chuyển sang làm bò ăn cỏ suốt ngày luôn cho rồi!

Image
Hay là bọn đưa ra con số 30g xơ/ngày nó lừa quần chúng nhân dân đặng nó bán mấy cái viên bổ sung chất xơ ta?! Chứ chỉ ăn rau thì có mà ngồi ăn cả ngày . Mà làm sao mà ăn trái cây với khoai củ luôn vỏ được ta? Lỡ nó đầy thuốc trừ sâu thì chết còn sớm hơn là ăn thiếu chất xơ nữa á!

Wednesday, November 7, 2007

Damn! I hate crappy data.

Trời ơi, dã man quá. Cả ba cái standard curve không cái nào nó thẳng hết. Có ai từng thấy cái standard curve nào mà cái R2 chỉ có 1 con 9 không!? Tui có tới 2 đường như vậy á. Làm sao viết report bây giờ? Hay chuyển sang quan hệ phi tuyến vậy?!

Từ đó giờ chưa khi nào mình làm thí nghiệm cho mấy cái nghiên cứu của mình mà ra cái standard curve tệ hại như vầy hết. Vậy mà bây giờ mới làm bài đầu tiên của cái lab này đã thấy một đống cong cong là sao hả trời.

Damn it. Damn it. Damn it.

Đi viết kết luận là máy móc của khoa Env. Toxicology dỏm hơn của khoa Civil and Env. Eng đây. Người vẫn thế mà kết quả tệ thì do máy chứ do cái gì .




Monday, November 5, 2007

Back door restaurant

Image .
Hễ cái nhà hay bức tường nào có dây leo lổm ngổm là mình thích hà. Sau này chắc cũng phải kiếm cái nhà trong rừng ở quá, để khỏi phải trồng dây leo chi cho tốn công.
Thêm cái nữa (chỗ khác chứ ko phải nhà hàng này)

Image .

"That's Life" - Michael Bublé



(Don't let it get you, don't let it get you down
For this world keeps on spinning 'round)

That's life
That's what all the people say
You're riding high in April
You're shot down in May
I know I'm gonna change that tune
When I'm back on top in June

I say that's life
& as funny as it may seem
Some people get their kicks
Stompin' on your dreams
But I don't let it, let it get me down
'Cause this fine ol' world keeps spinning 'round

I've been a puppet, a pauper, a pirate,
A poet, a pawn & a king
I've been up & down & over & out
But I know one thing
Each time I find myself, flat on this face
I pick myself up & get back in the race

That's life
I can't deny it
I thought of quitting, baby
This heart wasn't gonna buy it
And if I didn't think it was worth one single try
I'd jump right on a big bird & then I'd fly

I've been a puppet, a pauper, a pirate,
A poet, a pawn & a king
I've been up & down & over & out
And I know one thing
Each time I find myself flat on my face
I pick myself up & get back in the race

That's life
That's life & I can't deny it
Many times I thought of cutting out
But my heart won't buy it
But if there's nothing shakin' come this here July
I'm gonna roll
I'm gonna roll
I'm gonna roll myself up in a big ball & die
Can't deny it
That's life

Wednesday, October 31, 2007

Người Việt dũng cảm

Hãy tưởng tượng một ngày không mắm tôm, không rau sống, cuộc sống sẽ khổ sở đến chừng nào?! Sẽ không còn thịt chó mắm tôm, bún riêu bún ốc, gỏi cuốn nem sống vv và vv. Ác ở chỗ là hầu như các món ăn thừơng ngày của dân Việt mình đều có rau sống, và một số món đặc biệt thì phải kèm mắm tôm. Giờ thì lệnh cấm đã ban ra, cấm buôn bán sử dụng các loại mắm tôm mắm tép vì dịch tả. Hình như đã lâu, lâu lắm rồi Việt Nam chưa bùng phát bịnh dịch này (mình chỉ bíêt trứơc năm 45, trong cái truyện gì đó của Nam Cao, dịch tả xoá luôn cả một làng) nên dân chúng chả biết sợ là gì.

Kể cũng lạ. Báo đài loan tin ầm ĩ, ra chiều nghiêm trọng lắm. Các chợ cũng bắc loa thông báo, rồi thì thanh tra y tế lòng vòng kiểm tra. Thông tin như thế chẳng lẽ không đập được vào mắt, vào tai quần chúng nhân dân hay sao? Mà nếu báo đài không đi vào được cái kênh truyền thông bà Tám ở đâu sao chẳng thấy phát huy tác dụng? Bình thừơng chỉ cần người nhà đầu hẻm đạp trúng cái gai thì tin đến cuối phố đã là người đó đạp kim bị nhiễm sida lây cho cả nhà nên cách ly tránh tiếp xúc thì chuyện mọi người không biết gì về chuyện dịch bệnh quả là lạ lùng. Có chăng, người ta biết, nhưng cứ dửng dưng, bởi, bệnh ở đâu đâu ấy, chắc nó chừa mình ra. Đọc tin trên mạng thấy báo chí lên án người bán ở chợ, dù đã dẹp hết mắm tôm mắm tép, nhưng nếu ai đến hỏi mua thì vẫn lén lút bán như thường. Các hàng quán cũng vậy, khách có hỏi thì vẫn pha mắm bưng ra. Đồng ý rằng người bán làm như thế là sai, nhưng rõ ràng người mua biết đang có dịch mà vẫn nằng nặc đòi ăn mắm thì tại làm sao?

Cái tâm lý ranh mãnh của dân nhà mình phải nói so khắp thiên hạ vô địch thủ. Giả sử họ lén lút ăn được một bữa bún đậu mắm tôm (người bán thì mặc kệ, mình đã bảo trước rồi mà cứ nằng nặc đòi ăn thì ráng mà chịu; chứ không chìêu thì khách bỏ đi hết coi như cũng chết ) mà vẫn an toàn thì họ sẽ khoái trá vuốt bụng cười hể hả, rằng thì là bọn kia thế mà nhát, bún đậu không mắm tôm thì còn khoái khầu gì nữa. Chỉ đến khi xảy ra chuyện thì lại rên rỉ rằng đã ăn cả ngàn năm nay chả sao hay lắm người ăn thế sao chỉ mình mình bị?!

Dân nước mình vẫn còn nhiều người rất xuề xoà như thế, nhưng ác nỗi, sự xuề xoà đó trong trường hợp này gây tổn hại không chỉ cho chính họ mà còn là mối nguy hiểm của cả cộng đồng, bởi cái bệnh tả này nó rất dễ lây lan. Mà Việt Nam bây giờ có giống như bảy chục năm về trước đâu, làng khác bị tả thì tẩy chay không cho qua làng mình. Cả một khối người chen chúc nhau trong mấy cái thành phố chật chội, tình trạng vệ sinh kém mà ý thức của (một bộ phận) dân chúng thì chưa chắc đã hơn gì trước năm 45, thế thì mức độ nguy hiểm hơn gấp bao nhiêu lần? Nhưng thói thường thì thần chết chưa đến gõ cửa nhà mình (hay nhà hàng xóm) thì dân ta chưa sợ, cho nên tạm thời cứ thịt chó/bún đậu mắm tôm mà chén, chứ chả nhẽ vì vài ca bệnh tả mà phải hy sinh cái món khoái khẩu thì quả là vô lý, phải không?!

Bệnh, viết lung tung

Hôm nay cổ họng bị khan, cứ muốn ho, chắc là do hậu quả của bữa chủ nhật đi cùng xe với người bị viêm họng hạt. Thêm nữa là bữa đó trời nắng chang chang mà mình cứ vất vưởng ngoài đường suốt buổi trưa nữa. Nhưng dù sao thì mình cũng biết được một tí về cuộc sống của anh chị và một phần người Việt bên này.

Hôm thi xong ở San Francisco thì mình gọi điện cho anh chị đón mình ở ga, nhưng anh chị bận đi đọc kinh ở nhà đạo hữu, nên dặn con ra rước dùm. Mình chờ đến hơn 10h đêm anh chị mới về tới nhà, hoá ra là đi đọc kinh nhân ngày giỗ của con một người đi chung nhà thờ, nhà ở tận Richmond, chạy xe chắc hơn cả tiếng mới tới. Anh chị có vẻ vui lắm, vì thật ra cả tuần đi làm tất bật, đến cuối tuần đi nhà thờ hay đi đọc kinh tối như thế thì mới có dịp gặp gỡ và nói chuyện với người Việt Nam.

Anh chị có ngoan đạo hay không mình cũng không biết. Nhà anh theo đạo Thiên Chúa từ hồi còn ngoài Bắc, vì thế có lẽ với anh thì là chuyện theo đạo là hiển nhiên. Với chị thì khác, nhà mình ở Nam, không có đạo gì (thật ra có tin thần phật đi nữa, đám ma có rước sư về tụng đi nữa thì cũng không phải là theo đạo Phật thật sự) chỉ khi về nhà chồng mới biết tới đạo Thiên Chúa. Mà hình như cũng chỉ từ khi qua bên này thì chị mới thật sự tin và theo đạo, chứ ngày còn ở Việt Nam thì coi như hồn ai nấy giữ, thánh nhà ai nấy tin. Có điều là anh có đạo nhưng không cực đoan, nghĩa là phủ nhận toàn bộ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của Việt Nam. Đám tiệc, giỗ chạp ở nhà vợ anh đều thoải mái đốt nhang, cúng lạy, ăn uống thậm chí có sư tụng anh cũng không nề hà gì. Nhập gia thì tuỳ tục, anh không bao giờ lấy lý do mình theo đạo để tránh làm gì đó, và không ai có thể biết được anh là người theo đạo Thiên Chúa, và cũng chẳng ai quan tâm đến điều đó. Bởi vì anh là người tốt, thế là đủ. Anh lại còn tin phong thuỷ, và hay coi ngày tốt xấu nữa. Có vẻ như ở anh hoà trộn được những điều tốt đẹp của một đạo của người phương Tây (thật ra cũng không Tây lắm nhỉ, vì nó khởi phát từ vùng Trung Đông mà, có thể coi là giao nhau giữa Đông và Tây) và đạo đức của người Á Đông.

Tính chị thì rất bộc trực, nghĩ gì nói đó (mình thấy ở chị nhiều điểm giống mẹ, có điều mẹ thì không theo một tôn giáo nào). Từ khi chị sang bên này, công việc chỉ tiếp xúc hạn hẹp với một số người, mà đa phần là dân Mễ, cho nên cũng không làm lạ khi chị không nói được tiếng Anh. Vì thế, chị tin vào Chúa như một cứu cánh cho tâm hồn mình. Tất cả những gì chị làm được đều đến từ quyền năng của Chúa. Chị bị gãy tay rồi bình phục nhanh cũng là do ân sủng của Chúa. Anh chị đi bán đụng phải một người homeless nhưng nó không bắt bồi thường gì cũng là do Chúa sắp đặt. Anh chị được trả tiền nhà với lãi suất thấp cũng là do Chúa. Hầu như Chúa hiện diện khắp mọi nơi, trong mọi ngóc ngách đời sống hàng ngày của chị.

Vì nghĩ thế, chị một lòng tin Chúa. Hàng tuần, cho dù có mệt mỏi bận rộn đến đâu thì thứ bảy và chủ nhật anh chị đều đi nhà thờ. Sáng thứ bảy đi, tối thứ bảy nếu có đạo hữu nào nhà có giỗ chạp thì lại đến đọc kinh. Sáng chủ nhật lại đi nhà thờ tiếp, nhà thờ có lễ chỉ dành cho người Việt, với cha cũng là người Việt. Đối với chị, những đức cha ở nhà thờ cũng là những nhân vật đáng trọng. Mỗi lần đi lễ được cha nói một câu đùa nào đó, hay khen một câu nào đó thì chị về nhà vẫn còn tươi roi rói, gặp ai cũng kể là cha nói thế này, khen thế kia. Mắt chị lấp lánh, miệng cừơi vui vẻ vì được phụng sự Chúa. Những lúc ấy, mình cảm thấy mỗi tuần chị đi nhà thờ, đóng góp tiền bạc công sức cho nhà thờ là một hạnh phúc, nó đem lại sức sống cho chị mà có thể không một loại thuốc nào làm được. Và mình chỉ nghĩ, âu cũng tốt, miễn chị vui là được. Ai cũng có đời sống tinh thần riêng của mình, và quan trọng là họ cảm thấy mình hạnh phúc là được. Hạnh phúc của một cá nhân là phải do tự họ cảm nhận chứ không phải do người khác nghĩ dùm.Vậy mà phải mất một thời gian khá dài mình mới nhận ra được điều đó.

Mình có cảm giác là nhà thờ bên này chỉ dành cho những người lớn tuổi, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt mỗi cuối tuần. Rào cản ngôn ngữ cũng như cuộc sống vất vả bên này làm những người Việt tìm đến với nhau, để chia sẻ (dù chỉ bằng lời) những vui buồn của mình, để rồi sau đó mạnh ai nấy cày trong suốt một tuần kế tiếp. Giới trẻ hơn thì khác, những người sinh ra (hoặc lớn lên ) bên này, có khả năng giao tiếp tiếng Anh, họ có thể vươn ra xa hơn cộng đồng người Việt vốn nhỏ bé, và họ cũng ít cần tới tôn giáo như một cứu cánh về tinh thần. Vì vậy, mặc dù mang tiếng là có đạo, các con của anh chị hiếm khi đi nhà thờ. Cuối tuần người thì chăm chỉ làm thêm để kiếm tiền, người lo chăm sóc con cái, người thì đi câu cá, đi chơi. Người trẻ có bao nhiêu chuyện để bận tâm, để tận hưởng hơn là đến nhà thờ. Cho dù đám cưới của họ vẫn có cha xứ làm phép, nhưng họ dường như đã thoát dần ra khỏi tầm che chở của nhà thờ. Thỉnh thoảng anh chị cũng nhắc nhở các con là lâu lắm không thấy đi nhà thờ, cha nhắc đấy. Rồi thôi. Anh chị cũng không ép buộc, bởi suy cho cùng, đức tin là chuyện khó cưỡng cầu.

Ngay cả đối với con cái anh chị cũng để cho tự do nên với mình, anh chị chẳng bao giờ đề cập đến chuyện theo đạo. Thi thoảng anh chị có hỏi mình có muốn theo đến nhà thờ chơi không (vì sợ mình ở nhà buồn) mình không đi anh chị cũng chẳng rủ thêm. Mình cũng ngại, vì chắc chắn là mình không tin vào bất cứ một quyền lực siêu nhiên nào cho nên rất dễ xảy ra tình trạng đến đó, mình sẽ có những hành động xúc phạm đến niềm tin của họ. Và thật ra mình cũng không cảm thấy thoải mái khi mà tất cả mọi người cúi đầu thành kính cầu nguyện còn mình thì lơ láo nhìn xung quanh như đã từng xảy ra khi mình dự đám cưới của đứa cháu họ, cả ở nhà l
ẩn ở nhà thờ. Nhất là ở nhà thờ, khi mọi người quỳ xuống thì mỗi mình mình ngồi trơ khấc đó, trông rất khó coi. Mà mình quỳ xuống thì lại có vẻ như là lừa đảo quá, vì rõ ràng mình không biết cách, và cũng chả có mảy may ý niệm gì trong đầu.

Hôm chủ nhật cũng thế. Anh chị bảo là sẽ đi hành hương lên vùng gần chỗ mình ở, vì thế chở mình theo để đưa về luôn. Nghe anh chị bảo là đến một cái nhà thờ ở một vùng quê nào đó gần Sacramento, là nhà thờ của đức mẹ Fatima. Đến nơi thì hoá ra đó là một nhà thờ bé xíu ở một cái làng cũng nhỏ xíu, chủ yếu dành cho dân nói tiếng Bồ Đào Nha. Hình như đức mẹ Fatima cũng xuất phát từ Bồ Đào Nha thì phải. Ở Việt Nam cũng có một dòng tu như thế, khi sang đây mọi người vẫn cố gắng tìm cách hành hương đến với đức mẹ hai lần mỗi năm. (cái này mình không hiểu lắm, đức mẹ, cũng như Chúa, thì chỉ có một thôi chứ nhỉ!?) Những người Việt , kể cả linh mục tham gia lễ đều là những người đi cùng nhà thờ ở khu Oakland, cách đó hơn 100 cây số. Cá biệt có vài người ở Sacramento bên cạnh tham gia, là do có người quen từ Oakland rủ tới. Thấy vậy mà cũng hơn trăm người, hầu hết là người lớn (với mình là O50) với lại trẻ con (U18) đi theo ba mẹ/ông bà. Đoàn cũng có một đội trống chiêng, nhưng có vẻ không tập nhiều và thường xuyên nên không có quy củ lắm, nhịp điệu thì chỉ có chập chập cheng, chập chập cheng... Mấy đứa trẻ con đánh trống chiêng thì không có hàng ngũ gì, quần áo mỗi đứa một phách, làm vẻ trang trọng bị giảm khá nhiều.

Lúc đi anh bảo là đến đó để hành hương, rước tượng đức mẹ đi một vòng rồi trở lại nhà thờ đọc kinh. Mình cứ tưởng là sẽ rước đi xa lắm, ai dè chỉ có từ cửa nhà thờ, vòng qua bên trái, ra đường, bọc qua bãi đỗ xe, rồi quay lại nhà thờ. Dù đoàn có cố đi chậm đi nữa thì cũng chỉ hết hơn 10 phút. Vậy mà mình cứ tưởng sẽ rước kiệu hoành tráng như là thỉnh thoảng vẫn thấy trên TV chứ. Những người tham gia rước kiệu mỗi người ăn mặc một kiểu, chỉ có linh mục và hai người phụ tá là mặc đồ lễ, nhìn cái áo của linh mục thấy đẹp gì đâu, làm mình cứ thắc mắc không biết may bằng vải gì. Cái dải băng xanh dọc theo thân áo thì chẳng biết là thêu chỉ kim tuyến hay in mà thấy sắc bạc óng ánh tinh xảo, làm linh mục uy nghi hơn thấy rõ. “Cái áo làm nên (một phần) thầy tu” cũng đâu có sai.

Sau khi quay lại nhà thờ thì mọi người vào trong thánh đường đọc kinh gì đó, mình không vào vì chả biết làm gì trong đó. Thế là mình leo vào xe, mở máy lạnh lên ngủ. Nhưng mà trời nóng quá chừng, có mở máy đi nữa thì trong xe vẫn nóng hầm hập, thêm cái mùi con heo quay (anh chị mang theo đóng góp) nằm trên cái băng sau cứ bốc lên, làm mình càng khó chịu. Đợi mãi đợi mãi hết một tiếng đồng hồ mới xong lễ, mà mình cứ nghe đọc đi đọc lại “Lạy Chúa con là kẻ có tội …” không biết bao nhiêu lần. Không biết kinh này đọc để làm gì, hôm nào có dịp phải hỏi cho biết mời được.

Làm lễ xong thì mọi người bày thức ăn ra ăn chung với nhau, cũng như một buổi potluck ngoài trời , chỉ có điều là trưa nắng chang chang, mình mệt thấy mồ. Trong lúc mọi người xếp hàng lấy đồ ăn thì người trợ tế (chả biết gọi đúng không, vì thấy không mặc đồ lễ, nhưng là người bắt giọng đọc kinh) đọc tên những người đóng góp cho buổi hành hương. Người thì góp nước uống, heo quay, xôi chè, chả lụa, bánh mì … Một số người khác thì góp tiền mặt, mình cũng không biết 20, 30, 50 đô là ít hay nhiều trong trường hợp này. Nhờ đọc tên người cụ thể trên loa như vậy mà lại hay. Những người có đóng góp thấy vui vẻ vì mình có cống hiến chút gì đó cho lần hành hương này. Những người còn lại thì chợt nhớ ra là mình quên, và ngại vì mình không góp gì, thế là mở túi ra cho có với người ta. Cuối cùng mọi người đều vui vẻ cả.

Ăn xong thì anh gửi mình cho hai vợ chồng người em ở Sacramento, nhờ chở mình về dùm vì anh chị phải chở hai vợ chồng người quen về cho sớm. (Hai người đó lúc đầu định đi riêng với con, nhưng sáng hôm đó con họ đổi ý không chịu chở họ đi). Nhà chú (em của anh) đang có dịch viêm họng hạt nên chú cứ ho húng hắng, mình ngồi kế chắc là không tránh khỏi hít vài con vi khuẩn. Chú có dặn mình uống thuốc đề phòng cho chắc ăn mà mình cứ ỷ y sức mình tốt. Qua hai ngày chả thấy triệu chứng gì cứ tưởng là êm rồi, ai dè tới tối hôm tự dưng phát bệnh. May mà nhà có thuốc sẵn chứ không thì mệt rồi.

P/S: Đang bệnh, viết lung tung dài thiệt nhưng chẳng có kết cấu gì hết. Coi như để sau này đọc lại cho vui thôi mà. Nếu ai có thấy làm lạ tại sao tui viết với cái giọng này thì lý do đây: Tui gần đây nghe bài giảng của Joel Osteen, trong số đó có bài : “Don’t have a judgmental attitude”. Tui ngoan lắm, nghe Chúa dạy làm gì tốt là học theo liền hà.

Monday, October 29, 2007

Fundamental Engineering Exam

Hồi cuối tuần vừa rồi mình đi thi Fundamental Engineering Exam, (tên hồi trước là Engineer -in-training exam). Cái kỳ thi này tổ chức chung cho toàn nước Mỹ , dành cho mấy đứa kỹ sư mới ra trường đi học việc. Hầu hết các công ty tư vấn thiết kế khi tuyển kỹ sư mới ra trường đều đòi cái bằng này hết (hoá ra học rồi lấy bằng đại học cũng có thể chưa đi làm được), nhất là những ngành có liên quan tới đời sống nhân dân như xây dựng chẳng hạn. Khoảng nửa năm trước bà cô có gửi cho cái email (cho toàn khoa), khuyên sinh viên sau đại học là nên thi cái này (nếu chưa thi) trước khi tốt nghiệp. Lúc đó mình chả quan tâm gì hết, vì mình có định đi làm ở đây đâu. Mà nếu lỡ đời có xô đẩy phải đi làm ở một công ty nào đó trong thời gian thực tập thì chắc cũng chả làm gì đến tư vấn, thiết kế hết, cùng lắm là làm nghiên cứu hiện trường là hết mức. Nhưng mà thôi, dù sao tụi bạn mình nó cũng thi gần hết rồi, nên mình cũng nghĩ thi cho có cái bằng đặng bằng anh bằng em, chứ để tụi nó hay sỉ nhục mình bằng cách nói bằng đại học của mình hổng phải kỹ thuật, mà là quản lý. Thêm nữa là thằng Carlos nó rủ rê, vì lúc đó mình tức tụi kia, mình lỡ nhận lời với nó rồi nên sau này nó cứ hối mình đăng ký thi hoài, chạy trốn không được. Làm tốn hết 100 đô chứ ít gì.



Lúc đầu mình nhìn qua cái nội dung thi cũng oải chè đậu quá. Vì là cơ bản nên nó hỏi tuốt tuồn tuột từ toán, lý, hoá, cơ, điện cho tới sức bền vật lộn, nhiệt động, cơ lưu chất rồi kinh tế, đạo đức nghề nghiệp. Câu hỏi thì không có phức tạp khủng khiếp, vì cho đánh trắc nghiệm; nhưng mà mấy cái kiến thức đó hồi xưa học lam nham giờ chả có biết mình nhớ gì nữa. Mình cũng định ôn thi, nhưng mà quay qua quay lại rồi tới ngày đăng ký thi mà vẫn chưa biết mặt mũi cái test nó ra sao, nhưng bị thúc hối quá đành đăng ký luôn, rồi còn hai tháng sẽ ôn sau. Mình cũng hăm hở lắm, đi chung với thằng Carlos ra nhà sách mua ngay cuốn sách luyện thi dầy cộm (nó trả tiền, hi hi). Nhưng sau ngày ôn đầu tiên chung với nó thì mình ngán quá, vì chỉ mỗi cái phần ôn Toán không mà hổng bài nào mình biết làm hết. Ma trận rồi đạo hàm rồi vi phân rồi phương trình vi phân loạn cào cào, chả nhớ công thức thì làm sao mà làm gì. Thế là mình ngán ngẩm, bảo nó đưa cho mình cái đĩa CD-Rom về mình tự đánh cái test mẫu coi mấy phần khác nó ra sao, chứ học toán như vầy có tới tết cũng không ôn xong. Ai dè đâu mình vừa cố nhớ cách làm vừa đoán vừa đánh lụi thì được đâu đó 64%. Mà nghe tụi kia nó đồn rằng chỉ cần đánh hơn 50% là đậu rồi. Thế là mình hí hửng trả cái CD lại cho nó, và ... không ôn nữa.


Nói nào ngay sau đó mình cũng hơi lo, biết đâu cái test mẫu nó dễ hơn cái thiệt thì sao. Thế là mình cũng lên ebay tìm mua cuốn sách ôn (vì thằng Carlos nó làm biếng chạy xe lên trường vào dịp hè chỉ để ôn bài, xa bỏ xừ). Tìm hổng thấy sách nhưng thấy có một thằng cha nào đó rao bán 2 DVD chứa mấy cái video quay mấy ông giáo sư ôn tập cho kỳ thi Fundamentl Engineering. Càng tốt, nghe giảng trực tiếp chắc dễ hiểu hơn là tự đọc sách, mà giá cái DVD đó rẻ hơn một nửa so với mua cuốn sách ôn. Tưởng sao, mình mở cái phần đầu lên, cái ông giáo sư gì đó (ở đâu đó Texas thì phải) giảng động học buồn ngủ quá chừng. Mình nghe được có 1 tiếng đồng hồ là díp tịt mắt rồi. Vậy mà trọn bộ những 30 tiếng, làm sao mà nghe cho hết. Thế là mình làm biếng, gặp bữa sau thằng Carlos nó săn lùng mình vì nó học cuốn sách mà hổng hiểu gì, thế là mình giao cái bộ đĩa cho nó luôn. Rồi hai đứa tự trấn an nhau là chỉ cần 50% là đậu, không cần lo quá.


Rồi cũng tới ngày thi. Tối thứ sáu mình theo thằng Carlos xuống nhà nó ở San Francisco ngủ, sáng bữa sau đi thi. (đáng lẽ mình thi ở Sacramento cho gần, nhưng bị nó rủ rê nên đăng ký ở san Francisco, sẵn dịp đi chơi luôn). Tối đó hai vợ chồng nó dẫn mình đi ăn đồ Ethiopia, cũng thú vị phết. Sau đó còn mướn cái phim Letters from Iwo Jima về coi cho thoải mái để mai đi thi. Hic, cái phim gì toàn máu me không hà, nhưng được cái mình không ám ảnh gì hết. Tối đó ngủ ngon quá chừng.


Sáng hai đứa lục tục ngồi dậy từ lúc sáu giờ, tắm rửa rồi đi thi. Rõ ràng mình thấy nó cầm cái tờ giấy báo thi ve vẩy trước mặt mình vậy mà gần tới nơi thì nó bảo là nó để quên ở nhà rồi, phảivòng về lấy. Mà nó có vẻ căng thẳng lắm, làm mình cứ phải trấn an nó rằng thì là không trễ đâu mà lo. Nói 7h có mặt vậy chứ tới tám giờ mình vô cũng còn kịp nữa. Nó thấy mình không sợ gì hết thì nó nói hổng hiểu sao mà tao hồi hộp quá, mà sao mày không lo gì hết vậy. Mình mới nói chắc tại mày cần cái bằng này liền, để mày đi làm, còn tao có rớt cũng hổng sao. Nó nói ờ, chắc tao là đứa già đầu nhất trong lần thi này quá, chứ tụi Mỹ thì nó thi ngay hồi học đại học hết rồi còn gì.


Chỗ thi có tên là Cow Palace, lúc đầu tưởng là cái tên vậy thôi, ai dè đến nơi thì nó là cái chợ bò rộng khổng lồ luôn. Hổng biết là còn hoạt động không mà chả thấy mùi gì hết. Chắc phải hơn cả ngàn người đi thi, cả Fundamental Engineering và Professional Engneering Exam. Tất cả nhồi vào một cái sảnh rộng rinh, chắc là chỗ đấu giá bò. Hoá ra mình với thằng Carlos chưa phải là dân già nhất, có rất nhiều người già chát bốn năm chục tuổi vẫn còn đi thi. Còn cỡ mình thì đầy. Rất nhiều người nhìn có vẻ lam lũ, giống công nhân. Ở Mỹ được cái hay là nếu mình cố gắng thì dù có làm công nhân nhưng cố học thì cũng có ngày sẽ đổi đời. Nhìn mấy người đó mà mình khâm phục quá chừng.


Lúc xét máy tính thì cái bà gác thi bả bảo cái máy tính của mình không có trong danh mục cho phép, nên không được xài (mình cÅ©ng biết là cái máy của mình không có trogn danh sách, nhÆ°gn mà nó là cái Ä‘Æ¡n giản nhất (rẻ nhất nữa) , không có lập trình hay nhá»› gì hết nên nghÄ© là không sao, ai dè.) Mình càm ràm là cái máy của mình nó không có chức năng cao cấp gì hết, mà bả cứ nhất quyết không chịu. May mà ông ngồi kế mình ổng có tá»›i hai cái, mình gãi đầu gãi tai mượn ổng. Lúc đầu ổng có vẻ do dá»±, nhÆ°ng sau đó bá»™ thấy mình quằn quáº
¡i quá hay sao đó mà ổng Ä‘Æ°a cho mình mượn, còn trấn an mình là đừng có lo quá. He he, thiệt tình là mình lúc đó chả lo gì hết, nhÆ°ng tại diá»…n xuất quá liều hay sau đó mà ổng hiểu lầm.



Sáng thi 4 tiếng, 120 câu cho tất cả các lĩnh vực. May mà cái test có kèm theo một cuốn phụ lục ghi tất cả các công thức cần thiết, chứ không thì cũng bó tay. Mình làm xong thì cũng còn dư có 15 phút thôi, đó là chưa kể đánh lụi tá lả không thèm coi lại, vì có coi lại cũng chả biết làm. Nhưng những phần mình biết thì cũng kha khá, nên không lo lắm. Xong nghỉ một tiếng, lại vô thi tiếp 4 tiếng. Lần này thì có thể chọn thi tiếp tất cả các lĩnh vực như buổi sáng, hoặc chuyên sâu. Phần này độ khó tăng lên nên chỉ có 60 câu, mỗi câu có giá bằng hai câu buổi sáng. Thằng Carlos nó thấy mình chọn thi Environmental Engineering nó cũng chọn giống mình, dù nó chả học Solid Waste hay Hazardous Waste bao giờ. Nhưng mỉnh trấn an nó là cứ công thức mà ráp vô tính thôi nên không nó cũng đỡ hồi hộp. Phải nói là buổi chiều gặp vấn đề quen nên dễ chịu hơn nhiều. Mình làm xong còn dư gần nửa tiếng. Khi mình làm tới câu 57 thì cái ông cho mượn máy tính ổng đòi nộp bài, làm mình phải ra dấu kêu ổng chờ mình năm phút. Sau khi trả máy xong mình quay lại làm ba cái câu ở phần đầu còn chừa lại, tính bằng tay luôn mới ghê chứ.


Nói chung là mình tự đánh giá là sẽ đậu cái kỳ thi này (nếu mà rớt chắc là sỉ nhục lắm đây, mình sẽ không nói cho ai biết nếu mình rớt, he he). Mình có cảm giác mình hợp với cái kiểu thi trắc nghiệm của bọn Mỹ lắm, lần nào mình cũng đạt kết quả hơn cả mong đợi không hà. Nói chung cái test mà mình thấy ghê rợn nhất trong đời là GRE chứ không phải cái này, dù cái này dài những 8 tiếng. Vậy mà bọn bạn mình chúng nó cứ nói cái Fundamental Engineering Exam là cái test khủng khiếp nhất trong đời chúng nó, hơn cả GRE. Chắc tại tụi nó là dân nói tiếng Anh nên phần ngôn ngữ của GRE không là cây đinh gì với tụi nó. Giờ thì ngồi chờ kết quả thôi. Cầu cho thằng Carlos nó đậu, sau này mình còn được vợ chồng nó mời đi ăn tối. He he.

Monday, October 22, 2007

Nhục

Hôm nay mình mới thấy hậu quả của chuyện chần chừ trong chuyện học thi bằng lái xe. Tính ra thì mình có bằng lý thuyết được hơn 4 tháng rồi mà vẫn chưa biết chạy xe cho đàng hoàng, nói gì tới đi thi thực hành. Mình cũng muốn tập lắm, nhưng mà trường dạy lái xe bên này mắc quá chừng, mình đóng tiền học 3 buổi, mỗi buổi hai tiếng hết hơn 250 đô. Dã man hết sức. Sau hai buổi học (cách nhau hơn 1 tháng) thì mình bây giờ chả còn tin là mình có biết chạy xe không nữa.

Đáng lẽ nhờ mấy thằng bạn nó ngồi chung xe cho mình tập chạy là tốt rồi, nhưng mà ngay buổi đầu mình nhảy lên xe thằng Shay, nó kêu đạp thắng thì mình hoảng quá nhấn ga, thế là cái xe xém tí nữa lao vô tường, may mà mình đổi bàn đạp kịp. Vậy là từ đó tới giờ nó hết dám cho mình chạy xe nó nữa. Xe nó mới, mình lao vào tường hay vào xe người khác thì nó chết tiền. (Dù không phải đền vì có bảo hiểm nhưng mà sau đó tiền đóng bảo hiểm tăng lên dã man, tính ra sau một vài năm thì còn tốn ghê hơn). Chuyện của mình mà để nó thiệt thòi thì cũng tội nó. Nghĩ thế nên mình không nhờ nó nữa. Nhưng mà không tập thì bao giờ mình mới chạy xe được hả trời.

Chắc phen này phải tự sắm xe cho mình quá. Xe của mình thì mình có đâm có đụng gì đi nữa cũng không làm tổn hao cho người khác. (Chắc chắn xe mình sẽ là xe cũ, nên chỉ mua bảo hiểm cho người bị đụng, còn xe mình thì kệ xác nó). Hồi trước có người quen kêu có chiếc truck còn dư kìa, lấy mà xài, thì mình nghĩ chả bao giờ mình đi đâu xa đến mức cần xe hết, vả lại xe cùi quá thì có muốn đi xa cũng không dám, còn sắm xe để chỉ đi vô trường cách nhà 2 cây số thì sỉ nhục chiếc xe quá, nên mình dẹp luôn ý định có xe luôn. Hôm nọ lâu rồi, trong lúc họp nhóm nghiên cứu bà cô kêu mình lên kế hoạch đi Ripon (cách đây đâu khoảng trăm cây số), bả hỏi có xe hông, không có thì lấy xe khoa mà đi. Mình lỏn lẻn trả lời là tui còn chưa có bằng lái nữa á, thế là bả cười quá chừng, bả nói mày bây giờ như đứa con nít ở Mỹ thôi, không tự làm gì được hết. Hic, nhục dễ sợ.

Nhưng rồi cái vụ nghiên cứu đó bị đình đốn một thời gian, cho nên mình cũng nguôi dần cái sự khó chịu vì không có xe. Mình chỉ cảm thấy bứt rứt khi muốn ăn cái món gì đó của Việt Nam mà phải mua ở siêu thị Việt mới có thôi, nhưng dạo này mình nấu nướng loạn xạ nên đâm ra cũng ít thèm. Bây giờ thì cái nghiên cứu nối lại, và mình phải đi gặp người của một cái lab ở Sacramento để học hỏi kinh nghiệm, vài bữa nữa thì đi Ripon. Giờ thì mới thấy chết tươi vì không có xe và không biết lái xe. Nhờ người quen chở đi rồi chở về thì ngại quá, tự nhiên chuyện của mình mà bắt người ta chạy tới chạy lui rồi ngồi chờ nữa, trong khi ai cũng có chuyện phải làm. Thôi thì đành tự thân vận động thôi.

Mò mẫm tìm đường thì thắng google bảo lái xe chỉ 30 phút là tới nơi. Vậy mà tìm đường xe bus thì nội từ cái ga amtrak ở Sacramento cho đến chỗ đó phải chuyển 1 lần xe, và mất gần 1 tiếng mới tới nơi. Chưa kể là mình còn phải đi tàu từ đây xuống Sacramento nữa, mà tàu thì chạy có mấy chuyến 1 ngày, chắc phải đi chuyến sớm nhất quá. Tóm lại là thay vì có xe thì tốn 30 phút thì ngày mai mình phải tốn hơn 2 tiếng vừa chờ vừa xe lửa rồi xe điện rồi xe bus để tới chỗ đó, gặp nói chuyện trong khoảng nửa tiếng rồi lại đánh 1 vòng về. Trời ơi, dã man quá.

Mình phải mua (xin) ngay một chiếc xe. Ngay!


Sunday, October 21, 2007

Sắc màu tháng mười

Nghe chả vần điệu gì hết ráo trọi ha. Kệ, chứ chả nhẽ để tháng chín.


Image
.
Image
.
Image
.

Friday, October 19, 2007

Báo cáo tuần thứ ba, tháng 10

Tuần này mình ăn những món mới như sau (ngoài cái món đậu hũ, thịt kho, thịt nướng Thạch Sanh ăn hoài ngán quá chừng mà hổng hết):
Bún chả cá thì là:

Image

Chả cá hôm thứ bảy tuần trước rủ tụi bạn tới ăn tối còn dư. Thì là cũng vậy. Cà chua thì mình vặt sạch cả 2 cây ngoài vườn để làm sốt cho đậu hũ dồn thịt rồi (vậy mà tụi nó không thèm ăn, hic, còn 1 chục miếng chần dần trong tủ, ăn chừng nào mới hết hả trời!), mò mẫm mãi mới thấy có 1 trái nhỏ xíu hườm hườm. Có còn hơn không.

Mì Hàn Quốc:

Image


Chả biết là cái mì khỉ gì nữa, rất mềm và dai. Mua một gói bự chảng để cả tháng rồi mới lôi ra nấu. Nó biểu ăn với thịt bò hầm và trứng, mình không có thịt bò, sẵn chả lụa bỏ vô luôn ăn cũng tàm tạm (đói bà cố luôn mà ăn có tí mì không ngon mới là lạ!)

"Nem tai" chấm mắm nêm:

Image

Cái này hơi đột xuất á. Chiều nay vắt óc ra nghĩ mãi chả có cái gì khác để ăn thì nhớ tới cái hũ lỗ tai heo ngâm dấm mình làm 3 tháng về trước. Trước khi ngâm dấm thì cái hộp tai heo đó đã nằm trong ngăn đá hơn 3 tháng nữa (mình nhớ là mình mua nó lúc nhờ Mesmer chở đi siêu thị ở Sacramento, tính ra đến nay hơn nửa năm rồi). Sau khi ngâm dấm thì mình thấy nó hôi rình (heo bên này ăn ở kiểu gì mà hôi thấy ớn) nên định vứt sọt rác, nhưng nghĩ tíêc công làm nên nhét vô 1 góc tủ lạnh. Bữa nay tình cờ đọc thấy ngoài Hà Nội người ta trộn thính vô tai heo rồi cuốn bánh tráng. Mình còn sực nhớ trong tủ còn một chai mắm nêm pha sẵn mua cách đây cũng hơn 3 tháng, cứ để đó vì chả biết ăn với cái gì. Công nhận hiệu nghiệm, mùi thính với mắm nêm át hết mùi hôi của heo luôn. Mà ngộ hen, ngoài Bắc cái gì quấn bánh tráng thì cũng kêu bằng nem hết ráo trọi á.
(Một lý do mà mình xém vứt cái lỗ tai heo đi là do mình nghĩ nó nhiều mỡ, mà mình thì đang chiến dịch cai mỡ. Gần đây thì phát hiện là mấy cái phần gân, da động vật chứa gelatine chứ không phải mỡ, nên không phải lo.)

Khuyến mãi thêm cái hình trái hồng trên cây. Hi hi, tội ông chủ nhà quá chừng, ổng sợ mình không biết nên hỏi mình có biết persimmon là trái gì hông? ở trước nhà có 1 cây á, mày có ăn thì hái nhé. Úi trời, ổng có biết đâu ngày nào mình cũng ăn 1, 2 trái hết. Tính ra mình ăn chắc cũng gần 1/3 số trái trên cây rồi mà ổng không phát hiện sao ta!? May mà gần đây mình đọc thấy ăn hồng nhiều có nguy cơ bị sạn bao tử chứ không thì mình ăn thay cơm rồi. Tội nghiệp ổng, ổng ít ăn trái giòn, chỉ chờ nó chín mềm rồi hái nấu mứt. Mà với cái kiểu ăn của mình thì đời nào có trái chín cho ổng hái .
Image