Wednesday, October 31, 2007

Người Việt dũng cảm

Hãy tưởng tượng một ngày không mắm tôm, không rau sống, cuộc sống sẽ khổ sở đến chừng nào?! Sẽ không còn thịt chó mắm tôm, bún riêu bún ốc, gỏi cuốn nem sống vv và vv. Ác ở chỗ là hầu như các món ăn thừơng ngày của dân Việt mình đều có rau sống, và một số món đặc biệt thì phải kèm mắm tôm. Giờ thì lệnh cấm đã ban ra, cấm buôn bán sử dụng các loại mắm tôm mắm tép vì dịch tả. Hình như đã lâu, lâu lắm rồi Việt Nam chưa bùng phát bịnh dịch này (mình chỉ bíêt trứơc năm 45, trong cái truyện gì đó của Nam Cao, dịch tả xoá luôn cả một làng) nên dân chúng chả biết sợ là gì.

Kể cũng lạ. Báo đài loan tin ầm ĩ, ra chiều nghiêm trọng lắm. Các chợ cũng bắc loa thông báo, rồi thì thanh tra y tế lòng vòng kiểm tra. Thông tin như thế chẳng lẽ không đập được vào mắt, vào tai quần chúng nhân dân hay sao? Mà nếu báo đài không đi vào được cái kênh truyền thông bà Tám ở đâu sao chẳng thấy phát huy tác dụng? Bình thừơng chỉ cần người nhà đầu hẻm đạp trúng cái gai thì tin đến cuối phố đã là người đó đạp kim bị nhiễm sida lây cho cả nhà nên cách ly tránh tiếp xúc thì chuyện mọi người không biết gì về chuyện dịch bệnh quả là lạ lùng. Có chăng, người ta biết, nhưng cứ dửng dưng, bởi, bệnh ở đâu đâu ấy, chắc nó chừa mình ra. Đọc tin trên mạng thấy báo chí lên án người bán ở chợ, dù đã dẹp hết mắm tôm mắm tép, nhưng nếu ai đến hỏi mua thì vẫn lén lút bán như thường. Các hàng quán cũng vậy, khách có hỏi thì vẫn pha mắm bưng ra. Đồng ý rằng người bán làm như thế là sai, nhưng rõ ràng người mua biết đang có dịch mà vẫn nằng nặc đòi ăn mắm thì tại làm sao?

Cái tâm lý ranh mãnh của dân nhà mình phải nói so khắp thiên hạ vô địch thủ. Giả sử họ lén lút ăn được một bữa bún đậu mắm tôm (người bán thì mặc kệ, mình đã bảo trước rồi mà cứ nằng nặc đòi ăn thì ráng mà chịu; chứ không chìêu thì khách bỏ đi hết coi như cũng chết ) mà vẫn an toàn thì họ sẽ khoái trá vuốt bụng cười hể hả, rằng thì là bọn kia thế mà nhát, bún đậu không mắm tôm thì còn khoái khầu gì nữa. Chỉ đến khi xảy ra chuyện thì lại rên rỉ rằng đã ăn cả ngàn năm nay chả sao hay lắm người ăn thế sao chỉ mình mình bị?!

Dân nước mình vẫn còn nhiều người rất xuề xoà như thế, nhưng ác nỗi, sự xuề xoà đó trong trường hợp này gây tổn hại không chỉ cho chính họ mà còn là mối nguy hiểm của cả cộng đồng, bởi cái bệnh tả này nó rất dễ lây lan. Mà Việt Nam bây giờ có giống như bảy chục năm về trước đâu, làng khác bị tả thì tẩy chay không cho qua làng mình. Cả một khối người chen chúc nhau trong mấy cái thành phố chật chội, tình trạng vệ sinh kém mà ý thức của (một bộ phận) dân chúng thì chưa chắc đã hơn gì trước năm 45, thế thì mức độ nguy hiểm hơn gấp bao nhiêu lần? Nhưng thói thường thì thần chết chưa đến gõ cửa nhà mình (hay nhà hàng xóm) thì dân ta chưa sợ, cho nên tạm thời cứ thịt chó/bún đậu mắm tôm mà chén, chứ chả nhẽ vì vài ca bệnh tả mà phải hy sinh cái món khoái khẩu thì quả là vô lý, phải không?!

Bệnh, viết lung tung

Hôm nay cổ họng bị khan, cứ muốn ho, chắc là do hậu quả của bữa chủ nhật đi cùng xe với người bị viêm họng hạt. Thêm nữa là bữa đó trời nắng chang chang mà mình cứ vất vưởng ngoài đường suốt buổi trưa nữa. Nhưng dù sao thì mình cũng biết được một tí về cuộc sống của anh chị và một phần người Việt bên này.

Hôm thi xong ở San Francisco thì mình gọi điện cho anh chị đón mình ở ga, nhưng anh chị bận đi đọc kinh ở nhà đạo hữu, nên dặn con ra rước dùm. Mình chờ đến hơn 10h đêm anh chị mới về tới nhà, hoá ra là đi đọc kinh nhân ngày giỗ của con một người đi chung nhà thờ, nhà ở tận Richmond, chạy xe chắc hơn cả tiếng mới tới. Anh chị có vẻ vui lắm, vì thật ra cả tuần đi làm tất bật, đến cuối tuần đi nhà thờ hay đi đọc kinh tối như thế thì mới có dịp gặp gỡ và nói chuyện với người Việt Nam.

Anh chị có ngoan đạo hay không mình cũng không biết. Nhà anh theo đạo Thiên Chúa từ hồi còn ngoài Bắc, vì thế có lẽ với anh thì là chuyện theo đạo là hiển nhiên. Với chị thì khác, nhà mình ở Nam, không có đạo gì (thật ra có tin thần phật đi nữa, đám ma có rước sư về tụng đi nữa thì cũng không phải là theo đạo Phật thật sự) chỉ khi về nhà chồng mới biết tới đạo Thiên Chúa. Mà hình như cũng chỉ từ khi qua bên này thì chị mới thật sự tin và theo đạo, chứ ngày còn ở Việt Nam thì coi như hồn ai nấy giữ, thánh nhà ai nấy tin. Có điều là anh có đạo nhưng không cực đoan, nghĩa là phủ nhận toàn bộ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống của Việt Nam. Đám tiệc, giỗ chạp ở nhà vợ anh đều thoải mái đốt nhang, cúng lạy, ăn uống thậm chí có sư tụng anh cũng không nề hà gì. Nhập gia thì tuỳ tục, anh không bao giờ lấy lý do mình theo đạo để tránh làm gì đó, và không ai có thể biết được anh là người theo đạo Thiên Chúa, và cũng chẳng ai quan tâm đến điều đó. Bởi vì anh là người tốt, thế là đủ. Anh lại còn tin phong thuỷ, và hay coi ngày tốt xấu nữa. Có vẻ như ở anh hoà trộn được những điều tốt đẹp của một đạo của người phương Tây (thật ra cũng không Tây lắm nhỉ, vì nó khởi phát từ vùng Trung Đông mà, có thể coi là giao nhau giữa Đông và Tây) và đạo đức của người Á Đông.

Tính chị thì rất bộc trực, nghĩ gì nói đó (mình thấy ở chị nhiều điểm giống mẹ, có điều mẹ thì không theo một tôn giáo nào). Từ khi chị sang bên này, công việc chỉ tiếp xúc hạn hẹp với một số người, mà đa phần là dân Mễ, cho nên cũng không làm lạ khi chị không nói được tiếng Anh. Vì thế, chị tin vào Chúa như một cứu cánh cho tâm hồn mình. Tất cả những gì chị làm được đều đến từ quyền năng của Chúa. Chị bị gãy tay rồi bình phục nhanh cũng là do ân sủng của Chúa. Anh chị đi bán đụng phải một người homeless nhưng nó không bắt bồi thường gì cũng là do Chúa sắp đặt. Anh chị được trả tiền nhà với lãi suất thấp cũng là do Chúa. Hầu như Chúa hiện diện khắp mọi nơi, trong mọi ngóc ngách đời sống hàng ngày của chị.

Vì nghĩ thế, chị một lòng tin Chúa. Hàng tuần, cho dù có mệt mỏi bận rộn đến đâu thì thứ bảy và chủ nhật anh chị đều đi nhà thờ. Sáng thứ bảy đi, tối thứ bảy nếu có đạo hữu nào nhà có giỗ chạp thì lại đến đọc kinh. Sáng chủ nhật lại đi nhà thờ tiếp, nhà thờ có lễ chỉ dành cho người Việt, với cha cũng là người Việt. Đối với chị, những đức cha ở nhà thờ cũng là những nhân vật đáng trọng. Mỗi lần đi lễ được cha nói một câu đùa nào đó, hay khen một câu nào đó thì chị về nhà vẫn còn tươi roi rói, gặp ai cũng kể là cha nói thế này, khen thế kia. Mắt chị lấp lánh, miệng cừơi vui vẻ vì được phụng sự Chúa. Những lúc ấy, mình cảm thấy mỗi tuần chị đi nhà thờ, đóng góp tiền bạc công sức cho nhà thờ là một hạnh phúc, nó đem lại sức sống cho chị mà có thể không một loại thuốc nào làm được. Và mình chỉ nghĩ, âu cũng tốt, miễn chị vui là được. Ai cũng có đời sống tinh thần riêng của mình, và quan trọng là họ cảm thấy mình hạnh phúc là được. Hạnh phúc của một cá nhân là phải do tự họ cảm nhận chứ không phải do người khác nghĩ dùm.Vậy mà phải mất một thời gian khá dài mình mới nhận ra được điều đó.

Mình có cảm giác là nhà thờ bên này chỉ dành cho những người lớn tuổi, là trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt mỗi cuối tuần. Rào cản ngôn ngữ cũng như cuộc sống vất vả bên này làm những người Việt tìm đến với nhau, để chia sẻ (dù chỉ bằng lời) những vui buồn của mình, để rồi sau đó mạnh ai nấy cày trong suốt một tuần kế tiếp. Giới trẻ hơn thì khác, những người sinh ra (hoặc lớn lên ) bên này, có khả năng giao tiếp tiếng Anh, họ có thể vươn ra xa hơn cộng đồng người Việt vốn nhỏ bé, và họ cũng ít cần tới tôn giáo như một cứu cánh về tinh thần. Vì vậy, mặc dù mang tiếng là có đạo, các con của anh chị hiếm khi đi nhà thờ. Cuối tuần người thì chăm chỉ làm thêm để kiếm tiền, người lo chăm sóc con cái, người thì đi câu cá, đi chơi. Người trẻ có bao nhiêu chuyện để bận tâm, để tận hưởng hơn là đến nhà thờ. Cho dù đám cưới của họ vẫn có cha xứ làm phép, nhưng họ dường như đã thoát dần ra khỏi tầm che chở của nhà thờ. Thỉnh thoảng anh chị cũng nhắc nhở các con là lâu lắm không thấy đi nhà thờ, cha nhắc đấy. Rồi thôi. Anh chị cũng không ép buộc, bởi suy cho cùng, đức tin là chuyện khó cưỡng cầu.

Ngay cả đối với con cái anh chị cũng để cho tự do nên với mình, anh chị chẳng bao giờ đề cập đến chuyện theo đạo. Thi thoảng anh chị có hỏi mình có muốn theo đến nhà thờ chơi không (vì sợ mình ở nhà buồn) mình không đi anh chị cũng chẳng rủ thêm. Mình cũng ngại, vì chắc chắn là mình không tin vào bất cứ một quyền lực siêu nhiên nào cho nên rất dễ xảy ra tình trạng đến đó, mình sẽ có những hành động xúc phạm đến niềm tin của họ. Và thật ra mình cũng không cảm thấy thoải mái khi mà tất cả mọi người cúi đầu thành kính cầu nguyện còn mình thì lơ láo nhìn xung quanh như đã từng xảy ra khi mình dự đám cưới của đứa cháu họ, cả ở nhà l
ẩn ở nhà thờ. Nhất là ở nhà thờ, khi mọi người quỳ xuống thì mỗi mình mình ngồi trơ khấc đó, trông rất khó coi. Mà mình quỳ xuống thì lại có vẻ như là lừa đảo quá, vì rõ ràng mình không biết cách, và cũng chả có mảy may ý niệm gì trong đầu.

Hôm chủ nhật cũng thế. Anh chị bảo là sẽ đi hành hương lên vùng gần chỗ mình ở, vì thế chở mình theo để đưa về luôn. Nghe anh chị bảo là đến một cái nhà thờ ở một vùng quê nào đó gần Sacramento, là nhà thờ của đức mẹ Fatima. Đến nơi thì hoá ra đó là một nhà thờ bé xíu ở một cái làng cũng nhỏ xíu, chủ yếu dành cho dân nói tiếng Bồ Đào Nha. Hình như đức mẹ Fatima cũng xuất phát từ Bồ Đào Nha thì phải. Ở Việt Nam cũng có một dòng tu như thế, khi sang đây mọi người vẫn cố gắng tìm cách hành hương đến với đức mẹ hai lần mỗi năm. (cái này mình không hiểu lắm, đức mẹ, cũng như Chúa, thì chỉ có một thôi chứ nhỉ!?) Những người Việt , kể cả linh mục tham gia lễ đều là những người đi cùng nhà thờ ở khu Oakland, cách đó hơn 100 cây số. Cá biệt có vài người ở Sacramento bên cạnh tham gia, là do có người quen từ Oakland rủ tới. Thấy vậy mà cũng hơn trăm người, hầu hết là người lớn (với mình là O50) với lại trẻ con (U18) đi theo ba mẹ/ông bà. Đoàn cũng có một đội trống chiêng, nhưng có vẻ không tập nhiều và thường xuyên nên không có quy củ lắm, nhịp điệu thì chỉ có chập chập cheng, chập chập cheng... Mấy đứa trẻ con đánh trống chiêng thì không có hàng ngũ gì, quần áo mỗi đứa một phách, làm vẻ trang trọng bị giảm khá nhiều.

Lúc đi anh bảo là đến đó để hành hương, rước tượng đức mẹ đi một vòng rồi trở lại nhà thờ đọc kinh. Mình cứ tưởng là sẽ rước đi xa lắm, ai dè chỉ có từ cửa nhà thờ, vòng qua bên trái, ra đường, bọc qua bãi đỗ xe, rồi quay lại nhà thờ. Dù đoàn có cố đi chậm đi nữa thì cũng chỉ hết hơn 10 phút. Vậy mà mình cứ tưởng sẽ rước kiệu hoành tráng như là thỉnh thoảng vẫn thấy trên TV chứ. Những người tham gia rước kiệu mỗi người ăn mặc một kiểu, chỉ có linh mục và hai người phụ tá là mặc đồ lễ, nhìn cái áo của linh mục thấy đẹp gì đâu, làm mình cứ thắc mắc không biết may bằng vải gì. Cái dải băng xanh dọc theo thân áo thì chẳng biết là thêu chỉ kim tuyến hay in mà thấy sắc bạc óng ánh tinh xảo, làm linh mục uy nghi hơn thấy rõ. “Cái áo làm nên (một phần) thầy tu” cũng đâu có sai.

Sau khi quay lại nhà thờ thì mọi người vào trong thánh đường đọc kinh gì đó, mình không vào vì chả biết làm gì trong đó. Thế là mình leo vào xe, mở máy lạnh lên ngủ. Nhưng mà trời nóng quá chừng, có mở máy đi nữa thì trong xe vẫn nóng hầm hập, thêm cái mùi con heo quay (anh chị mang theo đóng góp) nằm trên cái băng sau cứ bốc lên, làm mình càng khó chịu. Đợi mãi đợi mãi hết một tiếng đồng hồ mới xong lễ, mà mình cứ nghe đọc đi đọc lại “Lạy Chúa con là kẻ có tội …” không biết bao nhiêu lần. Không biết kinh này đọc để làm gì, hôm nào có dịp phải hỏi cho biết mời được.

Làm lễ xong thì mọi người bày thức ăn ra ăn chung với nhau, cũng như một buổi potluck ngoài trời , chỉ có điều là trưa nắng chang chang, mình mệt thấy mồ. Trong lúc mọi người xếp hàng lấy đồ ăn thì người trợ tế (chả biết gọi đúng không, vì thấy không mặc đồ lễ, nhưng là người bắt giọng đọc kinh) đọc tên những người đóng góp cho buổi hành hương. Người thì góp nước uống, heo quay, xôi chè, chả lụa, bánh mì … Một số người khác thì góp tiền mặt, mình cũng không biết 20, 30, 50 đô là ít hay nhiều trong trường hợp này. Nhờ đọc tên người cụ thể trên loa như vậy mà lại hay. Những người có đóng góp thấy vui vẻ vì mình có cống hiến chút gì đó cho lần hành hương này. Những người còn lại thì chợt nhớ ra là mình quên, và ngại vì mình không góp gì, thế là mở túi ra cho có với người ta. Cuối cùng mọi người đều vui vẻ cả.

Ăn xong thì anh gửi mình cho hai vợ chồng người em ở Sacramento, nhờ chở mình về dùm vì anh chị phải chở hai vợ chồng người quen về cho sớm. (Hai người đó lúc đầu định đi riêng với con, nhưng sáng hôm đó con họ đổi ý không chịu chở họ đi). Nhà chú (em của anh) đang có dịch viêm họng hạt nên chú cứ ho húng hắng, mình ngồi kế chắc là không tránh khỏi hít vài con vi khuẩn. Chú có dặn mình uống thuốc đề phòng cho chắc ăn mà mình cứ ỷ y sức mình tốt. Qua hai ngày chả thấy triệu chứng gì cứ tưởng là êm rồi, ai dè tới tối hôm tự dưng phát bệnh. May mà nhà có thuốc sẵn chứ không thì mệt rồi.

P/S: Đang bệnh, viết lung tung dài thiệt nhưng chẳng có kết cấu gì hết. Coi như để sau này đọc lại cho vui thôi mà. Nếu ai có thấy làm lạ tại sao tui viết với cái giọng này thì lý do đây: Tui gần đây nghe bài giảng của Joel Osteen, trong số đó có bài : “Don’t have a judgmental attitude”. Tui ngoan lắm, nghe Chúa dạy làm gì tốt là học theo liền hà.

Monday, October 29, 2007

Fundamental Engineering Exam

Hồi cuối tuần vừa rồi mình đi thi Fundamental Engineering Exam, (tên hồi trước là Engineer -in-training exam). Cái kỳ thi này tổ chức chung cho toàn nước Mỹ , dành cho mấy đứa kỹ sư mới ra trường đi học việc. Hầu hết các công ty tư vấn thiết kế khi tuyển kỹ sư mới ra trường đều đòi cái bằng này hết (hoá ra học rồi lấy bằng đại học cũng có thể chưa đi làm được), nhất là những ngành có liên quan tới đời sống nhân dân như xây dựng chẳng hạn. Khoảng nửa năm trước bà cô có gửi cho cái email (cho toàn khoa), khuyên sinh viên sau đại học là nên thi cái này (nếu chưa thi) trước khi tốt nghiệp. Lúc đó mình chả quan tâm gì hết, vì mình có định đi làm ở đây đâu. Mà nếu lỡ đời có xô đẩy phải đi làm ở một công ty nào đó trong thời gian thực tập thì chắc cũng chả làm gì đến tư vấn, thiết kế hết, cùng lắm là làm nghiên cứu hiện trường là hết mức. Nhưng mà thôi, dù sao tụi bạn mình nó cũng thi gần hết rồi, nên mình cũng nghĩ thi cho có cái bằng đặng bằng anh bằng em, chứ để tụi nó hay sỉ nhục mình bằng cách nói bằng đại học của mình hổng phải kỹ thuật, mà là quản lý. Thêm nữa là thằng Carlos nó rủ rê, vì lúc đó mình tức tụi kia, mình lỡ nhận lời với nó rồi nên sau này nó cứ hối mình đăng ký thi hoài, chạy trốn không được. Làm tốn hết 100 đô chứ ít gì.



Lúc đầu mình nhìn qua cái nội dung thi cũng oải chè đậu quá. Vì là cơ bản nên nó hỏi tuốt tuồn tuột từ toán, lý, hoá, cơ, điện cho tới sức bền vật lộn, nhiệt động, cơ lưu chất rồi kinh tế, đạo đức nghề nghiệp. Câu hỏi thì không có phức tạp khủng khiếp, vì cho đánh trắc nghiệm; nhưng mà mấy cái kiến thức đó hồi xưa học lam nham giờ chả có biết mình nhớ gì nữa. Mình cũng định ôn thi, nhưng mà quay qua quay lại rồi tới ngày đăng ký thi mà vẫn chưa biết mặt mũi cái test nó ra sao, nhưng bị thúc hối quá đành đăng ký luôn, rồi còn hai tháng sẽ ôn sau. Mình cũng hăm hở lắm, đi chung với thằng Carlos ra nhà sách mua ngay cuốn sách luyện thi dầy cộm (nó trả tiền, hi hi). Nhưng sau ngày ôn đầu tiên chung với nó thì mình ngán quá, vì chỉ mỗi cái phần ôn Toán không mà hổng bài nào mình biết làm hết. Ma trận rồi đạo hàm rồi vi phân rồi phương trình vi phân loạn cào cào, chả nhớ công thức thì làm sao mà làm gì. Thế là mình ngán ngẩm, bảo nó đưa cho mình cái đĩa CD-Rom về mình tự đánh cái test mẫu coi mấy phần khác nó ra sao, chứ học toán như vầy có tới tết cũng không ôn xong. Ai dè đâu mình vừa cố nhớ cách làm vừa đoán vừa đánh lụi thì được đâu đó 64%. Mà nghe tụi kia nó đồn rằng chỉ cần đánh hơn 50% là đậu rồi. Thế là mình hí hửng trả cái CD lại cho nó, và ... không ôn nữa.


Nói nào ngay sau đó mình cũng hơi lo, biết đâu cái test mẫu nó dễ hơn cái thiệt thì sao. Thế là mình cũng lên ebay tìm mua cuốn sách ôn (vì thằng Carlos nó làm biếng chạy xe lên trường vào dịp hè chỉ để ôn bài, xa bỏ xừ). Tìm hổng thấy sách nhưng thấy có một thằng cha nào đó rao bán 2 DVD chứa mấy cái video quay mấy ông giáo sư ôn tập cho kỳ thi Fundamentl Engineering. Càng tốt, nghe giảng trực tiếp chắc dễ hiểu hơn là tự đọc sách, mà giá cái DVD đó rẻ hơn một nửa so với mua cuốn sách ôn. Tưởng sao, mình mở cái phần đầu lên, cái ông giáo sư gì đó (ở đâu đó Texas thì phải) giảng động học buồn ngủ quá chừng. Mình nghe được có 1 tiếng đồng hồ là díp tịt mắt rồi. Vậy mà trọn bộ những 30 tiếng, làm sao mà nghe cho hết. Thế là mình làm biếng, gặp bữa sau thằng Carlos nó săn lùng mình vì nó học cuốn sách mà hổng hiểu gì, thế là mình giao cái bộ đĩa cho nó luôn. Rồi hai đứa tự trấn an nhau là chỉ cần 50% là đậu, không cần lo quá.


Rồi cũng tới ngày thi. Tối thứ sáu mình theo thằng Carlos xuống nhà nó ở San Francisco ngủ, sáng bữa sau đi thi. (đáng lẽ mình thi ở Sacramento cho gần, nhưng bị nó rủ rê nên đăng ký ở san Francisco, sẵn dịp đi chơi luôn). Tối đó hai vợ chồng nó dẫn mình đi ăn đồ Ethiopia, cũng thú vị phết. Sau đó còn mướn cái phim Letters from Iwo Jima về coi cho thoải mái để mai đi thi. Hic, cái phim gì toàn máu me không hà, nhưng được cái mình không ám ảnh gì hết. Tối đó ngủ ngon quá chừng.


Sáng hai đứa lục tục ngồi dậy từ lúc sáu giờ, tắm rửa rồi đi thi. Rõ ràng mình thấy nó cầm cái tờ giấy báo thi ve vẩy trước mặt mình vậy mà gần tới nơi thì nó bảo là nó để quên ở nhà rồi, phảivòng về lấy. Mà nó có vẻ căng thẳng lắm, làm mình cứ phải trấn an nó rằng thì là không trễ đâu mà lo. Nói 7h có mặt vậy chứ tới tám giờ mình vô cũng còn kịp nữa. Nó thấy mình không sợ gì hết thì nó nói hổng hiểu sao mà tao hồi hộp quá, mà sao mày không lo gì hết vậy. Mình mới nói chắc tại mày cần cái bằng này liền, để mày đi làm, còn tao có rớt cũng hổng sao. Nó nói ờ, chắc tao là đứa già đầu nhất trong lần thi này quá, chứ tụi Mỹ thì nó thi ngay hồi học đại học hết rồi còn gì.


Chỗ thi có tên là Cow Palace, lúc đầu tưởng là cái tên vậy thôi, ai dè đến nơi thì nó là cái chợ bò rộng khổng lồ luôn. Hổng biết là còn hoạt động không mà chả thấy mùi gì hết. Chắc phải hơn cả ngàn người đi thi, cả Fundamental Engineering và Professional Engneering Exam. Tất cả nhồi vào một cái sảnh rộng rinh, chắc là chỗ đấu giá bò. Hoá ra mình với thằng Carlos chưa phải là dân già nhất, có rất nhiều người già chát bốn năm chục tuổi vẫn còn đi thi. Còn cỡ mình thì đầy. Rất nhiều người nhìn có vẻ lam lũ, giống công nhân. Ở Mỹ được cái hay là nếu mình cố gắng thì dù có làm công nhân nhưng cố học thì cũng có ngày sẽ đổi đời. Nhìn mấy người đó mà mình khâm phục quá chừng.


Lúc xét máy tính thì cái bà gác thi bả bảo cái máy tính của mình không có trong danh mục cho phép, nên không được xài (mình cÅ©ng biết là cái máy của mình không có trogn danh sách, nhÆ°gn mà nó là cái Ä‘Æ¡n giản nhất (rẻ nhất nữa) , không có lập trình hay nhá»› gì hết nên nghÄ© là không sao, ai dè.) Mình càm ràm là cái máy của mình nó không có chức năng cao cấp gì hết, mà bả cứ nhất quyết không chịu. May mà ông ngồi kế mình ổng có tá»›i hai cái, mình gãi đầu gãi tai mượn ổng. Lúc đầu ổng có vẻ do dá»±, nhÆ°ng sau đó bá»™ thấy mình quằn quáº
¡i quá hay sao đó mà ổng Ä‘Æ°a cho mình mượn, còn trấn an mình là đừng có lo quá. He he, thiệt tình là mình lúc đó chả lo gì hết, nhÆ°ng tại diá»…n xuất quá liều hay sau đó mà ổng hiểu lầm.



Sáng thi 4 tiếng, 120 câu cho tất cả các lĩnh vực. May mà cái test có kèm theo một cuốn phụ lục ghi tất cả các công thức cần thiết, chứ không thì cũng bó tay. Mình làm xong thì cũng còn dư có 15 phút thôi, đó là chưa kể đánh lụi tá lả không thèm coi lại, vì có coi lại cũng chả biết làm. Nhưng những phần mình biết thì cũng kha khá, nên không lo lắm. Xong nghỉ một tiếng, lại vô thi tiếp 4 tiếng. Lần này thì có thể chọn thi tiếp tất cả các lĩnh vực như buổi sáng, hoặc chuyên sâu. Phần này độ khó tăng lên nên chỉ có 60 câu, mỗi câu có giá bằng hai câu buổi sáng. Thằng Carlos nó thấy mình chọn thi Environmental Engineering nó cũng chọn giống mình, dù nó chả học Solid Waste hay Hazardous Waste bao giờ. Nhưng mỉnh trấn an nó là cứ công thức mà ráp vô tính thôi nên không nó cũng đỡ hồi hộp. Phải nói là buổi chiều gặp vấn đề quen nên dễ chịu hơn nhiều. Mình làm xong còn dư gần nửa tiếng. Khi mình làm tới câu 57 thì cái ông cho mượn máy tính ổng đòi nộp bài, làm mình phải ra dấu kêu ổng chờ mình năm phút. Sau khi trả máy xong mình quay lại làm ba cái câu ở phần đầu còn chừa lại, tính bằng tay luôn mới ghê chứ.


Nói chung là mình tự đánh giá là sẽ đậu cái kỳ thi này (nếu mà rớt chắc là sỉ nhục lắm đây, mình sẽ không nói cho ai biết nếu mình rớt, he he). Mình có cảm giác mình hợp với cái kiểu thi trắc nghiệm của bọn Mỹ lắm, lần nào mình cũng đạt kết quả hơn cả mong đợi không hà. Nói chung cái test mà mình thấy ghê rợn nhất trong đời là GRE chứ không phải cái này, dù cái này dài những 8 tiếng. Vậy mà bọn bạn mình chúng nó cứ nói cái Fundamental Engineering Exam là cái test khủng khiếp nhất trong đời chúng nó, hơn cả GRE. Chắc tại tụi nó là dân nói tiếng Anh nên phần ngôn ngữ của GRE không là cây đinh gì với tụi nó. Giờ thì ngồi chờ kết quả thôi. Cầu cho thằng Carlos nó đậu, sau này mình còn được vợ chồng nó mời đi ăn tối. He he.

Monday, October 22, 2007

Nhục

Hôm nay mình mới thấy hậu quả của chuyện chần chừ trong chuyện học thi bằng lái xe. Tính ra thì mình có bằng lý thuyết được hơn 4 tháng rồi mà vẫn chưa biết chạy xe cho đàng hoàng, nói gì tới đi thi thực hành. Mình cũng muốn tập lắm, nhưng mà trường dạy lái xe bên này mắc quá chừng, mình đóng tiền học 3 buổi, mỗi buổi hai tiếng hết hơn 250 đô. Dã man hết sức. Sau hai buổi học (cách nhau hơn 1 tháng) thì mình bây giờ chả còn tin là mình có biết chạy xe không nữa.

Đáng lẽ nhờ mấy thằng bạn nó ngồi chung xe cho mình tập chạy là tốt rồi, nhưng mà ngay buổi đầu mình nhảy lên xe thằng Shay, nó kêu đạp thắng thì mình hoảng quá nhấn ga, thế là cái xe xém tí nữa lao vô tường, may mà mình đổi bàn đạp kịp. Vậy là từ đó tới giờ nó hết dám cho mình chạy xe nó nữa. Xe nó mới, mình lao vào tường hay vào xe người khác thì nó chết tiền. (Dù không phải đền vì có bảo hiểm nhưng mà sau đó tiền đóng bảo hiểm tăng lên dã man, tính ra sau một vài năm thì còn tốn ghê hơn). Chuyện của mình mà để nó thiệt thòi thì cũng tội nó. Nghĩ thế nên mình không nhờ nó nữa. Nhưng mà không tập thì bao giờ mình mới chạy xe được hả trời.

Chắc phen này phải tự sắm xe cho mình quá. Xe của mình thì mình có đâm có đụng gì đi nữa cũng không làm tổn hao cho người khác. (Chắc chắn xe mình sẽ là xe cũ, nên chỉ mua bảo hiểm cho người bị đụng, còn xe mình thì kệ xác nó). Hồi trước có người quen kêu có chiếc truck còn dư kìa, lấy mà xài, thì mình nghĩ chả bao giờ mình đi đâu xa đến mức cần xe hết, vả lại xe cùi quá thì có muốn đi xa cũng không dám, còn sắm xe để chỉ đi vô trường cách nhà 2 cây số thì sỉ nhục chiếc xe quá, nên mình dẹp luôn ý định có xe luôn. Hôm nọ lâu rồi, trong lúc họp nhóm nghiên cứu bà cô kêu mình lên kế hoạch đi Ripon (cách đây đâu khoảng trăm cây số), bả hỏi có xe hông, không có thì lấy xe khoa mà đi. Mình lỏn lẻn trả lời là tui còn chưa có bằng lái nữa á, thế là bả cười quá chừng, bả nói mày bây giờ như đứa con nít ở Mỹ thôi, không tự làm gì được hết. Hic, nhục dễ sợ.

Nhưng rồi cái vụ nghiên cứu đó bị đình đốn một thời gian, cho nên mình cũng nguôi dần cái sự khó chịu vì không có xe. Mình chỉ cảm thấy bứt rứt khi muốn ăn cái món gì đó của Việt Nam mà phải mua ở siêu thị Việt mới có thôi, nhưng dạo này mình nấu nướng loạn xạ nên đâm ra cũng ít thèm. Bây giờ thì cái nghiên cứu nối lại, và mình phải đi gặp người của một cái lab ở Sacramento để học hỏi kinh nghiệm, vài bữa nữa thì đi Ripon. Giờ thì mới thấy chết tươi vì không có xe và không biết lái xe. Nhờ người quen chở đi rồi chở về thì ngại quá, tự nhiên chuyện của mình mà bắt người ta chạy tới chạy lui rồi ngồi chờ nữa, trong khi ai cũng có chuyện phải làm. Thôi thì đành tự thân vận động thôi.

Mò mẫm tìm đường thì thắng google bảo lái xe chỉ 30 phút là tới nơi. Vậy mà tìm đường xe bus thì nội từ cái ga amtrak ở Sacramento cho đến chỗ đó phải chuyển 1 lần xe, và mất gần 1 tiếng mới tới nơi. Chưa kể là mình còn phải đi tàu từ đây xuống Sacramento nữa, mà tàu thì chạy có mấy chuyến 1 ngày, chắc phải đi chuyến sớm nhất quá. Tóm lại là thay vì có xe thì tốn 30 phút thì ngày mai mình phải tốn hơn 2 tiếng vừa chờ vừa xe lửa rồi xe điện rồi xe bus để tới chỗ đó, gặp nói chuyện trong khoảng nửa tiếng rồi lại đánh 1 vòng về. Trời ơi, dã man quá.

Mình phải mua (xin) ngay một chiếc xe. Ngay!


Sunday, October 21, 2007

Sắc màu tháng mười

Nghe chả vần điệu gì hết ráo trọi ha. Kệ, chứ chả nhẽ để tháng chín.


Image
.
Image
.
Image
.

Friday, October 19, 2007

Báo cáo tuần thứ ba, tháng 10

Tuần này mình ăn những món mới như sau (ngoài cái món đậu hũ, thịt kho, thịt nướng Thạch Sanh ăn hoài ngán quá chừng mà hổng hết):
Bún chả cá thì là:

Image

Chả cá hôm thứ bảy tuần trước rủ tụi bạn tới ăn tối còn dư. Thì là cũng vậy. Cà chua thì mình vặt sạch cả 2 cây ngoài vườn để làm sốt cho đậu hũ dồn thịt rồi (vậy mà tụi nó không thèm ăn, hic, còn 1 chục miếng chần dần trong tủ, ăn chừng nào mới hết hả trời!), mò mẫm mãi mới thấy có 1 trái nhỏ xíu hườm hườm. Có còn hơn không.

Mì Hàn Quốc:

Image


Chả biết là cái mì khỉ gì nữa, rất mềm và dai. Mua một gói bự chảng để cả tháng rồi mới lôi ra nấu. Nó biểu ăn với thịt bò hầm và trứng, mình không có thịt bò, sẵn chả lụa bỏ vô luôn ăn cũng tàm tạm (đói bà cố luôn mà ăn có tí mì không ngon mới là lạ!)

"Nem tai" chấm mắm nêm:

Image

Cái này hơi đột xuất á. Chiều nay vắt óc ra nghĩ mãi chả có cái gì khác để ăn thì nhớ tới cái hũ lỗ tai heo ngâm dấm mình làm 3 tháng về trước. Trước khi ngâm dấm thì cái hộp tai heo đó đã nằm trong ngăn đá hơn 3 tháng nữa (mình nhớ là mình mua nó lúc nhờ Mesmer chở đi siêu thị ở Sacramento, tính ra đến nay hơn nửa năm rồi). Sau khi ngâm dấm thì mình thấy nó hôi rình (heo bên này ăn ở kiểu gì mà hôi thấy ớn) nên định vứt sọt rác, nhưng nghĩ tíêc công làm nên nhét vô 1 góc tủ lạnh. Bữa nay tình cờ đọc thấy ngoài Hà Nội người ta trộn thính vô tai heo rồi cuốn bánh tráng. Mình còn sực nhớ trong tủ còn một chai mắm nêm pha sẵn mua cách đây cũng hơn 3 tháng, cứ để đó vì chả biết ăn với cái gì. Công nhận hiệu nghiệm, mùi thính với mắm nêm át hết mùi hôi của heo luôn. Mà ngộ hen, ngoài Bắc cái gì quấn bánh tráng thì cũng kêu bằng nem hết ráo trọi á.
(Một lý do mà mình xém vứt cái lỗ tai heo đi là do mình nghĩ nó nhiều mỡ, mà mình thì đang chiến dịch cai mỡ. Gần đây thì phát hiện là mấy cái phần gân, da động vật chứa gelatine chứ không phải mỡ, nên không phải lo.)

Khuyến mãi thêm cái hình trái hồng trên cây. Hi hi, tội ông chủ nhà quá chừng, ổng sợ mình không biết nên hỏi mình có biết persimmon là trái gì hông? ở trước nhà có 1 cây á, mày có ăn thì hái nhé. Úi trời, ổng có biết đâu ngày nào mình cũng ăn 1, 2 trái hết. Tính ra mình ăn chắc cũng gần 1/3 số trái trên cây rồi mà ổng không phát hiện sao ta!? May mà gần đây mình đọc thấy ăn hồng nhiều có nguy cơ bị sạn bao tử chứ không thì mình ăn thay cơm rồi. Tội nghiệp ổng, ổng ít ăn trái giòn, chỉ chờ nó chín mềm rồi hái nấu mứt. Mà với cái kiểu ăn của mình thì đời nào có trái chín cho ổng hái .
Image

Cuối tuần dở hơi

Chả biết từ khi nào, tui rất là dị ứng với tất cả những ngày kỷ niệm/ lễ hết sức nhảm nhí (có lễ nhưng mà không được nghỉ ấy) mà điển hình là cái ngày 8/3 với lại 20/10. Hết phụ nữ quốc tế rồi về phụ nữ Việt Nam. Chắc phụ nữ Việt bị thiệt thòi hơi nhiều so với chị em bè bạn tứ xứ nên phải nặn thêm cái ngày tháng 10 cho nó có vẻ là dân Việt rất rất rất là yêu quý bà/cô dì / chị em phụ nữ! Xời, xét ra thì về chuyện đối xử với phụ nữ thì Việt Nam mình chắc là đi trước phương Tây phải cả âm một thế kỉ là ít.

Mấy (chục) năm trước mình nhớ là cái ngày 20/10 không quan trọng lắm như cái ngày 8/3 thì phải. Tất nhiên rồi nhỉ, giải quốc tế nào mà chả hơn cái giải quốc gia, cho dù có hỏi mấy thằng Tây cái ngày 8/3 là ngày gì thì rất là tội cho chúng nó, vì chúng nó căng cái đầu ra cũng không nghĩ nhớ ra được đó là cái ngày giỗ thằng cha nào hay đánh dấu sự kiện gì quan trọng trên thế giới. Thế là nó ngượng ngùng, nghĩ là nó tệ, chắc ngày này quan trọng lắm nên bọn VN mới tí tớn đi hỏi khắp các nơi như thế. Khi nói ra rằng thì là cái ngày đó là ngày mà Liên Hiệp Quốc chọn làm ngày tôn vinh những cống hiến của phụ nữ trên toàn thế giới thì chắc nó bật ngửa ra. Đa số dân nhà mình tưởng là bọn nó cũng theo Liên Hiệp Quốc chứ, nhưng thật ra không phải, cái ngày đó chết dí từ lâu rồi, chỉ có được lăng xê ở mấy nước thuộc Liên Xô hồi nẳm (VN mình nếu dễ dãi tí chắc cũng tính vô đó được á) theo cùng cái xì tai chuộng hình thức hơn nội dung. Có ngờ đâu, cái ngày mang đầy màu sắc chính trị đó bây giờ lại trở thành ngày văn hoá của dân mình. Và để bù đắp thêm cho đức tính anh hùng ( lấy chồng không cần biết chồng là ai, làm gì, thấy liều chưa), bất khuất ( chịu đòn chồng đến ngất ngư mà kiên quyết không bỏ chồng nhé), trung hậu (chồng có bỏ bê nhậu nhẹt đàn đúm thì cứ vẫn mở rộng vòng tay đón về ), đảm đang (làm quất quật từ nhà ra đường mà ko kêu than tí nào) nên nhà ta lại chất thêm cái ngày 20/10 nữa cho nó ra điều ta đây tôn trọng phụ nữ. Nhảm thấy ớn.

Thật sự hai cái ngày đó có hay không cũng chả quan trọng với mình, mình vốn mang tiếng là thô lỗ với phụ nữ rồi, nên chắc chả có ai mong mình chúc mừng hay tặng quà gì nhân ngày đó hết. Nhưng như vậy chưa đủ, mình còn ghét lây cái bọn lăng xăng láo nháo kia, chúng nó xoen xoét chúc mừng này nọ rồi quà cáp hoa hoét lung tung. Những ngày như thế mình ghét lắm, vì rõ ràng cái bọn bán hàng chết tiệt chúng nó cố tình lăng xê cái ngày này để chúng nó xài dao lam, vậy mà dân tình thì vẫn cứ vác chén tới tự đánh tiết canh chính mình, thế mới ngu chứ. Mà có phải mình tỉnh táo thì thoát được đâu, dù gì thì mình cũng phải là một thành viên của một cái cơ quan nào đó, và chuyện tổ chức tặng quà chúc mừng là không thể tránh khỏi. Mặc dù mình chả bao giờ hé mồm chúc mừng hết, nhưng người khác cũng nhân danh mình rồi, và tiền của mình thì cũng bị thu rồi. Rõ thảm, chả nhẽ lại một mình lội ngược dòng nước lũ.





Mà chả biết chị em mấy ngày đó có thích không nhỉ? Nếu chị em tuyên bố là thích, thích lắm thì tui cũng ráng mà chúc mừng cho chị em vui. Mà chúc xong rồi thì hết ngày đó tui đối xử thô lỗ như cũ thì cũng đừng có trách tui nha. Ai biểu chị em thích kiểu yêu quý phụ nữ kiểu Việt Nam làm chi!?

Thursday, October 18, 2007

Monday, October 15, 2007

Mùa thu vàng

Chụp ảnh làm gì, xem mấy cái tranh này thấy còn đẹp hơn nhiều.
"Cái thế giới quen thuộc hiện lên trên nền vải, nhưng trong nó vẫn có một cái gì rất riêng mà những danh từ nghèo nàn của con người không diễn đạt nổi. Những bức tranh của Levitan gợi lên trong con người cái đau như là những hồi ức về những ngày xa lắc xa lơ nhưng bao giờ cũng vẫn cứ làm ta mê mẩn”. (Paustovski)


Image
.
Thêm vài bức khác của ông này:
Sheaves and a Village Beyond the River. 1880s Image
.
Golden Autumn. Village. 1889
Image
.
Evening Bells. 1892
Image
.
Mình rất thích bức "Chuông chiều", có lẽ vì nó gợi nhớ đến những ước mong viển vông thời trẻ con. Một cái nhà bên hồ, bến nước với con thuyền be bé, cùng lặng ngắm hoàng hôn soi trên mặt nứớc. Giá cứ mãi được là trẻ con như ngày đó. Nhưng mà, làm gì có chuyện đời như ý. (@Nguyễn Ngọc Tư)

Sunday, October 14, 2007

Khoe

Lại tiếp tục chương trình ăn:



Image
.
Image
.
Image
.
Cái này mình chụp cái hộp màu đỏ nha. Tình cờ nó dính những chi tiết khác thôi à nhe. . . . . (Delete vì bị phê bình quá).
. . . .

Friday, October 12, 2007

Chuyện lạ có thiệt

Sáng hôm qua có giờ thực hành sớm nên đặt điện thoại báo thức lúc bảy giờ. Ác cái chả hiểu sao 11 giờ đêm rồi 12 giờ vẫn không ngủ được. Nằm đọc linh tinh cho đến gần 3h sáng mới thiếp đi. Mình nhớ là mới ngủ được có một lát là chuông điện thoại reo ầm ĩ, rung đập trên mặt bàn rột rẹt lên rồi. Vẫn chưa muốn dậy nên nghĩ ừ thôi bỏ qua tập thể dục sáng, ngủ bù thêm tí nữa cho tới 7h45. Mình nhớ là mới đổi giờ báo thức đó, nhắm mắt lại ngủ có ... 20s là nó lại báo tới giờ. Lần này không trì hoãn nữa, thò tay cầm luôn cái điện thoại, bấm bấm cho nó im rồi nhân tiện đi vô nhà tắm luôn. Mình nhớ rõ ràng là mình đặt nó lên cái mặt bàn có cái lavabo rồi rửa mặt, vậy mà sau một hồi vô bếp ăn sáng xong vô tắm thì thấy cái điện thoại nó nằm trong cái ... bồn cầu rồi. Hic, chả lẽ nhà có ma sao ta?

Nhớ kinh nghiệm lần trước ở Nhật, mình cũng đem cái điện thoại đặt dưới bóng đèn tròn cho nó bay bớt nước đi, hy vọng là nó sẽ hoạt động lại như cái hồi ở Nhật. Thất vọng quá chừng, sau cả đêm sưởi, sáng nay thử lại nó vẫn cứ rung bần bật , màn hình sáng lên (nghĩa là chưa chết ) nhưng mà cứ hiện lên số 444444444... liên tục, chắc có gì trục trặc chỗ phím đó rồi. Hic, tức quá vô nhà kho kiếm tua vít tháo banh chành cái điện thoại ra luôn, gặp chỗ nào khó thì bứt cho nó đứt, không nương tay. Bây giờ thì chắc là không sửa được nữa quá. Mà bên này cũng khổ, mạng điện thoại chúng nó khoá hết trơn, muốn xài điện thoại thì chỉ có cách mua từ chính cái mạng đó, chứ điện thoại mạng khác không xài được. (Cái mình vừa tháo ra là của đứa bạn nó cho, cái đó đã tháo khoá rồi). Giờ chả nhẽ muối mặt xin nó cái nữa, chắc nó chửi cho nghe quá.

Mà tại sao cái điện thoại không chân từ cái bàn nó lại nhảy vào được cái bồn cầu cách xa cả mấy tấc vậy ta? Thật là vô lý quá. Thậm chí mình còn nghĩ hay là mình bị mất trí, quăng cái điện thoại vô bồn cầu rồi không nhớ!!? Tuy nhiên sau một hồi điều tra hiện trường thì mình phát hiện ra nguyên nhân rồi. Lúc cái điện thoại báo thức lần hai, mình cầm nó lên bấm bấm, nó hỏi cái khỉ gì đó mình cứ bấm bừa, có thể là nó vẫn nghĩ mình chưa dậy nên sau đó 10 phút nó lại tiếp tục đổ chuông và rung. (Cái vụ này mình bị hoài, vì thường ngủ nướng mà). Khi rung thì nó nhích từ từ đến cái mép bàn, rồi lăn ra khỏi bàn (cái này cũng xảy ra vài lần rồi, nhưng từ bàn học của mình), rớt xuống cái cuộn giấy bên dưới, tưng lên theo hình vòng cung và lọt tõm vào cái bồn cầu (hoặc là chỉ tưng lên tới cái mép bồn cầu nhưng sau đó trượt vào trong). Hình minh hoạ hiện trường đây. Hic, thiệt là chuyện hiếm xưa nay mới thấy luôn á.

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Monday, October 8, 2007

Nhạc kịch Roméo - Juliette

Hôm nay vô youtube lục lọi, chợt nhớ đến cái nhạc kịch này, thế là gõ tìm thử. Có luôn cả phụ đề mới ghê chứ.

Demo cái màn mở đầu bản tiếng Pháp:



Bu1ea3n tiu1ebfng Anh thu00ec thu1ebf nu00e0y, nghe chu00e1n hu01a1n hu1eb3n so vu1edbi bu1ea3n gu1ed1c. (cu00e1i phu1ea7n hu00ecnh u1ea3nh vu1eabn lu00e0 du00e0n cast bu1ea3n tiu1ebfng Phu00e1p, cho nu00ean miu1ec7ng nhu00e9p khu00f4ng khu1edbp).

Con gì đây?

Image

Bữa nay chịu khó rình mò một tí thì phát hiện ra con này vô ăn đồ thừa của con mèo. Hèn chi bữa nào mình cũng thấy con mèo nó bỏ mứa hết mà sáng ra là thấy cái chén sạch trơn. Hoá ra con này là thủ phạm. Hic, vậy từ nay phải trực tiếp cho con mèo ăn thêm mấy cái thứ linh tinh khác ngoài cái đồ hộp để nếu không thì ông chủ nhà về thấy nó hết béo phì ổng lại trách mình ác.

Mà cái con này là là con gì vậy trời. Nhìn thì từa tựa con chồn, nhưng mà sao lông trắng nhợt nhạt chứ không đen. Chắc là con này nó già yếu bịnh tật nặng lắm rồi nên lông bạc hết trơn. Người nó lại còn ghẻ chốc không nữa mới ghê chứ, nhìn cứ gớm gớm như nhìn chuột cống (mà con này thấy cũng giống chuột cống nữa nhe). Có điều là nó sắp chết tới nơi rồi nên thấy đi lê lết khổ sở lắm. Mắt chắc cũng mù loà rồi vì mình chụp hình đánh flash liên tục mà nó chả phản ứng gì, chỉ nhương nhướng lên về phía mình thôi.

Hic, giá mà con này nó còn khoẻ mạnh sạch sẽ thì chắc mình cũng canh phang cho nó một phát chết quay ra rồi lột da xào lăn. Lâu lắm rồi hổng có ăn thịt rừng mà. (Dù con này là thịt ...vườn, nhưng chắc cũng tương tự thịt rừng thôi. Ở Việt Nam toàn ăn thịt rừng giả thôi ấy mà, làm gì có đồ thiệt). Nhưng mà con này thì gớm quá, làm sao mà rờ vô, chứ đừng nói nuốt. Hic, cầu trời cho nó đừng có chết lăn quay ngay hiên hay trong vườn nhà này, chứ không thì mình lại phải dọn dẹp hậu quả thì thảm quá. Nghĩ tình tao để cho mày ăn bữa nay, cứ lết qua cái lỗ hàng rào sang nhà kế bên rồi hãy chết nha mậy con chuột chồn kia.

Sunday, October 7, 2007

Ở nhà một mình

Hai ông bà lại đi chơi. Ông đi thăm con ông còn bà đi thăm con bà. Xếp lịch như vậy để một trong hai người khỏi buồn. Nhìn trên lịch trình của ông (ổng phải dán một cái trong bếp cho mình để có chuyện gì mình còn liên lạc) thì ổng đi Washington ở vài ngày rồi mới tới New York. Đứa con thứ ba của ổng may mà sống ở Oakland cách có hơn 1h chạy xe nếu không chắc ổng cũng bay đến thăm trong chuyến này luôn rồi. Bên này kể cũng ngộ, con cái chả thấy léo hánh về thăm bố mẹ bao giờ, bố mẹ dù già lụm cụm có nhớ con cái thì cứ việc xách túi đi thăm chúng nó thôi. Như con gái ở gần nhất vậy mà 9 tháng rồi có thấy đến đây lần nào đâu, trong khi ổng đi Oakland ba lần. Mà có xa xôi cách trở gì đâu, mình không có xe mà còn đi về dưới đó những năm sáu lần được mà. Bà thì chỉ có một đứa con gái, nên cứ đến Chicago mà ở một chỗ thôi.

Trước khi đi ông lo lắm, vì con mèo đang bị bệnh. Ổng dặn mình cách cho nó ăn, cho nó uống thuốc, cách nâng nó lên để vuốt ve (uầy, mình có thích mèo thật đâu, chả bao giờ mình kiên nhẫn ngồi dụ dỗ nó để nó cho mình nựng nịu hết, mình là ngôi sao chứ có phải nó đâu mà phải luỵ nó). Rồi ổng càm ràm là tại ổng, hôm trước ổng đi Oakland, bảo mình không cần cho con mèo uống thuốc; chỉ có một đêm mà nó bị ho tái phát quá chừng. Rồi thêm có con mèo khác chả biết từ đâu tới cứ rình rình nhảy vào ăn tranh với con mèo nhà này, hai con còn cắn lộn nhau ngoài vườn nữa, chả biết con nào thắng nhưng con mèo nhà này có mấy vết cào trên mặt. Bởi vậy ổng sợ trong hơn 10 ngày ổng không ở nhà, con mèo nó lăn quay ra thì ổng về biết chăm sóc cho ... con gì.

Mình ở nhà thì có mỗi trách nhiệm cho con mèo ăn với trộn thuốc cho nó. Tới bữa thì cứ đặt chén đồ ăn của nó ra ngoài hiên, rồi mình đi làm chuyện khác chứ hơi đâu ngồi chờ nó về ăn và coi chừng con khác tới ăn ké. Thỉnh thoảng mình cũng liếc coi thử đồ ăn còn hay hế t thì thấy lúc còn một nửa, lúc hết trơn. Chả biết là do con nào ăn nữa. Mà cái con mèo nhà này cũng chảnh choẹ phát ớn. Nó ăn uể oải cứ như bà già tám mươi đang bịnh sắp chết ấy. (Chứ bà già tám mươi nhà này đang khoẻ mạnh ăn uống nhiều khiếp, hơn cả mình (vì mình đang ăn ít để ép cân mà)). Sáng hôm qua mình thấy có cái bãi gì đó ướt ướt, đen sì gần chỗ con mèo nó thường ngủ. Lúc đầu mình hoảng hồn, tưởng nó bị bịnh về đường tiêu hoá nặng lắm cho nên mới bậy ra như thế. Nhưng mà sau đó google thì chả thấy có ai trên mạng hỏi han về cái hiện tượng như thế ở mèo, với lại không thấy có mùi gì hết, nên chắc cái mớ đen đen đó là do cái gì khác. Hú hồn, chứ bắt mình đem nó đi bác sĩ (ổng đã để sẵn địa chỉ liên hệ của bác sĩ thú y cho mình) thì thiệt là tủi thân cho mình quá.

Ở nhà một mình nên mình lại tiếp tục nấu soup curry. Công nhận càng lục lọi càng thấy trong tủ có quá chừng gia vị luôn. Mà có những thứ có tới hai ba hũ nằm ở hai ba nơi khác nhau. Như vậy là thậm chí ổng còn không nhớ ổng có những thứ gì trong tủ nữa. Có những hũ chắc cũng già cỡ mình (trời, cũ dữ vậy, vì mình già khú rồi còn gì). Hi hi, không có mình xài chắc mấy cái hũ đó nằm yên cho tới khi ổng trăm tuổi quá.

Tối hôm qua loay hoay không ngủ được, bèn mở cái phim Wrong turn 2 lên coi. Hai tuần trước coi phần 1 thì còn đỡ, phần hai này mới vô đã thấy ghê, thế là tắt đi, tiện tay xoá luôn để khỏi phải coi lại sau này vì tò mò hay vì thiếu phim coi. Sẵn trong máy còn cái phim Zodiac, thế là mở lên coi. Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Cái phim này nói về những vụ giết người có thật do một tên tự xưng là Zodiac gây ravào những năm 60-70 ở vùng Bắc Cali. Cho tới nay người ta vẫn chưa tìm ra được thủ phạm là ai.

Image

Vừa coi vừa thấy sợ, vì thấy các vụ án chả có điểm chung nào, chả có một khuynh hướng nào hết. Mà nó xảy ra rải rác, cách nhau mấy tháng đến một năm, địa điểm lại xa nhau, cho nên cảnh sát chả lần ra được manh mối gì. Mấy cái địa danh quen quen như San Francisco, Napa, Vallejo, Modesto, Sacramento xuất hiện trong phim làm mình thấy ơn ớn, có cảm giác thằng giết người đó có thể ở rất gần, có thể xuất hiện trước cửa nhà mình bất cứ lúc nào. Càng sợ hơn nữa là thằng giết người hình như chả có lý do gì hết, cứ thấy vắng vẻ , tiện ra tay là làm thôi. Hoá ra cái nước Mỹ này sợ thiệt á, đầy dân tâm thần quái dị. Mà bên này có nhiều người sống một mình, chả ai biết tới ai, nên nếu có sống kiểu quái đản gì thì chưa chắc người khác biết được. Thêm nữa, súng ống thì cứ mua bán thoải mái, buồn buồn kiếm chỗ vắng vẻ nào đó bòm bòm vài phát có trời mà truy.

Coi xong thì đã gần 1h30 sáng mà không ngủ được vì sợ (công nhận mình nhát). Tắt đèn, nằm nhìn ra cửa sổ thấy ánh sáng mờ mờ của đèn đường hắt vào tường, rồi nghe tiếng xe quẹo vào ngõ mà tim cứ thon thót. Ác cái là nhà mình ở cuối cái đường cụt cho nên nhiều khi có xe đi lạc, quẹo lộn đường hay là muốn quay đầu xe lại thường chạy vô lắm. Rồi chả biết có thằng ma nào giữa đêm lỡ tay bấm cái kèn tin một phát, làm tim mình nó thót lại chắc còn bằng tim con thỏ. Rồi có tiếng xe mở, đóng làm mình nín thở nằm nghe coi có tiếng chân đi vô nhà mình không (phòng mình nằm ngay cạnh đường vào cửa chính nên nếu nó đi vô là biết liền. Rồi mình nghĩ nếu có thằng quái thai nào đó nó gõ cửa nhà mình giờ này thì mình làm gì bây giờ? Mà nếu nó vào nhà rồi mà mình mới biết thì mình làm gì bây giờ. Nhà bên này coi bự vậy chứ toàn là ván ép với thuỷ tinh, đạp cái là lủng liền. Chắc kêu 911 quá. Mà kêu 911 từ điện thoại di động thì người ta có định vị được mình đang ở đâu hông ta!?




Tóm lại là ở cái nhà mênh mông tại cái nước quá nhiều dân không bình thường này sau khi coi xong phim kinh dị , hồi hộp thì sợ quá. Mà hai ông bà thì đi chơi lâu lắm mới về. Thôi, rút kinh nghiệm từ bữa nay chỉ coi phim hài vào buổi tối khi chủ nhà đi vắng!

Nấu, ăn một mình

Dạo này chả có gì để mà blog. Ngày thường thì ở trường, cuối tuần thì ở nhà nấu ăn cho cả tuần. Vì vậy chỉ có mỗi cái chuyện đồ ăn để kể.

Trưa hôm qua và trưa hôm nay mình ăn cái này:

Image

Tối hôm qua thì ăn như vầy: (Ôi, rau không!)

Image

Chiều nay thì ăn như vầy:


Đồ chính:

Image

Toàn bộ:


Image

Ăn vậy mới có sức để nấu đồ ăn cho mấy ngày trong tuần chứ.
. (Nói vậy thôi, chụp cho đẹp chứ còn mình ăn có nửa con cá hà, nửa con còn lại để ngày khác ăn. Rau với bún thì ăn hết. Phải nói rõ để người ta tưởng mình ăn uống dữ lắm.). Dự tính trong mấy ngày tới mình sẽ ăn:

Image

và cái này:


Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Ngoài ra chưa kể là trong tủ vẫn còn một mớ sườn non kho khô, bốn cây chả chìa, nửa kí chả lụa, nửa kí chả quế. Còn đồ ngọt thì có 20 cái bánh trôi nước, à không, 18 thôi, mình ăn hết hai cái hôm qua rồi. Trái cây thì tuần này hổng có mua, vì cây hồng trước nhà trái chín rồi
. Hic, ép cân thiệt khổ, đồ ăn nấu quá chừng mà mỗi lần ăn có một tí, còn thì độn rau là chính, cho nên chả biết khi nào mới ăn hết cái mớ đang chất trong tủ lạnh nữa.


Dù sao thì cũng may là nhà chỉ còn một mình mình nên cứ thoải mái quậy phá trong bếp. Chứ có hai ông bà ở nhà mà mình hầm thịt hơn một tiếng đồng hồ thì chắc hai ông bà cũng bỏ nhà mà đi vì mùi "thơm" quá. Đời vắng chủ nhà công nhận tươi!

Wednesday, October 3, 2007

Ối giời ơi!

Tiểu thuyết Kim Dung: Cuộc "đại phẫu thuật" thứ ba

Nhà văn võ hiệp Kim Dung

TT - Đầu tháng mười một tới đây, bộ tiểu thuyết gồm 13 tác phẩm của nhà văn võ hiệp Kim Dung sẽ được tái bản với bản chỉnh sửa lần ba. Sách chưa ra nhưng đã gây xôn xao dư luận, nhất là đối với những độc giả trung thành của ông. Vì sao?

Theo thông tin rò rỉ suốt nhiều tháng qua, Kim Dung đã tỏ ra "bạo tay" trong lần chỉnh sửa thứ ba này. Ông đặt nặng chữ "tình" vào các nhân vật, thay đổi số phận của họ, cụ thể là việc cho Hoàng Dược Sư yêu Mai Siêu Phong, Hoàng Dung lớn tuổi hơn Quách Tĩnh trong Xạ điêu anh hùng truyện; nhân vật Trương Vô Kỵ ở cuối truyện Ỷ thiên đồ long ký không chỉ hai mà có đến bốn cô gái xinh đẹp để chọn làm vợ; Đoàn Dự và Vương Ngữ Yến chia tay trong Thiên long bát bộ; hoặc trong truyện Thần điêu hiệp lữ, Kim Dung miêu tả thêm chi tiết "lần đầu tiên tiếp xúc" giữa Dương Qua và Tiểu Long Nữ...

Mới đây, tạp chí Đại Chúng Văn Trích phối hợp với mạng Làn sóng mới (Trung Quốc) đã tổ chức trưng cầu ý kiến độc giả xung quanh những bản chỉnh sửa của tiểu thuyết Kim Dung. Nhiều độc giả phản đối, có người viết: "Khi nhà văn hoàn thành một tác phẩm thì câu chuyện và nhân vật trong tác phẩm ấy không chỉ là của tác giả, mà chúng đã có cuộc sống, có mối quan hệ với độc giả. Vậy thì tại sao lại không cho chúng sống tiếp như thế? Dù không hoàn mỹ nhưng chúng đã tỏa sáng từ bao năm qua". Một ý kiến khác đặt nghi vấn: "Phải chăng Kim Dung chạy theo thời đại, cứ phải có ngoại tình, cứ phải có những cuộc tình tay ba thì mới gọi là hợp trào lưu?".

Cùng quan điểm, giáo sư Khổng Khánh Đông (Đại học Bắc Kinh) cho biết các tác phẩm văn học khó đạt đến giá trị chân thiện mỹ tuyệt đối, nhưng Kim Dung vẫn dũng cảm khiêu chiến giới hạn đó. Lúc đầu nghe Kim Dung bảo rằng sẽ "đại phẫu thuật" 13 tác phẩm của mình, nhiều người tưởng rằng đó là câu nói đùa. Không ngờ đó lại là sự thật. Rồi ông kết luận: "Việc Kim Dung chỉnh sửa tác phẩm của mình như thế thì đúng là ông...không còn gì để làm!".

Tuy nhiên, không ít độc giả lại tỏ ra lạc quan: "Chưa xem bản mới thì làm sao biết không bằng bản cũ? Chúng ta hãy tin tưởng vào tài năng của Kim Dung. Lớp độc giả mới của Kim Dung là các bạn trẻ, họ sẽ tiếp nhận theo cách thức và quan niệm của họ. Hãy trao quyền phán xét cho họ”.

ĐƠN DƯƠNG
(Theo báo Hoa Thương, TQ)