Monday, January 29, 2007

Thương nhớ Davis (4)

Chuyện ngừơi Việt

Bà con của Thuý giàu. Thương Thuý lắm. Sang đây từ năm 75 nên nghề nghiệp ổn định, nhà cửa sang trọng, con cái thành đạt. Nhưng mỗi lần nói chuyện là toàn nói về chuyện ai đeo kim cương to hơn, nhà ai rộng rãi sang trọng hơn, con dâu làm lương mấy trăm ngàn một năm, mới mua cho mẹ chồng cái túi đồ hiệu hơn ngàn đô. Nghe mà phát chán. Tôi cũng thế. Mấy lần nghe lóm người Việt nói chuyện với nhau mà thấy ngán ngẩm. May mà mấy người họ hàng nhà tôi không như thế.

Thuý bảo: “Bác tui thương tui lắm. Đưa cả điện thoại cho tui cầm đi. Ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm. Nhưng mà bác tui chỉ muốn gả tui cho Bác sĩ thôi. Mà bác sĩ bên này giàu thiệt nha. Bác tui làm dược sĩ thôi mà đã giàu rồi.”

Tôi cười: “Bác bà mà biết bà đi chơi với 2 thằng chưa có chữ sĩ nào thì bà chết”. Thuý bảo: “Tui không hiểu nổi mấy người bên này. Bon chen thấy sợ. Lúc nào cũng tiền tiền tiền. Hay là ông ráng học đi, sau này ra trường có việc làm tốt thế nào cũng có vợ đẹp.” Tôi bảo: “Thôi, không dám. Có bà má vợ như bác bà thì tui thà ế còn hơn.”

Hai đứa đánh một vòng rồi trở lại chỗ Đông. Đông giới thiệu với Thúy một vòng mấy cái máy trong lab với lại cái nghiên cứu mà Đông đang làm. Đông cũng giới thiệu Thuý với cô bé làm chung lab. Cô bé nhỏ nhắn, khá xinh xắn, cũng là dân Việt Nam nhưng không nói được tiếng Việt do sinh ra bên này. Thuý bảo: “Trông bạn không giống người Việt Nam lắm”. Phương bảo: “Thật không? Mẹ tôi là người Việt, bố là người Sing.” Phương chào chúng tôi rồi đi về trước. Thuý nhìn Đông, bảo: “Cô bé đó xinh quá. Sao Đông không cưa đi.” Đông cười, lắc nhẹ đầu: “Không phải tuýp của tui”. Đông đóng cửa rồi chúng tôi đi ra.

Lúc ngồi trên xe, Đông hỏi bây giờ muốn làm gì? Tôi chả có ý tưởng gì. Ở đây đã mấy tháng mà tôi chả bao giờ đi ăn hay đi chơi ở downtown cả. Cuối cùng quyết định dạo một vòng quanh toà nhà làm việc của thống đốc bang, rồi qua bên khu phố cổ gần đó. Cũng chả có gì đặc biệt. Xong rồi lại đi ăn. Phở.

(Còn nữa nhưng làm biếng quá, chừng nào siêng thì viết tiếp).

Sunday, January 28, 2007

Ăn trưa cuối tuần

Cả tuần mới được thong dong ăn trưa một lần. Thôi thì cũng cố cho nó tươm tất tí.

Canh riêu cá hồi với cà chua và thì là. Không có mẻ, phải xài chanh. Nhà có cây chanh to lắm trái nhiều nữa.

Thịt sườn heo ướp tỏi, ngũ vị hương (cất trong tủ cả tuần nay), khi chiên cho thêm tí sốt teriyaki.

Image

Saturday, January 27, 2007

Mỗi ngày hãy làm một điều mới lạ

Hai ông bà chủ nhà có treo một tấm lịch ghi những điều có thể làm cho cuộc sống hàng ngày mới lạ hơn. Mỗi tháng họ lại lật sang một trang mới. Đây là danh sách những điều hãy làm trong tháng 1 này.

Mình không để ý là họ có thực hiện những điều đó không, cho đến ngày hôm qua. Bà cụ nướng bánh, mùi khét toả khắp nhà . Mà có hề gì, phải không?! Miễn là cảm thấy cuộc sống này vui vẻ là được rồi.

Image

Xem ra có những điều mình không thể làm được rồi, ví dụ như cái số 25 và 30 (với ai bây giờ!? )

Thương nhớ Davis (2)

Tôi đi ra hành lang tìm thằng Carlos, bảo nó ngồi thảo luận chon xong cái bài báo cáo để tôi còn đi. Nó đang làm dở bài tập, nên lười mở cái báo cáo kia ra. Tôi đành lục lọi trong đống giấy tờ nó để trên bàn rồi tự sửa lấy. Nhưng không kịp, chỉ còn có 20 phút nữa là tới giờ tàu đến. Tôi lại vứt lại cho nó và nhờ nó làm nốt phần còn lại, vì “tao phải đi đón bạn”. Nó cũng thông cảm, gật đầu cười toe toét.

Nó lại hỏi: “Còn lịch thí nghiệm tuần tới thì sao?”. “Mày cứ chọn đi rồi báo cho tao lả được.” Tôi với nó học chung tất cả các môn trong học kỳ này nên lịch của nó với của tôi là như nhau.

Tôi chạy sang building kế bên tìm Đông. Đông cũng là bạn học cùng lớp với tôi hồi trung học, giờ đang học về Vật liệu. Đông đang ngồi sửa bài báo chuẩn bị nộp. Đông hỏi: “Khoẻ không?” (Câu cửa miệng của dân bên này). Tôi hổn hển bảo: “Thuý đang trên đưồng đến đây, sẽ đến ga lúc 11h45.” Đông hỏi: “Sao biết?”. “Thuý email cho tui, bảo là đi chuyếu tàu lúc 11h45”. Đông bảo: “Mấy hôm trước Thuý có email bảo là khi nào đến ga sẽ gọi điện.” “À, tại tôi đưa trang web lịch tàu cho nó, nên nó mới biết chính xác giờ đến”. “Thế bây giờ đi ngay ra ga à?” Tôi gật đầu: “10 phút nữa tui quay lại nhé. Đông có kẹt gì không?”. “Không”.

Tôi quay trở lại building của khoa tôi. Gần trưa nên bọn nó tản ra đi ăn hết, chỉ còn có ba thằng lớp tôi. Thằng Peter vẫn ngồi làm nốt bài tập, vừa làm vừa gặm sandwich. Thằng Carlos thôi kkhông học nữa, đứng tựa lan can lầu nói chuyện điện thoại với vợ. Tôi xếp sách vở tài liệu lại bỏ vào balô. Thằng Ashay hỏi: “Mày về luôn à?” Tôi toét mồm cười, gật đầu. Rồi vác balô, đi sang bên kia.


Đông gõ nốt mấy từ rồi đóng máy lại. Tôi và Đông đi ra bãi đậu xe. Bãi đậu xe ngút mắt. Tôi không biết lái xe, cũng chẳng quan tâm đến xe hơi. Với tôi chiếc nào chạy chắc cũng như chiếc nấy, chỉ có đẹp hay xấu mà thôi.


Gần trưa nên bãi xe vắng người. Nhìn quanh chỉ có hai đứa tôi giữa một rừng xe. Lên xe, tôi ngồi trước bên cạnh Đông, thắt dây an toàn. Xe đậu dưới nắng lâu nên không khí hầm hập và có mùi khó chịu. Tôi cảm thầy khó thở. Bình thường thì tôi chả có say xe bao giờ.

Đông lái xe theo đường vành đai của trường, rồi đi vào downtown. Đông có vẻ háo hức muốn gặp Thuý, còn tôi thì chả thấy gì đặc biệt. Có lẽ tại vì hai đứa tôi chat chít trên mạng cũng thường, với lại năm ngoái có thời gian hai đứa làm việc chung mấy tháng, cãi nhau suốt. Ở trên mạng vậy mà hay, ít cãi hơn. Tôi cảm thấy khó thở, nhưng Đông lại nghĩ là tôi hồi hộp. Đông cứ nghĩ tôi và Thuý có gì đó với nhau, trong ngần ấy năm.


Từ trường đến ga chỉ có hơn 1 dặm, nhưng phải đi vòng. Vả lại, đừơng ở Davis không có đèn đỏ đèn xanh, đến mỗi ngã tư đều có bảng stop nên phải dừng suốt. Đây là lần đầu tôi ngồi xe hơi đi ra ga thế này.

Xe ngoặt vào cổng phụ của ga rồi chạy chậm chậm vào bãi xe. Có bảng báo permit only. May mà còn có một chỗ cho đậu 20 phút. Hai mươi phút là đủ rồi, tôi cười.

Ga ở town nhỏ, buổi trưa nên vắng. Ngoài đường vắng tanh. Có khoảng chục người chờ ở gần đường lên tàu. Văng vẳng tiếng thông báo từ trong phòng vé. Cái micro hình như có vấn đề, tiếng của ông bán vé nghe cứ lạo xạo. “Tàu 517 đi Sacramento đến lúc 12h15.” Tôi vào trong phòng chờ, thấy đúng là cái tàu đến từ San Jose. Vậy là trễ rồi. Chả biết làm gì, hai đứa lấy mấy cuốn lịch tàu chạy, mấy cái bản đồ du lịch, mấy cái tờ quảng cáo nhà nghỉ đọc vẩn vơ. Đông chép miệng than: “Ngồi đây chắc lát nữa thế nào cũng gặp Supervisor của tui. Thứ sáu nào bả cũng về sớm lúc gần trưa.” Tôi trấn an: “Chắc bả đi chuyến khác, chứ đi bộ từ trường ra đây cũng mất gần nửa tiếng chứ ít gì.”

Hai đứa trở ra xe, ngồi vào lái đi 1 vòng sân rồi đậu vào slot kế bên để tránh bị phạt. Lại thấy ngốt.


Tiếng còi tàu hú từ xa dè dặt, vui mừng. Tôi nói:"Chắc chiếc này.". Bọn kia vẫn ngồi bình thản. Hai đứa lại đi đến gần đường tàu. Ở đây không có rào chắn giữa đường tàu và nhà ga. Ai muốn lên tàu cũng được, không cần vé. Nhưng lên đó rồi thì phải mua vé đắt hơn 50%.

Tôi đứng cách đường tàu hơn chục mét, nhìn dọc theo thân tàu. Trên tàu cũng vắng, người ngồi trên tàu bình thản và lơ đãng nhìn chúng tôi trên sân ga. Đây là ga lẻ. Nơi tôi sống buồn tẻ. Nơi tôi đứng cũng thế.

Khoảng hÆ¡n chục người xuống tàu, Ä‘i vào sân. Vài người chắc là dân địa phÆ°Æ¡ng. Má»™t anh lính. Mấy người khách du lịch. Má»™t bà da Ä‘en to phục phịch, Ä‘i lắc lÆ° mỡ là mỡ. Má»™t thằng nhóc hippy mặc quần jean rách, thắt lÆ°ng làm bằng băng đạn của súng trường. Má»™t con bé tóc vàng mặt lấm tá
º¥m mụn. Sau con bé là má»™t cặp vợ chồng già. Thuý.

Thuý xoã tóc, mặc áo pun, quần jean, đeo kính (không phải cận, vì đã giải phẫu bằng laser), kéo theo một cái balô nhỏ. Thuý nhìn thấy hai đứa tôi thì toét miệng cười.
Hai đứa tôi tiến đến. Tôi đỡ cái balô. Thuý nói: “Tàu gì mà chậm rì. Lại còn trễ nữa chứ. Bực muốn chết”. Tôi bảo: “Chắc bà xui, tui đi mấy lần có bị gì đâu”. Đông cười: “Khoẻ không?”. Thuý so vai. “Trời ơi ở trên này lạnh quá. Phải biết vậy tui đem áo ấm của tui. Không có phải lấy tạm cái áo của bà cô tui. Nó rộng rinh, xấu hoắc. Tui không muốn mặc, cất trong giỏ rồi.” Tôi cười: “Rộng gì, bà mà cũng mặc vừa áo size nhỏ nữa á?”. Thuý nguýt tôi. Đông nhìn hai đứa, lặng lẽ cười. Lúc nào Đông cũng ít tiếng ồn hơn hai chúng tôi.

Thuý than đói. Ba đứa rủ nhau đi ăn. Tôi không muốn ăn đồ Thái, chỗ hôm mới qua Đông có chở đi ăn một lần. Chả có vị gì của Thái cả, chắc là nấu cho dân Tây ăn nên thế. Mà hy vọng gì bọn Tây ăn được đồ cay và nồng gia vị.

(còn nữa)

Friday, January 19, 2007

Hoàng Kim Giáp và Lôi Vũ

Hoàng Kim Giáp là phim kiếm hiệp (đúng ra là phim cổ trang có đánh nhau) thứ ba của Trương Nghệ Mưu có sự nhúng tay ngay từ đầu của Sony Classic với ý đồ chạy đua cho giải Oscar (laị bị loại nữa rồi ) cho nên cũng ít nhiều để ý nhắm vào khán giả Tây. Phim này là sự dung hoà giữa 2 phim trước: không khó hiểu như Anh Hùng, không dễ hiểu như Thập diện mai phục. Duy chỉ có độ màu mè chói chang là hơn hẳn. Nếu trong hai phim kia có nhiều gam màu khác nhau thì trong phim này chỉ có duy nhất một màu vàng choé, nhìn nhức cả mắt. (Nhờ đồ đạc làm bằng vàng thật nên bọn giám khảo Oscar nó đề cử cho cái giải Thiết kế trang phục). Vì vậy mà càng cảm thấy không khí phim căng thẳng hơn chăng?

Nội dung phim, như đã đựơc tuyên truyền, là dựa trên vở kịch Lôi Vũ, duy chỉ có thời gian được lùi về thời Đường (hình như là giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc như của Dạ yến, vì thấy nhân vật Vua phải cưới công chúa nước kế bên để củng cố quyền lực). Các tuyến nhân vật chính được giữ nguyên (nếu mình nhớ khộng lầm, vì chỉ xem Lôi Vũ có 1 lần trên TV lúc còn bé tí, với một dàn diễn viên toàn sao hồi đó (và bây giờ). Một chút so sánh phim và kịch (mình chỉ biết Lôi Vũ dựa trên bản dựng đã chiếu trên TV từ hồi xưa, chứ thật ra cũng chả biết kịch đó có dựng sát với nguyên tác không nữa):

Đạo diễn đã điều chỉnh một chút nội dung bằng cách đưa nhân vật Nhị hoàng tử vào thay cho Lỗ Đại Hải (con của Chu Phác Viên và Thị Bình, sống với Thị Bình) dù tính cách thì gần như vẫn thế. Nhân vật Tam hoàng tử cũng mềm yếu, nhưng có tính cách thay đổi bất ngờ vào phút cuối và không yêu đương thầm lặng gì cô cung nữ. Thái y thì lại là một người tốt hết lòng thương vợ thương con. Có vẻ như đạo diễn muốn nhấn mạnh chuyện khao khát, tranh giành quyền lực nên phim có khá nhiều âm mưu thủ đoạn và chém giết. Mà âm mưu có cao siêu bí mật gì cho cam. Mình coi sơ qua là biết chuyện gì đang xảy ra liền. Chắc chỉ có bọn Tây mới thấy lạ thôi.

Tuy nhiên chính vì chuyển trọng tâm qua vấn đề khác nên đạo diễn đã làm giảm đi mức độ bi kịch của các mối quan hệ giữa Đại hoàng tử và cung nữ, giữa Vua và vợ cũ. Xem phim mà chả kịp thấy Đại hoàng tử và cô cung nữ phản ứng thế nào khi bíêt được mối quan hệ ruột thịt của hai người, hay chả thấy được tình yêu của vua dành cho vợ cũ vẫn còn dằn vặt ông như thế nào. Chính vì thế mà nhân vật cung nữ chả có cái gì để mà diễn cả, thế mà dân tình cứ sồn sồn lên rằng cô bé diễn viên sắp tiếp bứơc Củng Lợi với Chương Tử Di.

Xem xong phim rồi thì cứ nghĩ giá như ông đạo diễn mà dựng phim Lôi Vũ thì có lẽ là mình sẽ thích hơn (mình có khuynh hướng thích cái gì đó day dứt chứ không phải là khốc liệt). Căn cứ trên những phim ông đạo diễn này đã làm thì chắc chắn là cách kể chuyện giản dị sẽ hay hơn là những thứ màu mè, máu me kia. Nhưng biết làm sao được khi cả cái thế giới này đang háo hức với phim kiếm hiệp và văn hoá phong kiến phương Đông.

Dù sao thì đây cũng là một phim đáng xem. (Cố ý không tiết lộ nội dung phim để mọi người đỡ mất hứng khi xem.)

Thursday, January 18, 2007

Hoàng Kim Giáp

Image

u0110u00e3 u0111u1ecbnh chu1edd khi nu00e0o cu00f3 bu1ea3n u0111u1eb9p ru1ed3i mu1edbi xem, nhu01b0ng mu00ecnh khu00f4ng thu1ec3 nu00e0o ku00ecm u0111u01b0u1ee3c, ngay khi cu00f3 bu1ea3n camera lu00e0 u0111u00e3 tu00ed tou00e9t nhu1ea3y vu00e0o load vu1ec1. Phim quay lu00e9n, phu1ee5 u0111u1ec1 tiu1ebfng Anh thu1ec9nh thou1ea3ng lu1ea1i bu1ecb tu00f3c cu1ee7a thu1eb1ng cha ngu1ed3i tru1ee9u01a1c camera che mu1ea5t, tuy vu1eady, chu1ea5t lu01b0u1ee3ng hu00ecnh u1ea3nh cu0169ng khu00e1, chu1eafc cu0169ng cu1ee1 80%. Hu01a1i tiu1ebfc, vu00ec khu00f4ng biu1ebft lu00e0 mu00ecnh cu00f3 hiu1ec3u u0111u00fang hu1ebft nu1ed9i dung phim khu00f4ng. Chu1eebng nu00e0o cu00f3 bu1ea3n DVD Rip thu00ec su1ebd xem lu1ea1i lu1ea7n nu1eefa. Image Image Image

Ở nhà mới

Sau lần không mướn được phòng của thằng nọ, mình cấp tốc hẹn gặp một nhà khác vào hôm sau. Nhìn cái tên có vẻ là người Đức, lại yêu cầu người thuê là sinh viên sau đại học, mình nghĩ chắc là thằng chủ nhà cũng là sinh viên nước ngoài như mình. Thế thì tốt rồi. Vả lại giá nhà lại rẻ so với mặt bằng chung ở đây. Cơ hội tốt mà không chụp lấy cũng uổng.

Thế là ngày hôm sau, dù trời vẫn mưa lắc rắc, lại là Chủ nhậtt, xe buýt không chạy nên mình đành phải mượn tạm xe của thằng ở chung nhà. Mới chạy được có mất thứơc thì mình suýt té úp mặt xuống đường, vì cái xe của nó yên thì cao, mà cái thanh ngang trên cổ xe chả hiểu tại sao cứ trượt qua trượt lại. May mà nhảy xuống kịp. Lỡ hẹn rồi, biết làm sao được, đành phải lết chiếc xe đó đi thôi. Chả lẽ đi bộ.

Mà đúng là trời không để mình đi bộ hôm đó. Thay vì làm như thế, ổng bắt mình vừa đi vừa dắt theo chiếc xe đạp, bởi vì đi nửa chừng thì bánh xẹp lép, mà đường sá vắng tanh, chả có tiệm sửa xe dạo như ở nhà. Ở bên này, xe mà hư thì chỉ có nước ở nhà tự sửa, đem vô trường hoặc tiệm sửa xe ở downtown, mà chủ nhật thì tất cả các tiệm đều đóng cửa. Với lại giá sửa cái xe đạp (cho dù là hư nhẹ đến đâu) cũng gần bằng vứt nó đi mua xe mới, nên thôi, cố mà lết nó về nhà tự sửa cho xong. Lúc đó lại đau lòng nghĩ tới cái xe xịn của mình đang chu du ở phương nào?! Lại lầm bầm chửi tiên sư thằng ăn cắp!

May mà hôm đó mình có trừ hao nên khộng đến trễ hẹn. Chỉ có điều khi đến nơi thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại, giày lấm lem. Bấm chuông thì một ông già và một bà già ra mở cửa. Hoá ra, cái thằng đang thuê nhà của hai ông bà sắp chuyển đi qua bang khác, nên ông bà cần cho thuê nhà. Nhìn sơ qua một vòng thì đã thấy thích rồi, vì phòng khách nhìn khá đẹp với 2 cái piano và một cái tủ sách to đùng. Trên mấy cái bàn lại có mấy bình hoa tươi nữa chứ. Bếp thì rộng rãi, sạch sẽ. Sân vườn sau cũng rộng. (Chỉ có điều cái phòng của mình thì khá bé). Nhưng có sao đâu, mình lại có phòng tắm riêng nữa, quá tốt còn gì. Và quan trọng là giá thuê RẺ (còn rẻ hơn mình tưởng trứơc đó nữa, vì không phải trả thêm tiền điện nước, ga gì cả).

Xem xong qua một vòng thì đến phần thoả thuận. Ông chủ nhà rút ra một tờ giấy in sẵn các yêu cầu. Nói chung chả có gì là khó khăn đối với mình cả (nhưng với bọn Mỹ thì chắc là có). Không được gây quá ồn sau 10h đêm, không dồn chén dĩa dơ trong bồn rửa chén, không tự ý thay đổi kiến trúc nhà nếu không được phép (trời, để làm gì!?), khách đến thăm ở qua đêm tối đa 2 ngày, quá 2 ngày thì trả 5$/ ngày… Và cuối cùng: Tiết kiệm điện, nước. Bà cụ ngồi cạnh giải thích là chúng tao yêu môi trường, chúng tao là thành viên của hội bảo vệ môi trường. Quê tao ở tại đây, nện tao yêu vùng này lắm… vân vân và vân vân. (May quá, mình được cộng điểm vì cũng là sinh viên ngành môi trường, hê hê). Cuối cùng, quan trọng nhất là phải thoả thuận với chủ nhà về chuyện đi nghỉ hè để đảm bảo lúc nào cũng có người ở nhà để… cho con mèo ăn ngày hai bữa. (Má ơi!). Có vẻ như đó là lý do chính để ông chủ nhà cho sinh viên thuê nhà, chứ thường thì người già bên này khi về hưu giàu thấy mồ, việc gì phải cho người lạ ở trong nhà cho phiền phức.)

Mình đang muốn mướn cái phòng đó vì thấy quá rẻ nên cứ thế mà toe toét gật đầu. Mà mình thấy mấy cái điều kiện đó nếu họ không đòi hỏi thì mình cũng làm thế thôi. Thế là xong, đem hợp đồng về ký, chuẩn bị chuyển nhà.

Và thế là bây giờ mình sống chung nhà với hai ông bà. Mỗi sáng thức dậy nhảy vào bếp lấy đồ ăn sáng và uống sữa thì chào Good morning xong rồi về phòng ăn sáng và đi tắm rồi đi học luôn, thậm chí chả nói Goodbye vì làm biếng vào bếp lại. Chiều về lại chào Good evening, thỉnh thoảng chỉ có ông chủ ở nhà ngồi chơi đàn piano thì coi như không chào luôn, vì có chào ổng cũng không nghe (lo tập trung chơi đàn cho nó ầm ĩ mà). Bà cụ thì có nhà riêng cũng ở gần đó nên thình thoảng phải về nhà. (Hai ông bà chả phải vợ chồng đâu, chỉ là bạn già thôi.) Giờ mình nấu ăn tối thì hai ông bà đi đọc sách hay làm gì đó trong phòng làm việc nên cũng chả gặp. thỉnh thoảng lúc nấu ăn tối hay trong hai ngày nghỉ mình tán phét với bà cụ trong bếp về lịch sử vùng này, về những nơi bà đã đi, về lịch sử văn hoá châu Á (bà cụ thích văn hoá châu Á lắm, thậm chí đã tham dự lớp về Lịch sử văn hoá châu Á ở UC D nữa kìa) về Martin Luther King nhân ngày lễ mang tên ông, hay gần đây nhất là về phim Hoàng Kim Giáp nhân dịp bà cụ đọc duyệt tóm tắt phim để chọn phim đi xem. Tóm lại là những đề tài mà mình cũng có hiểu biết một tí. Mỗi lần mà hỏi bà cụ chuyện gì thì coi như là mất nửa tiếng tới một tiếng. Nhưng mình thích thế. Còn bà cụ thì còn thích hơn ấy chứ. (Bà cô dạy tiếng Anh của mình tư vấn là người già thích cho lời khuyên, truyền kinh nghiệm, nên cứ hễ đựơc ai hỏi là thích hà.)

Nhưng với ông chủ nhà thì mình chưa nói chuyện với ổng lần nào. Vì chả có bao giờ ổng vào bếp lâu cả đâu. Kế hoạch cho tuần này là phải tìm cách tán phét với ổng 1 lần. Dù sao thì sống chung 1 nhà cũng phải tạo quan hệ cho thân thiết tí, chứ chả nhẽ ngày chào hai câu Good morning và Good evening rồi là xong sao!?

Mà giờ nghĩ lại mình thấy hình như mình hợp với mấy người già hay sao ấy. Chắc tại mình ngoan. Với lại quan niệm và kiểu sống của mình cổ (hủ) chắc cũng tương đương với mấy người đó nên dễ nói chuyện cũng nên.

Sunday, January 14, 2007

Snakes on a plane

Image

Coi phim này mấy ngày rồi bây giờ mới thấy hoàn hồn. Mình vốn sợ rắn nên thấy một bầy đủ loại, đủ màu sắc, đủ kích cỡ loe ngoe trườn trườn là nổi da gà lên hết. Nhưng coi xong cái phim này, ấn tượng chả để lại mấy, trừ chuyện: Xạo bà cố.

Image

Có đứa nào ngu gì mà đem cả mấy con trăn to như cái cột nhà lên máy bay không? Chả để làm gì hết. Mình mà thực hiện kế hoạch này thì chỉ đưa mấy con be bé bằng ngón tay thôi, nhưng màu sắc phải rực rỡ tí, đầu phải có gai hay bành bạnh tí cho nó ấn tượng. Trăn thì nặng nề béo ú nuốt 1 người xong là hết, chỉ còn nằm chịu chết chứ làm được gì. Mấy con rắn nhìn thì có vẻ hung dữ nhưng chả có độc gì mấy. Có đứa bị cắn mà vẫn tỉnh táo toe toét cười cho đến hết phim luôn. Còn nữa, rắn cắn mà cứ như là muốn ăn thịt người ta ấy, phập vào rồi dínhc ứng luôn, thân hình quất qua quất lại cứ như là bị mắc lưới.

Image

Lúc mở cửa máy bay trên không cho rắn nó bay ra, rốt cuộc chả có hành khách nào bay theo hết. Coi như cũng được đi, dây an toàn của máy bay tốt, nhưng mà sau khi rắn bay hết thì áp suất trong máy bay trở lại bình thường hay sao ấy, chả thấy ai bị quăng giật gì nữa hết. Nói túm lại hễ thằng cha đạo diễn muốn hỗn loạn là hỗn loạn, muốn yên lặng là yên lặng, chả cần biết là có hợp lý hay không.

Và cuối cùng, phải tỏ lòng hâm mộ cực kỳ đến người thuyết minh phim. Không có bất cứ lời thuyết minh nào trong phim mà phù hợp với lời thoại của diễn viên hết, ngay cả những câu đơn giản nhất. Hình như là người dịch phim không nghe được tiếng Anh, chỉ ngồi coi diễn biến trong phim rồi đặt ra lời thoại thôi. Vậy mà cũng phù hợp hoàn cảnh phết. Bằng chứng là hổng có cái comment nào trên cái trang web coi phim đó than phiền về chuyện thuyết minh hết. (Dĩ nhiên là những phần dích dắc trong phim thì người đó không thể nào tưởng ra được, nên bịa sai bét.) Nếu mình không nghe được thì mình cũng tưởng thuyết minh đúng cũng nên. Công nhận tài ứng biến, tưởng tượng của người dịch phong phú. Không khéo đi làm biên kịch cho phim Việt Nam còn tốt hơn bọn chuyên nghiệp.

Ai muốn biết thử tài của người dịch hay cỡ nào thì thử vào đây mà coi.


Part.1: http://www.dailymotion.com/anychanh/video/xx1cl_ran-doc-tren-khong-part1
Part.2: http://www.dailymotion.com/anychanh/video/xx2ae_ran-doc-tren-khong-part2

Saturday, January 13, 2007

Chán cơm thèm phở

Hê hê, đặt cái tít giật gân câu khách tí thôi.

Tối hôm qua nằm xem mấy tập phim Mùi ngò gai. Xui làm sao lại đúng mấy tập nhân vật chính vào làm trong tiệm phở. Trời ơi là trời, cứ thấy cảnh tiệm phở với mấy người ngồi ăn xì xụp là thèm chảy cả nước miếng. Cứ nghếch mũi hít lấy hít để mà chả thấy mùi đâu. Hic, đau khổ hết cả đêm. (Thật ra mình cũng đâu có thiếu thốn gì đâu, mới ăn hồi thứ sáu tuần trước lúc TT nó ở đây).

Sau một đêm ngủ nằm mơ thấy toàn phở là phở thì sáng nay mình quyết định nấu phở. Phải ra chợ phiên thứ bảy mua rau thơm, rồi đi mua giá, mua hành, mua thịt. Khốn nỗi chỗ bán rau thì không có thịt mà chỗ bán thịt lại không rau thơm. Thôi vì sự nghiệp ăn uống, sẵn sàng hy sinh vậy.

Chừng nào nấu xong sẽ cho mọi người coi hình. Mấy lần trước cũng có nấu phở nhưng là phở gà, lần này quyết tâm nấu phở bò luôn cho nó đúng điệu.

Và đây, hàng về ... Tô tái nạm gầu đặc biệt đây! Trời ơi, ngon khủng khiếp!

Image

Híc, tính ra nấu cái này còn tốn tiền hơn là đi ăn tiệm nữa. Hôm nọ đi ăn ở Sacramento có $5.5 /tô lớn thôi hà. Nấu cái này tốn quá nhiều thời gian mà lại tốn tiền nhiều nữa. Đi ăn tiệm khoẻ mà lại rẻ.

Friday, January 12, 2007

No phở thì lại nhớ cơm


"Home"
Michael Buble


Another summer day
Has come and gone away
In Paris and Rome
But I wanna go home
Mmmmmmmm

Maybe surrounded by
A million people I
Still feel all alone
I just wanna go home
Babe I miss you, you know

And Iu2019ve been keeping all the letters that I wrote to you
Each one a line or two
u201cIu2019m fine baby, how are you?u201d
Well I would send them but I know that itu2019s just not enough
My words were cold and flat
And you deserve more than that

Another aeroplane
Another sunny place
Iu2019m lucky I know
But I wanna go home
Mmmm, Iu2019ve got to go home

Let me go home
'Cause Iu2019m just too far from where you are
I wanna come home

And I feel just like Iu2019m living someone elseu2019s life
Itu2019s like I just stepped outside
When everything was going right
And I know just why you could not
Come along with me
That this is not your dream
But you always believed in me

Another winter day has come
And gone away
In even Paris and Rome
And I wanna go home
Let me go home

And Iu2019m surrounded by
A million people I
Still feel all alone
Oh, let me go home
Oh, I miss you, you know

Let me go home
Iu2019ve had my run
Baby, Iu2019m done
I gotta go home
Let me go home
It will all be all right
Iu2019ll be home tonight
Iu2019m coming back home

Saturday, January 6, 2007

Blood diamond

Vừa rồi, do phải đi chơi giết thời gian với một người bạn cũ rất thân đã cất công lặn lội xa xôi đến chỗ heo hút này để thăm tôi, tôi thậm chí hăng hái phá lệ đến 2 lần. Lần đầu là vui vẻ đồng ý đi hát karaoke, nhưng trời còn thương tôi, tiệm karaoke không mở cửa. Thế là phải thay thế bằng cách đi xem phim ở rạp. May mắn đủ điều, bởi vì cũng tốn chừng ấy tiền, giết được chừng ấy thời gian mà tôi không phải làm khán giả (duy nhất) cho liveshow “Người tình mùa đông - 10 năm 2 nẻo đường” của đôi song ca bất hủ của lớp tôi ngày xưa.

Tôi vốn có ác cảm với Leo Di Caprio, cho dù anh chàng măng sữa đã chìm cùng chiếc Titanic trên màn ảnh tới nay đã gần 10 năm. Vì thế, mỗi khi thấy trong danh sách diễn viên có tên anh chàng này thì coi như phim đó bớt được gặp một vụ vi phạm bản quyền (khi có internet, tôi chỉ load phim về xem chứ chẳng khi nào ra rạp xem). Lần này, phải xem phim “tiếp khách” nên tôi cũng chẳng chuẩn bị trước là nên xem phim nào. Đến nơi thì thấy suất gần nhất (lúc 9h30 tối) là dành cho Blood diamond. Thế là quyết định xem luôn, vì chẳng thể nào chờ phim khác.

Image

Một bộ phim hành động khá hoàn hảo. Bối cảnh là cuộc nội chiến ở Sierra Leon vào những năm cuối thế kỷ trước. Đất nước này có kim cương, và đi kèm với nó là nội chiến. Chính phủ tìm cách ngăn chặn buôn lậu kim cương nhưng cũng đồng thời câu kết với các trùm tập đoàn bụôn bán kim cương trên thế giới. Quân phiến loạn thì ra sức kiểm soát các khu vực mỏ kim cương để lấy đó làm nguồn mua vũ khí chống lại chính quyền. Rốt cụôc, cũng như trong bao cuộc chiến giành quyền lực khác, chỉ có những người dân thường phải hứng chịu chết chóc và đau khổ. Phiến quân tàn sát phụ nữ, bắt đàn ông đi làm phu đãi kim cương, bắt trẻ em cầm súng bắn giết chính đồng bào mình. Quân chính phủ thì cũng khác gì mấy, có chăng là ở bộ đồng phục khoác trên người.

Solomon Vandy, một anh thợ chài ở một làng quê nhỏ bé thanh bình bị bắt đi đào kim cương trong khi vợ và 2 con gái bị (được) đưa đến trại tị nạn ở Guinea còn đứa con trai thì trở nên thủ lĩnh của đám lính trẻ trong binh đoàn quân phiến loạn. Cả anh và Danny Archer (Leo Dicaprio) đều hiểu rằng tìm lại viên kim cương hồng mà anh đã giấu tại bãi khai thác là cách duy nhất giúp họ thoát khỏi cuộc sống đầy bất trắc mà họ đang phải đối mặt.

Truyện phim đơn giản, có thể dễ dàng đoán được kết thúc của nó. Nhưng cái gây cảm giác day dứt nhất là những cảnh tàn sát thường dân không thương tiếc trải dài từ đầu đến cuối phim của cả hai phe chính phủ và quân phiến loạn, hay cảnh những đứa trẻ mới tháng trước còn vui vẻ cắp sách đi học nhưng giờ đã trở nên lờ đờ say thuốc và sẵn sàng xả súng vào bất cứ ai. Nếu không có những dòng giới thiệu từ đầu phim, tôi không thể nào nghĩ đó những chuyện đó lại xảy ra chỉ mới mấy năm trước, và hiện chắc cũng còn rải rác đâu đó ở các nước nghèo đói. Ở những nơi đó, mạng sống con người mong manh hơn bất cứ gì, và nhân tính con người còn mong manh hơn thế.

Đây là phim Hollywood hay nhất trong mấy năm gần đây mà tôi xem. Chỉ có một điều là trong một dịp như thế này mà xem bộ phim này thì cảm giác hội ngộ vui vẻ bị những ám ảnh của bộ phim lấn lướt phần nào. Nhưng nhờ bộ phim này mà tôi nghĩ ra một cách hay. Nếu có ai muốn bạn tặng họ nhẫn kim cương thì thay vì dẫn người đó đến cửa hàng trang sức, tôi khuyên bạn tặng họ vé xem phim Blood diamond. Bảo đảm sau khi xem xong, người đó sẽ hết muốn mua kim cương. Còn nếu họ vẫn còn muốn đeo kim cương thì bạn cũng nên bỏ người đó đi là vừa. Tiện chưa! .

Thursday, January 4, 2007

Truyện đọc trên máy bay

Tôi khộng có thói quen đọc mấy cuốn báo đầy hình quảng cáo trên các chuyến bay. Lần này đi Houston, tôi đã chuẩn bị trước một cuốn sách nói về kỹ thuật chọn góc chụp ảnh căn bản, nhưng hoá ra trong đó cũng toàn là hình và chỉ trong vòng có một tiếng tôi đã đọc xong hết. Thông tin thì nhiều nhưng vì chả có thực tập được nên tôi lướt rất nhanh. Hơn 1h còn lại, chả biết làm gì tôi giở mấy cuốn tạp chí trước mặt ra để giết thời gian.

Trái với suy nghĩ của tôi lâu nay về những thứ nhàn nhạt, đèm đẹp viết trên mấy cái tạp chí kiểu như thế, cùng với một đống hình quảng cáo, lần này trong quyển Hemispheres tháng 12 có nhiều truyện ngắn. Tôi chọn đọc truyện có vẻ dài nhất, một phần bởi vì cái tựa có vẻ là lạ. Thật may mắn cho tôi, nếu tôi có mang them một cuốn sách nào khác thì chắc là tôi đã bỏ lỡ mất một câu chuyện cảm động. Cả câu chuyện là một hành trình dài nhưng được kể với giọng điệu nhẹ nhàng, giản dị nhưng thật lôi cuốn. Và chỉ khi đến câu kết thúc thì tôi nhận thấy cảm xúc của mình suýt nữa không kềm lại được.

Từ đó tôi mới để ý về truyện vừa đọc. Hoá ra đó là một trong những truyện đã từng được đăng trên Hemispheres 6 năm về trước cũng vào dịp Noel, và rất được yêu thích. Bây giờ, họ lại cho đăng lại lần nữa, cũng vào dịp Giáng Sinh trên cùng một tạp chí. Thật may mắn, bởi vì 6 năm trước tôi chẳng bao giờ nghĩ mình sẽ được ngồi máy bay, chứ nói gì được bay trong nước Mỹ.

Do tiếng Anh của truyện khá đơn giản, tôi quyết định dịch sang tiếng Việt, coi như một cách rèn luyện tiếng Việt vốn đang bị rơi rụng dần sau một thời gian dài không viết tập làm văn kể từ lúc tốt nghiệp phổ thông.

Wednesday, January 3, 2007

Món quà của cha

Truyện kể từ hàng ghế 22A và B.

Ngày 24 tháng 12 năm 2000

“Hai vợ chồng người Anh ở ghế 30 muốn uống trà.”

“Được rồi, để đó tui lo cho.”

Janet Pierce và Donna Stapleton nhẹ nhàng lách tránh nhau trên lối đi giữa hai hàng ghế của chiếc 747. Bữa trưa đã xong, và đa số hành khách trên chuyến bay buổi chiều ngày Giáng Sinh đi từ Brussels đến New York đang ngủ, đọc sách hoặc xem phim.

Hai tiếp viên này quen nhau từ ngày họ tham gia khoá huấn luyện hàng không 2 năm về trước, và hiện đang thuê chung một căn hộ ở phía Tây New York, nhưng nhiều khi họ chẳng gặp nhau trong nhiều tuần. Bởi vì chuyện chọn lựa chuyến bay và ngày nghỉ căn cứ vào thâm niên, cả hai biết thế nào mình cũng phải làm việc vào những ngày lễ, và họ đăng ký cùng một lịch bay cho tháng 12.

Janet đem trà đến cho hai vợ chồng người Anh. Lúc quay lại buồng, cô thấy tại hàng ghế số 22, một người đàn ông già ngồi một mình, nhìn ra ngoài cửa sồ, chìm đắm trong suy nghĩ.

“Donna,” Janet nói, hạ giọng, “chị có để ý ông khách ở ghế 22A?”

Donna nghiêng người ngó ra ngoài buồng và đếm số hàng ghế. “ Tóc bạc, râu bạc, quần áo đắt tiền? Có chuyện gì?”

“Ừm, ông ấy không thể nào bay vì công việc, ông ấy quá già rồi,” Janet nói. “Và cái cách của ông ấy cũng không giống người đang đi nghỉ. Chắc là vì lý do nào đó khác, chị có thể thấy trên gương mặt ông ta”.

“Thế thì tại sao chị không đi lại đó và nói với ông ấy là chị quá tò mò và chị rất muốn biết vì sao ông ấy đi trên chuyến bay này?”

Janet lấy một cái khay nhỏ, đặt lên đó một ít kem và đường, và lấy một bình cà phê. “Có thể ông ấy sẽ muốn uống thêm cà phê.”

“Tôi cũng nghĩ thế,” Donna nói. “Lát nữa gặp lại nhé.”

Trên đường đến hàng ghế 22, Janet rót đầy cốc cho ba hành khách khác. Chiếc cốc trước mặt người đàn ông già kia cũng đã cạn.

“Ông có muốn dùng thêm cà phê không?”

Người đàn ông vẫn lặng lẽ nhìn ra ngoài cửa sổ và có vẻ lưỡng lự không muốn cắt đứt dòng suy nghĩ; nhưng rồi ông quay lại. “Xin lỗi?”

“Ông có dùng thêm cà phê không ạ?”

“Có,” ông nói, “Cảm ơn cô”

Giọng của ông hơi giống như ngữ điệu của một thứ tiếng khác. Janet chìa cái khay nhỏ ra, và ông đặt vào đó cái cốc. “Ông vừa đi thăm Brussel phải không?”

“Không”, ông nói, “Tôi có một mảnh đất nhỏ ở bên bờ biển nước Bỉ, và ở đó, có một nơi dưới một gốc cây già trông ra biển. Mỗi năm, vào thời gian này, tôi lại đến đó.”

“Tôi hy vọng ông sẽ kịp đón Giáng Sinh với cả gia đình.”

“Ừm. Tối nay cả năm thế hệ sẽ quay quần quanh một bàn.”

Giọng của ông ta gần như là giọng Nga, cô nghĩ, nhưng nhẹ hơn, và cô để ý rằng ông phát âm chữ t nghe lờ mờ như chữ d.

Cô rót đầy cốc cho ông. “Và bọn trẻ thì luôn mong chờ sáng ngày mai, tôi biết mà.”

“Chúng nó rất phấn khích,” ông nói, “nhưng chúng sẽ mở quà vào tối nay, trong đêm Giáng Sinh, sau bữa tiệc tối.” Ông cầm lấy cái cốc. “Đó là truyền thống của người Ba Lan.”

“Đó có phải là quê của ông không? Ba Lan?”

“Phải, ở Nizkowice, miền Đông Ba Lan. Ừm, bây giờ thì là thế. Khi tôi được sinh ra, thành phố vẫn là một phần của Nga. Nó trở về với Ba Lan sau khi tôi ra đi.”

“Khi nào thế ạ?”

“Năm 1920.”

Janet đoán tuổi của ông vào khoảng 80. “Chắc lúc đó ông chỉ mới là một đứa bé con.”

“Không,” ông nói, “lúc đó tôi 14 tuổi.”

Janet lại nhẩm tính; cô không giấu được vẻ ngạc nhiên.

“Phải,” ông gật đầu. “Tôi đã 94”

“Và ông …” cô nhìn vào mấy cái ghế trống cạnh ông.

“Đi một mình? Đúng vậy. Tay chân tôi có chậm chạp thật, nhưng đầu óc thì không; chưa đâu.”

“Hồi đó ông rời Ba Lan đến Mỹ à?”

“Lúc đó, chúng tôi gọi là ‘Hoa Kỳ’, đúng vậy, chúng tôi gọi như thế”

“Chúng tôi?”

“Cha tôi và tôi.”

“Mất bao lâu ạ?”

“Ba tháng rưỡi.”

“Cháu không biết là đi đường biển phải mất ngần ấy thời gian.”

“Đi tàu chỉ có 2 tuần. Chúng tội phải đi bộ băng qua Châu Âu trong 3 tháng.”

“Ông…” Janet kinh ngạc, “ông đã đi băng qua cả Châu Âu?”

“Chúng tôi không có đủ tiền để đi tàu hoả; chúng tôi không có cách nào khác. Sau đó thì đi tàu băng qua eo biển nước Anh, và đi tàu khác từ Liverpool đến New York.

“Đến Đảo Ellis?” cô hỏi.

“Đúng vậy, ngang qua tượng Nữ Thần Tự Do.”

Một hành khách ở cách đó 3 hàng ghế giơ cái cốc không lên.

“Xin lỗi ông,” Janet nói, gật đầu với người khách nọ, “nhưng cháu có thể quay lại và nói chuyện tiếp với ông đựơc không?”

“Được,” ông cười, “tôi rất vui.”

Janet rót đầy cốc cà phê cho người khác nọ rồi quay về cất khay và bình cà phê trong buồng tiếp viên. Donna nhìn cô. “Ông ấy không có chuyện gì để nói à?”

“Chị có thể lo dùm tôi một lúc được không?”

Donna cười. “Tất nhiên.”

Janet quay lại hàng ghế 22 và ngồi xuống. Người đàn ông già đang nhìn vào một thứ có vẻ như là một cái đồng hồ; và sau đó ông đưa nó cho cô. Trên mặt nó không có số, chỉ có 4 chữ cái, và thay cho mấy cái kim đồng hồ là một lá kim loại nhỏ mỏng mảnh dao động quanh chữ Bắc. Cô chợt nhận ra sự quan trọng của nó.

“Cô lật mặt sau của nó đi.” Ông nói.

Dòng chữ được khắc cẩn thận trên mặt sau: “Jan Glodek,” “Józef Glodek,” và “1920.”

“Tôi là Józef Glodek,” ông nói khi cầm lại chiếc la bàn và nhìn kỹ nó. “Đây là thứ đã dẫn đường cho chúng tôi, và tôi giữ nó hơn 80 năm nay.”

“Ông đã đi bộ bao xa?”

“Hơn 1000 dặm, nhưng tôi cũng không biết chắc lắm. Chúng ta không thể đi bộ theo đường thẳng như khi chúng ta bay. Chúng ta phải đi theo bất cứ con đường nào mà ta thấy và chỉ việc cố gắng luôn hướng về phía Tây. Nhưng mỗi dặm thì khoảng 2000 bước chân, và 1000 dặm là tương đương 2 triệu bước.

“Vì sao ông lại rời bỏ Ba Lan?” cô hỏi.

“Không ai ở Nizkowice hiểu tại sao chúng tôi rời đi. “Ba Lan cuối cùng đã được tự do”, họ nói. “Xứ sở này lại thuộc về chúng ta.” Và họ đã đúng. Lần đầu tiên trong vòng 120 năm, nước Ba Lan lại xuất hiện. Nga, cùng với Đức, và Áo, đã xâm chiếm Ba Lan và chia cắt nó từ năm 1795, mỗi nước chiếm phần gần biên giới nước họ, và Cuộc Đại Chiến, Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, đã trả đất nước về lại cho chúng tôi. Sau đó, người Nga lại xâm chiếm nước chúng tôi lần nữa, và phải mất 2 năm chúng tôi mới đẩy họ ra khỏi biên giới.
“Trận chiến ở Warsaw vào tháng 8 năm 1920 là một bứơc ngoặt. Khi người Nga bắt đầu rút lui, chúng tôi biết là chúng tôi sẽ tự do; và sau đó cha tôi trở về.”

“Nhưng rồi hai người lại bỏ đi,” Janet nói.

“Tôi không muốn thế. Tôi lúc đó chỉ là một đứa bé, và tôi tin tất cả những gì người ta nói. Nhưng cha tôi thì không. “Chưa kết thúc đâu,’ ông nói. ‘Nó sẽ lại diễn ra.’ Ông hiểu rằng chúng tôi đang sống ở ngay trên chiến trường của Châu Âu. Nếu một nước Tây Âu muốn xâm chiếm Nga, họ phải đi ngang qua Ba Lan, và mỗi khi Nga muốn tấn công Châu Âu, họ phải băng qua Ba Lan. Chúng ta không thể nào sống và cấy cày trên một chiến trường.

“Phần lớn nước Ba Lan bằng phẳng, và không có chướng ngại thiên nhiên, nên rất thuận tiện cho việc hành quân. Chúng tôi không như Thuỵ Sĩ, an toàn sau các dãy núi. Tôi nhớ cha tôi từng nói: “Chúng ta là một đất nước vĩ đại, với một dân tộc vĩ đại, nhưng chúng ta ở không đúng chỗ.”

“Trong chiến tranh thế giới, khi những người đàn ông Ba Lan bị bắt lính, cha tôi bị bắt đánh nhau cho quân Nga. Ông nói điều đó cực kỳ lộn xộn, họ không có tổ chức gì và cũng chả được trang bị gì. Họ thậm chí còn không có đủ súng và đạn dược. Và trong các trận đánh, khi họ phát tin bằng radio về các hướng hành quân, họ thậm chí cũng không biết cách mã hoá.”

“Vì thế, không lâu sau tiểu đoàn của cha tôi bị lính Đức bao vây và bắt sống, họ bắn hết người Nga rồi đưa tất cả lính người Ba Lan đến mặt trân phía Tây.

“Trong ba năm, cha tôi đã đánh và đào chiến hào cho người Đức ở Verdun, Somme, và Passchendaele, cho đến mùa thu năm 1918, khi người Đức triệt thoái. Ông tự nhủ không biết người Đức có quyết định rũ bỏ những người Ba Lan như đã từng rũ bỏ những tù binh Nga hay không, vì thế một đêm nọ, ông trườn 300 m băng qua khu vực tranh chấp giữa 2 bên và đầu hàng một đại đội quân Mỹ.

Sau chiến tranh, những người đàn ông trở về nhà với những thứ họ trộm được hay nhặt được từ những người chết. Cha tôi về nhà với một thứ còn quý giá hơn – một mảnh giấy có tên và địa chỉ của một người lính Mỹ.

“Để được vào Mỹ, nếu cô không có tiền, phải có một người bảo lãnh bảo đảm là cô không là gánh nặng của chính phủ. Cha tôi và người lính nọ, Thomas Stafford, đã thư từ qua lại vài lần, bàn bạc cách mở vài cửa hàng bánh ngọt ở New York. Và khi cuộc chiến của người Ba Lan chống lại người Nga bắt đầu, cha tôi lại ra trận.

Khi ông trở về, vào tháng 9 năm 1920, mẹ tôi đã mất trong một dịch cúm, và có một lá thư, từ Mỹ, đang chờ ông. Stafford viết thư cho cha tôi bởi vì nước Mỹ chuẩn bị đóng cửa. Tất cả dân di cư sẽ được xét nếu đến trước năm 1921. Cha tôi tìm hiểu lịch tàu chạy, chọn một ngày tàu đến, và gửi lá thư cuối cùng cho Stafford. Trong năm ngày, chúng tôi bán tất cả những gì chúng tôi có và đi khỏi Nizkowice.

“Sức khoẻ của cha tôi không tốt. Mà làm sao khác được, sau 6 năm chiến tranh? Ông không phải là người cao to gì - chỉ cỡ bằng tôi – và phổi của ông đã bị nám bởi khí phosgene. Một lần, người Đức bắn đạn cay vào chiến hào của đối phương nhưng gió đột ngột trở chiều và thổi khí độc ngược về phía họ. Những người Ba Lan không hề được trang bị mặt nạ phòng hơi độc.”

“Khi cha ông trở về, chắc là giống như một người lạ đối với ông,” Janet nói.

“Đúng vậy. Khi người Nga bắt cha tôi đi, tôi mới 8 tuổi. Khi ông trở về, tôi đã 14, và bởi tại ông, một người xa lạ, mà tôi phải lìa bỏ mọi thứ tôi quen thuộc. Tôi không muốn đi, nhưng tôi không thể nào làm khác được. Ông ấy là cha tôi. Tôi phải làm theo đúng những gì tôi được bảo.”

“Trong ngày đầu chúng tôi đi, tôi vẫn hy vọng là cha tôi sẽ đổi ý, quay lại và về nhà. Tôi nhìn ông, và ông chẳng bao giờ ngoái lại, không một lần. Và đến cuối ngày đầu tiên, tôi đã ở xa Nizkowice hơn bao giờ hết trong đời.

“Chúng tôi hầu như chẳng mang theo gì – chúng tôi đã bán mọi thứ để có đủ tiền mua vé tàu. Cùng với thức ăn đủ cho vài ngày đường, chúng tôi chỉ có hai cái chăn, một cặp bản đồ thường xuyên chỉ không chính xác, một cái la bàn, và một cuốn lịch. Cuối mỗi ngày, chúng tôi tìm chỗ để ngủ, thường là cạnh một cánh đồng hay dưới gốc một cái cây, và cha tôi lại móc cuốn lịch ra, gạch bỏ một ngày. Sau đó, ông lật đến trang cuối cùng và nhìn vào ngày 24 tháng 12 – ngày mà chúng tôi sẽ tới Mỹ.

”Trong tuần đầu của cuộc hành trình, giữa hai chúng tôi có cái gì đó gượng gạo. Cha tôi hầu như chẳng nói gì. Không phải là ông không thân thiện, nhưng ông có vẻ xa cách. Ông không quen với việc có một đứa con, cũng như tôi không quen với việc mình có một người cha. Ông bắt đầu hỏi han tôi, và tìm hiểu xem tôi như thế nào. Và tôi nghĩ là tôi đã làm ông ngạc nhiên, bởi vì trước đó tôi đọc rất nhiều.”

Glodek nhìn Janet. “Chắc cô không biết nhiều về Ba Lan đâu nhỉ?” Cô gật đầu. “Chúng tôi không như dân Nga. Chúng tôi không phải là đất nước của những nông nô thất học. Khi các giáo sĩ nhà thờ Thiên Chúa Giáo La Mã đi lên phía Bắc, họ dạy chúng tôi đọc khi họ truyền giáo.

“Tôi đi sau cha tôi, và tôi nhớ cái ngày mà ông gọi tôi bước lên phía trước và đi cạnh ông, Tất nhiên, tôi muốn nghe về gia đình tôi, vì thế ông kể về mẹ tôi, và trong hoàn cảnh nào ông đã gặp bà, người con gái xinh đẹp ở thành phố kế bên, và ông đã vui mừng đến thế nào khi bà đồng ý lấy ông, một anh thợ làm bánh ở Nizkowice. Và ông kể cho tôi nghe về ông nội tôi, cũng là một người làm bánh, ‘người không thể nào làm một ổ bánh mì mà không kèm theo một bài học,’ luôn nói với cha tôi về Chúa, về gia đình, danh dự, và đất nước. Cha tôi nói ông thuộc lòng những điều đó, nhưng ông vẫn muốn nghe, bởi vì ông tôi hoàn toàn tin tưởng những lời dạy ấy. Và khi cha tôi lớn lên, càng lúc ông càng thấm thía những điều đó.

Chúng tôi đi về phía Tây Bắc, đến Warsaw. Tôi không thể tin được trên đời lại có một nơi như thế. Những toà nhà tráng lệ, và rất nhiều người! Chúng tôi đi dọc theo sông Vistula, ra khỏi Warsaw, nhưng sau đó con sông chảy về phía Bắc, còn chúng tôi thì đi tiếp về phía Tây, băng ngang nước Ba Lan. Chúng tôi đi qua những chiến trường, những khu rừng đã bị bom đạn cày xới đến hoang tàn, và hàng ngàn nấm mồ. Tôi vẫn còn nhớ một người nông dân đã than với chúng tôi rằng mỗi khi ông cố gắng cày đất để trồng cây, ông lại xới lên xương người.

“Khi chúng tôi đến được Đức thì đã vào giữa tháng 10, và trời bắt đầu lạnh dần. Chúng tôi đi về phía Nam Berlin, qua Leipzig, Kassel, và Köln, và chuyện đi bộ càng kúc càng khó khăn hơn đối với cha tôi. Ông ho rất nhiều, nhưng chúng tôi đi không ngừng nghỉ. Ông chỉ cho tôi trên bản đồ những nơi ông đã từng đánh nhau và nơi ông đã chịu đựng những mùa đông. Ông kể cho tôi về những năm sống trong các chiến hào, về bùn và dây thép gai, và về chuyện ông luôn luôn ngủ với áo choàng trùm kín đầu vì có quá nhiều chuột.

“Mặt trận phía Tây trải dài từ Biển Bắc đến dãy Alps – 475 dặm- và hàng ngàn dặm chiến hào đã được đào ở hai chiến tuyến khi hai bên tấn công và phòng thủ. Càng đi về phía Tây, chúng tôi càng thấy nhiều chiến hào - vẫn còn nguyên dạng với các túi cát. Cha tôi giải thích rằng mỗi chiến hào sâu hơn 2m để người lính có thể đi thẳng lưng mà không bị bắn tỉa.

“Ông kể cho tôi nghe cảm giác của một lần, ông và ba người lính khác đứng tán gẫu, và sau khi ông quay đi, một quả đạn pháo rơi ngay nơi ông vừa đứng, xé tan những người lính kia thành từng mảnh. Và quà tặng Giáng Sinh của những người đã chết được mở và chia cho những người còn sống.

“Nhưng trong đám sương mù của s
ự nỗi khốn khổ đó, vẫn le lói hy vọng. Ngày 24 tháng 12, ở cả hai mặt trận phía Tây và phía Đông, một bên bắt nhịp những bài hát Giáng Sinh, và bên kia hoà theo. Sau đó, như có một thoả thuận ngầm, những người lính còn dính đầy bùn đất leo ra khỏi chiến hào, đi vào giữa khu vực tranh chấp, và cùng cất tiếng hát, và uống rượu, và trao quà cho nhau. Nhờ đó cha tôi có thể nhìn rõ hơn đối phương của mình, hoá ra cũng là những người lính mệt mỏi luôn muốn được trở về nhà. Đôi khi những chỉ huy phải mất đến tám chín ngày để có thể bắt binh sĩ đánh nhau trở lại.

“Tôi bắt đầu biết thêm về những nơi cha tôi đã từng đến và những điều ông đã từng làm. Người thợ làm bánh trầm lặng từ Nizkowice, chưa đầy 37 tuổi, đã đánh nhau trong hai cuộc chiến cho ba quân đội khác nhau, và ông đã từng giết cũng như suýt bị giết. Và bây giờ, mỗi ngày ông phải đi bộ từ sáng sớm đến tận chiều tối để bảo đảm rằng cuộc đời tôi sẽ không lặp lại như của ông.

“Ông kể cho tôi những điều ông đã nghe và đã đọc về nước Mỹ. ‘Nếu con có một mảnh đất, không ai có thể tước đoạt nó từ tay con,’ ông nói.’Và nếu con có một ý tưởng, một ý tưởng hay, con có thể trở nên giàu có.’

“Và ông nói về những ngày hội, về gia đình tương lai mà tôi sẽ có, về đêm Giáng Sinh ở đó, về những món quà và bữa tối đêm Noel, và về chuyện luôn luôn phải chuẩn bị sẵn một bộ đồ ăn trên bàn dành cho bất cứ người nào cần một bữa ăn – như chúng tôi đã cần một bữa ăn ngay lúc đó.”

“Làm sao ông sống đuợc trong suốt cuộc hành trình? Ông đã là thế nào để có cái ăn?” Janet hỏi.

“Ở vùng đồng quê, những con sông luôn đầy cá. Và ở thành phố, chúng tôi lần theo mùi toả ra từ các tiệm bánh, và họ thường cho chúng tôi những ổ bánh còn lại của ngày hôm trước. Hoặc chúng tôi đổi nửa ngày làm việc lấy một vài ổ bánh mới. Lúc đầu, cha tôi giới thiệu tôi là ‘Józef’, dần dần sau đó, chỉ đơn giản là ‘con trai tôi’, và tôi rất thích được ông gọi như thế.

“Tôi dần dần quen với chuyện đi bộ - ở tuổi 14, ta có thể thích nghi với mọi thứ. Nhưng cha tôi thì bị khó thở. Ông phải đi chậm hơn và dừng lại nghỉ nhiều hơn, nhưng ông không bao giờ than thở và chẳng bao giờ có ý định bỏ cuộc. Ông ho gần như liên tục. Tôi mang cái la bàn, bản đồ và hai cái chăn, và cha thì đi theo sau tôi.

“Từ Köln, chúng tôi đi vào nước Bỉ, và từ đó chỉ còn khoảng gần 80 dặm là đến bờ biển, nhưng khi đó cha tôi chỉ còn có thể đi một vài dặm trong một ngày, ngay cả khi tôi giúp ông.

“Vào buổi chiều ngày 8 tháng 12, khi chúng tôi lần đầu nhìn thấy biển, và tôi nhớ cha tôi đã cười – như thể ông lại thở được bình thường. Lúc đó, chúng tôi vẩn còn ở vùng đồng quê, và ông ngồi xuống, dựa vào một cái cây, nhìn ra biển, và cười.

“Chúng ta đã làm được,’ ông nói. “Chúng ta đã thành công.”

“Từ bây giờ, chúng ta sẽ đi tàu,’ tôi nói với ông. “Sẽ không còn phải đi bộ nữa.’

“Ừ,’ ông đồng ý, ‘ không phải đi bộ nữa.’

“Chúng tôi ngủ lại đó buổi tối hôm ấy, nhưng sáng hôm sau, cha tôi không thể đứng dậy nổi. Những cơn ho và hơi thở nặng nề của ông làm tôi chợt hiểu. Chúng tôi lại ngồi dưới gốc cây vì hơi thở của ông càng trở nên khó khăn hơn, và mặt ông gần như xanh xám vì thiếu oxy. Trong buổi chiều hôm đó, ông nói với tôi rằng ông muốn tôi hứa với ông một điều.

“Bất cứ điều gì,” tôi nói với ông.

“Cha muốn con hứa là con sẽ không quay lại.’ Và tôi hứa với ông. Một vài giờ sau, ông ra đi.” Józef Glodek ngừng kể và nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay. Ông hắng giọng một lần, rồi một lần nữa, và Janet đặt bàn tay lên vai ông. Ông khẽ gật đầu và nói, “Tôi chôn cha tôi ở đó, với hai bàn tay của mình, và ngày kế tiếp, tôi thực hiện lời hứa của mình. Tôi lên tàu đi Liverpool.

“Mãi đến ba ngày sau, khi tôi đã ở trên chiếc tàu hơi nước hướng về New York, tôi mới chợt nhớ ra là mình có thể sẽ chẳng vào được nước Mỹ. Thomas Stafford sẽ chờ ở Đảo Ellis vào ngày 24 tháng 12, nhưng chẳng phải để chờ đón một đứa bé 14 tuổi đi một mình. Ông ấy đến để tìm một người bạn, Jan Glodek, và con trai của Jan. Thomas Stafford không biết tôi. Và nếu không có người bảo lãnh, tôi sẽ bị đưa trở lại tàu về lại Châu Âu. Tôi cứ nghĩ không biết đảo Ellis cách bờ bao xa, vì tôi biết bơi mà. Sau này, tôi nhận ra rằng lúc đó suy nghĩ của tôi thật khác thường. Tôi chỉ mới 14 tuổi, nhưng tôi không còn là một thằng bé nữa; không thể nào, sau khi đứa bé ấy đã đi băng ngang qua cả Châu Âu và tự tay chôn cất cha mình.

“Trên tàu lúc đó có cả mấy ngàn người và họ nói nhiều thứ tiếng tôi chưa từng nghe bao giờ trong đời. Không có bão, nhưng chuyến hải hành thật sự vất vả đối với tôi. Tôi luôn luôn nghĩ cha tôi lẽ ra phải đến đó, bởi vì đó là giấc mơ của ông, và ông xứng đáng có được một cuộc sống mới, một cơ hội thứ hai trong đời.

“Chiếc tàu cập bến sớm hơn dự định một ngày, vào ngày 23 tháng 12, và tôi nhớ lúc chúng tôi đi vào cảng. Những hành khách ra đứng trên mạn tàu, nhưng không một tiếng hét vui mừng hay hò reo. Tất cả đều im lặng. Tôi nghĩ lúc đó chúng tôi lo sợ bởi vì chúng tôi đã vượt một chặng đường quá dài mà có thể sẽ không thể vào được nước Mỹ.

“Chúng
tôi rời tàu xuống những chiếc thuyền nhỏ chở chúng tôi ra đảo Ellis. Thức ăn rất ngon, ngon hơn bất kỳ thứ gì tôi đã từng ăn trong vòng bốn tháng trước đó. Họ chia đàn ông và phụ nữ thành hai nhóm riêng,và tất cả được kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo rằng không ai đem theo bất cứ bệnh tật gì vào nước Mỹ.

“Tôi nhìn mấy ngàn người ở đó, chờ đợi người bảo lãnh đến, và tôi chắc chắn rằng mình sẽ bị trả về. Vào ngày Giáng Sinh, ngày này của 80 năm về trước, tôi đang ngồi trên một băng ghế trong đại sảnh khi một người thông dịch và một người khác bước đến gần tôi. Người thông dịch biết tôi là người Ba Lan, bởi vì trước đó chúng tôi đã từng nói chuyện với nhau.

“Cháu là Józef Glodek?’ ông ta hỏi.

“‘Dạ,’ tôi nói.

Người thông dịch gật đầu và lùi lại. Người đàn ông kia bước đến và chìa tay ra cho tôi.

“Ta là Thomas Stafford,’ ông ấy nói.

“Tôi lặng người. Tôi không biết vì sao chuyện đó có thể xảy ra. ‘Làm sao ông tìm được cháu?’ Tôi hỏi bằng tiếng Ba Lan. Câu hỏi được dịch lại, và tôi vẫn nhớ gương mặt của ông Stafford khi ông đang suy nghĩ câu chữ phù hợp. Sau đó ông nói một câu với người thông dịch, và người ấy quay lại nói với tôi, ‘Trong lá thư cuối cùng cha cháu gửi đi, vào tháng 9, ông ấy báo rằng cháu sẽ đến, một mình.”

Frederick Waterman- Hemisperes magazine (Dec 2006)