Sunday, December 30, 2007

Cho những giấc mơ xa

...

"Lu1eb5ng quu1ea3 thu00f4ng" trong suu1ed1i nhu1ea1c nhiu1ec7m mu00e0u
Hay "Chuyu1ebfn xe u0111u00eam" thu1ea7m thu00ec mu00ea u0111u1eafm
Mu00f9i cu1ecf du1ea1i tru00ean cu00e1nh u0111u1ed3ng xa thu1eb3m
Mu1ed9t bu1ea7u tru1eddi vu0129nh viu1ec5n u01b0u1edbp hu01b0u01a1ng hoa.



- "Cu00f3 thu1ec3 ngu00e0y mai ta cu0169ng u0111i qua
Mu1ed9t cu00e1nh cu1eeda nao lu00f2ng trong truyu1ec7n "Tuyu1ebft"?
Cu00f3 tiu1ebfng chuu00f4ng rung vu00e0 con mu00e8o "Ackhip"
u00c1nh nu1ebfn mu01a1 hu1ed3 nhu01b0 hu1ea1nh phu00fac tu1eebng mong..."
Xa xu00f4i sao... Thu1eddi thu01a1 u1ea5u sau lu01b0ng!




... Pauxtopxki lu00e0 du0129 vu00e3ng trong em
Thu00e0nh du0129 vu00e3ng hai ta. Bu00e2y giu1edd anh ngou1ea3nh lu1ea1i
Nhu01b0ng khu00f4ng phu1ea3i thu1ebf u0111u00e2u, khu00f4ng phu1ea3i thu1ebf u0111u00e2u
Anh hiu1ec3u ru1eb1ng khu00f4ng phu1ea3i...
Nhu01b0 tuu1ed5i thu01a1, vu1eeba u0111u00f3 u0111u00e3 xa vu1eddi!



u00d0u01b0a em u0111i... Tu1ea5t cu1ea3 thu1ebf xong ru1ed3i
Ta u0111u00e3 lu1edbn. Vu00e0 Pauxtopxki u0111u00e3 chu1ebft! ...
Anh vu1eabn khu00f3c khi nghu0129 vu1ec1 truyu1ec7n "Tuyu1ebft!"
Du1ea7u chu1eb3ng bao giu1edd mong u0111u1ee3i nu1eefa u0111u00e2u em!

Nghu0129 lu1ea1i vu1ec1 Paustovsky -Konstantin Simonov. Bu1eb1ng Viu1ec7t du1ecbch /embed>

Thursday, December 27, 2007

White Christmas

<. Image .

Mình đến Portland vào đêm Noel. Lần đầu tiên trong đời, đêm Noel mình được mở quà. Tình cảm của mọi người làm cho mình cảm thấy choáng ngợp và hạnh phúc.

Có thể nói mùa Noel năm nay mình đầy may mắn vì xa nhà nhưng vẫn được sống trong không khí gia đình, bạn bè và cảnh vật thì tuyệt đẹp. Ngày Noel, khi đang chạy xe trên núi, tuyết rơi trắng xoá . Xuống xe, giương dù đi trong mưa tuyết phất phơ trên con đường dốc với những ngôi nhà xinh xắn, lòng có cảm giác như mình đang ở trong một giấc mơ ngày xa xưa, những khi đọc truyện hay xem phim về mùa đông . Ngày hôm sau đọc báo mới biết đó là lần đầu tiên trong vòng 75 năm, Portland có tuyết rơi đầy trời vào đúng ngày Giáng Sinh.

Những con đường trên núi ở Oregon mình đi qua lần này làm mình nhớ đến mùa đông Hokkaido, và những trang sách về rừng taiga ở Siberia. Giữa lạnh giá, những dòng nước lặng lẽ chảy luồn trong những cánh rừng thông im lìm. Những căn nhà nhỏ lặng lẽ , mái phủ đầy tuyết , thấp thoáng làn khói. Một thế giới yên bình.


Cảm ơn những người đã mang đến những điều thú vị tôi có được trong kỳ nghỉ này!

Image

Sunday, December 23, 2007

Chuẩn bị đón Noel

5h45 chiều (tối). Đang ở sân bay chờ đi Portland, Oregon. Vẫn biết là đến đúng giờ nó khuyên trên vé thế nào cũng phải ngồi đợi. Mình đã check in sẵn ở nhà rồi, nên đến đưa hành lý gửi là vào luôn. Chỉ có chuyến bay đi Mexico là đông người đứng chờ, còn các hàng khác vắng tanh. Chắc mọi người đã đi trước đó hết rồi, nhờ vậy mà vé chiều tối hôm nay nó rẻ cũng nên.

Còn gần hai tiếng nữa mới đến giờ lên máy bay, ngồi chờ công nhận chán. Phải chi chờ đông người còn đỡ, đàng này chỉ loe hoe mấy mống, có thể là vì chưa đến sát giờ bay, chứ hồi sáng lúc check in mình thấy chỉ còn có vài ghế trống. May mà ở sân bay này có wireless chùa, chứ không thì chả biết làm gì. Sân bay này công nhận sang, cho xài net miễn phí chứ mấy cái sân bay to đùng khác toàn bắt mua thẻ thôi. Mỗi cái thẻ đâu cỡ 10 đô xài trong 24 h, mà có ai ngồi ở một sân bay nguyên một ngày đâu.

Hôm nay mình đã làm một chuyện hết sức đáng khâm phục, đó là dọn cái phòng mình để đón Noel và năm mới (dù Noel mình không ở trong phòng, nhưng mà cả cái nhà sạch sẽ có mỗi cái phòng mình bê bối thì cũng kỳ. Cái phòng mình nó bừa bộn tới mức không thể tưởng nổi làm sao mình có thể bước qua bước lại mà không đạp trúng đồ quăng lung tung dưới sàn. Sau một tháng điên cuồng mua sắm thì cùng với một đống đồ là một đống còn to hơn các thể loại hộp, giấy độn, catalogue quảng cáo, hướng dẫn sử dụng, hoá đơn... tất cả đều nằm trong phòng vì mình quá làm biếng lựa ra cái nào cần giữ cái nào vứt đi.

Dọn hết cái đống giấy thì phải hút bụi cái thảm. Mấy tháng không hút bụi, cái thảm nó không lốm đốm nữa mà như chuyển thành màu khác luôn. Công nhận là ngán. Cái máy hút bụi nó bị kẹt ở chỗ nào đó không biết, nên nó hút yếu xìu. Cuối cùng mình phải lấy cái miệng hút nhỏ, cầm tay dí vào từng chỗ một thì nó mới sạch được. Mất biết bao nhiêu là công sức và hơn nửa tiếng cho cái thảm chừng 2m2. Trước đây ông chủ nhà thuê một bà người Mễ đến dọn nhà vào mỗi thứ sáu, nên mình chả phải động tay động chân cho mấy chuyện như vầy (mình có dọn dẹp phòng mình cho gọn lại, để bả vô còn thấy đường mà đi). Ngay cả phòng tắm bả cũng cọ rửa luôn.

Mấy tháng nay bả chả biết vì lý do gì không thấy đến làm nữa, mà cũng chả có báo cho ông chủ nhà biết, làm mấy tuần đầu ổng cứ ngóng bả. Sau đó thì ổng lui cui tự đi dọn nhà. Nhưng mà ổng đâu có dọn phòng cho mình, thành ra mới ra nông nỗi như thế. Nói nào ngay, ổng mà dọn phoòng mình chắc cũng không sạch nổi. Nhìn cách ổng dọn bếp với phòng khách là biết. Ổng còn không biết xài cái máy hút bụi nữa kìa, cứ làm nó tắc hoài.

Ổng hứa sau khi đi châu Âu về sẽ tìm người dọn nhà mới mà tới giờ chả thấy đâu hết, chắc là cũng khó tìm. Gì chứ kiếm được người để tin tưởng giao chìa khoá nhà (như mình, he he) đâu phải dễ. Mà mình thì oải cái vụ hút bụi phòng với lại cọ toilet rồi. Chắc phải đòi ổng trừ tiền công mình dọn dẹp (phòngg của mình) vô tiền thuê nhà quá.

Dì Yêm

Tôi thường gọi dì chỉ bằng tên Yêm, như mẹ tôi vẫn thường gọi dì từ lâu lắm rồi. Dì không phải là họ hàng của mẹ, nhưng còn quý hơn cả ruột rà. Ngày xưa dì ở trọ nhà ngoại ở thị trấn để đi học, rồi thành như người thân. Mẹ nhỏ hơn dì mấy tuổi, nên khi mẹ vẫn còn học trung học thì dì đã ra trường, đi học sư phạm rồi về làm giáo viên tiểu học cũng ở thị trấn. Tính dì hiền hậu, lại rộng rãi, lãnh lương là kéo cả đám em út trong nhóm (trong đó có mẹ) đi chơi. Dì và mẹ gắn với nhau từ những ngày đó. Mà nói nào ngay, ai có thể không thương dì được kia chứ?! Dì đẹp, cao ráo, tóc dài đen mượt (chả bù cho mẹ, đen thui mà lại lùn tịt). Nhìn hai người chụp hình cạnh nhau biết ngay là chẳng phải chị em ruột. Mà có hề chi, tình thân đâu nhất thiết phải từ chung một dòng máu). Dì dịu dàng, nhẹ nhàng, lại chăm chỉ, đảm đang. (Nhiều lúc lẩn thẩn, tôi cảm thấy mẹ tôi chẳng có được mấy phần của dì.)

Rồi dì lấy chồng. chú Thanh hình như lúc đó đang đi lính, (sau này giải ngũ cũng làm thầy giáo), nhà chú ở cách thị trấn không xa lắm. Nhưng lấy nhau do mai mối, và dì cũng không biết chú là ai cho đến tận ngày cưới. Dì có lần nhắc với mẹ về hôm cưới ấy, đám rước dâu băng theo đường đồng khi máy bay bay vèo vèo qua đầu, ném bom ở một vùng cách đó không xa. Chắc vì ngày cưới đầy biến động như thế nên sau ngày đó dì cũng không có hạnh phúc. Chú Thanh có một cái nhà nhỏ ở thị trấn, nên dì vẫn ở gần chỗ mẹ. Qua những lời kể của mẹ và chắp vá từ những lần mẹ và các dì nói chuyện, thì chú Thanh hay đánh dì lắm. Mà cũng chẳng hiểu sao lúc đó dì đi dạy, lương giáo viên trước giải phóng cũng khá mà nhà dì vẫn chật vật. Mẹ và dì Linh (lúc đó vẫn còn đang đi học trung học) thương dì vất vả, chạy mượn tiền mua cho dì cái bàn máy may mà khi đem đến, chú Thanh cứ lườm hai người và sau đó còn đánh dì vì dám để cho người ngoài biết chuyện nhà. Mãi sau này mẹ vẫn còn ghét chú Thanh, hễ mỗi lần ghé nhà dì mà có chú ở nhà là mẹ lại về ngay, còn thường thì cứ phải ngồi chơi cho đến khi nào phải về mới thôi.

Trong mắt tôi, và theo những gì mẹ nói, thì chú Thanh là người khó chịu (mẹ còn nghĩ chú có máu ác). Tọi cũng chẳng bao giờ nói chuyện với chú, vì chú ở nhà thờ trong đồng, ít khi ở nhà ngoài thị trấn. Vài lần gặp thoáng qua thì chỉ thấy chú khó gần, chứ với khách chú cũng chẳng phải cộc cằn thô lỗ gì. Nhưng mẹ thì thương dì, nên ghét chú lắm. Mẹ bảo chú bỏ dì một mình nuôi con, trong thời buổi khốn khó sau giải phóng, lương giáo viên tiểu học tỉnh lẻ một mình nuôi ba đứa con thì quả thật dì phải vật lộn nhiều.

Mãi khi tôi lớn, và nhớ được nhiều chuyện thì tôi mới biết dì khổ thế nào, chứ trước đó, tôi, thỉnh thoảng về quê với mẹ, đi ngang nhà dì ghé lại thì dì lúc nào cũng cười. Các con dì rồi cũng lớn. Anh Hí rồi đến chị Sương và cuối cùng là thằng Lâm. Anh Hí làm giáo viên cấp hai, rồi có vợ là dân buôn bán. Chị Sương lúc đầu làm nghề giữ trẻ, và học đại học tại chức tiếng Anh. Thằng Lâm thì đầu óc hơi không bình thường (ngày xưa tôi nói là nó bị mad). Nó quậy phá, chơi bời lêu lổng, không chịu học hành gì, dì buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao. Mẹ tôi thường hay đổ lỗi:”Nó có máu của ba nó, chứ Yêm hiền khô mà. Chắc là quả báo của ông Thanh.”

Thằng Lâm bỏ học trước khi vào lớp 10 thì phải. Suốt ngày nó đi đá gà, cờ bạc, hết tiền lại về nhà lấy cái gì đó đi cầm. Chạy vạy mãi dì mua được cho nó cái xe máy để cho nó chạy xe ôm, nó cũng đem cầm lấy tiền cá độ đá gà. Sau lần đầu dì vay tiền tìm cách chuộc về. Lần hai nghe tin, dì đã thấy đầu óc váng vất. Chưa kịp chuộc xe về thì thằng Lâm nó đè nghiến dì ra lột đôi bông tai cưới của dì đem đi cầm. Dì lên máu, và bị tai biến mạch máu não, khi dì vẫn còn ba năm mới đến tuổi về hưu.

Dì bị liệt nửa người, chỉ ú ớ không nói được tròn chữ. Nghỉ hưu non, số tiền lương chỉ đủ cho dì sống một cách khiêm tốn. Anh Hí thì có vợ, chỉ lo cho gia đình riêng. Thằng Lâm sau đó bỏ đi Phú Quốc với cô bồ đã có bầu. Còn lại chị Sương phải vừa đi làm, đi học và lo cho dì. Chú Thanh cũng về nhà thường xuyên hơn nhưng chẳng giúp được gì, mà chỉ làm cho dì thêm buồn bực. Mấy lần ghé nhà, thấy dì vung tay, vẻ mặt ấm ức lắm nhưng cố mãi cũng không nói ra được.

Rồi tự dưng chú Thanh bị nhồi máu cơ tim và mất. Sau đám tang, mẹ hỏi dì thấy có còn giận chú nữa không thì dì xua tay rối rít, miệng ú ớ. Rồi thằng Lâm trở về, mang theo vợ và đứa con gái. Nó và vợ nó cũng đi suốt, dì vẫn phải ở nhà một mình. Chị Sương phải một mình lo cả thuốc men trong khi đồng lương chả có bao nhiêu.

Rồi một ngày, bạn chị ở Mỹ làm mai cho chị một người Mỹ. Anh này cũng lạ, chỉ thích cưới con gái Việt Nam. Thư đi thư lại nhiều lần, anh cầu hôn. Chị hỏi mẹ, giờ con không biết tính sao. Mẹ nói: "Thôi mày cứ lấy chồng rồi đi đi, sang đó cố mà làm việc rồi gửi tiền về lo cho Yêm, chứ ở đây mày phải đi làm suốt ngày mà cũng chả có tiền lo cho Yêm, với lại ở đây thì chắc chẳng lấy được chồng với hoàn cảnh nhà như vậy mà lại cũng không xinh đẹp gì. Còn bệnh tình của Yêm thì chẳng biết bao giờ khá hơn, cho nên không thể chờ đợi mãi đâu." Cuối cùng, chị Sương quyết định lấy chồng, rồi đi Mỹ.

Dì còn lại gần như có một mình trong nhà với hai đứa cháu nội bé tí. Anh Hí thì ra riêng. Vợ chồng thằng Lâm buôn bán vặt ngoài chợ nên đi suốt. Ăn sáng thì có hàng xóm mua dùm, trưa thì vợ anh Hí nấu cơm, thằng con anh xách cặp lồng mang sang, cho hai bữa trưa và chiều. Tiền thì hàng tháng chị Sương gửi về, cộng thêm tiền hưu của dì nữa, kể ra dì cũng ổn. Nhưng một lần ghé nhà, thấy bữa trưa của dì chỉ có một con cá bống kho với một ít canh khoai mỡ, mẹ ái ngại mới hỏi dì. Hoá ra dù nhận tiền gửi về cho dì, nhưng anh Hí cũng không c
hăm cho dì ăn uống được đàng hoàng. Ngay cả con anh Hí mỗi lần đem cơm đến cho dì, dì cũng phải trả cho nó 2000 đồng, nếu không thì nó không chịu đi. Dì sợ anh Hí lắm, cứ thì thào nói với mẹ: Sợ lắm, sợ Hí lắm. Hoá ra anh Hí vẫn hay nhiếc móc dì, vì nghĩ là dì méc chị Sương tình cảnh bên này. Thằng Lâm thì nghèo, ít học, cũng không lo gì cho dì được nên nó cũng không dám ho he gì với anh Hí, cho dù nó cũng thấy dì bị đối xử tệ thế nào.

Rồi cho đến năm ngoái, khi tôi chuẩn bị đi sang đây thì chị Sương về làm thủ tục rước dì qua bên này để chăm sóc. Tôi bay trước dì một tuần, lần cuối gặp dì, dì cứ nắm tay tôi nắn nắn, khen “đẹp trrrrrraaaaii quá, giỏi quá. Bằng tuổi … Lâm đó, bằng tuổi Lâm đó. Mẹ mày có phướcccccc. Con giỏi hết trơơơnn” Dì cười mừng cho tôi, không bíêt dì có buồn cho cảnh của mình không?

Mỗi tháng tôi vẫn gọi điện cho dì, để nghe giọng của dì, thế thôi. Mỗi lần cũng chỉ nói quanh quẩn chuuyện tôi học ngày mấy buổi ăn đâu ở đâu đi xe gì mập hay ốm. Tôi cũng chỉ hỏi dì ăn gì coi phim gì rồi thôi. Sang đây dì cũng chỉ ở trong phòng, đến bữa ăn cơm, rồi cả ngày coi phim bộ Hồng Kông, Hàn Quốc. Tôi cũng cố tránh không dám hỏi, không dám nhắc gì đến Việt Nam, sợ dì nhớ, lại buồn. Dì vẫn cười giòn mỗi khi tôi gọi điện, tôi cũng không biết hàng ngày những lúc dì ở nhà một mình thì có vui không nữa.

Cho dù dịch vụ y tế ỡ Mỹ có tốt cách mấy thì bác sĩ cũng hết cách cứu vãn bệnh tình của dì. Sau khi sang đây, bác sĩ cho biết tim dì rất yếu. Mấy tháng gần đây thận lại không hoạt động. Tuần trước vào viện bác sĩ bảo nếu mổ tim thì cơ hội chỉ có 50-50, mà không mổ thì dì có thể đi bất cứ lúc nào. Chị Sương không biết quyết định thế nào, nói với dì thì dì bảo cứ mổ đi. Hôm đó gọi điện cho dì, tôi vẫn đùa là phải mổ cho biết trình độ bác sĩ Mỹ chứ! Dì cười “Ờơờ haaa.” Hỏi dì thấy trong gnười thế nào, có ngủ được không? Lần đầu tiên tôi thấy dì bảo khó ngủ, “meeeệt lắm, không ăn gì hếtt”. Trước đây, chưa lần nào dì nói vậy hết. Tôi đã lo.

Không ngờ đó là lần cuối cùng tôi nói chuyện với dì. Hôm kia gọi cho chị Sương thì dì đang ở trong phòng chăm sóc đặc biệt. Dì hôn mê trên giường, tại nhà, không có dấu hiệu gì là vật vã cả. Nhẹ nhàng như đang ngủ. Bác sĩ bảo não của dì đã bị chết gần hết, không có hy vọng gì. Giờ bệnh viện chỉ còn duy trì đời sống thực vật cho dì, cho đến lúc gia đình quyết định…

Chị Sương cũng không biết làm thế nào. Gọi điện về Việt Nam cho thằng Lâm bíêt, nó bảo chị làm gì thì làm, đừng về Việt Nam nữa, nếu không nó sẽ xách dao chém chị. Hoá ra anh Hí đồn rằng chị đem dì qua bên này rồi bỏ trong viện dưỡng lão. Mà nếu dì mất rồi, chị cũng về Việt Nam làm gì nữa. Có còn gì để mà về?

Chị cho biết khi mới sang dì có làm lễ gia nhập đạo Thiên Chúa. Hồi sáng này cha đã vào viện làm lễ xức dầu cho dì. Chị đang xin cho dì có được nằm trên nghĩa trang của nhà thờ. Vậy là, dì sẽ nằm lại trên đất của Chúa ở nước Mỹ, không biết khi đến cửa thiên đường, làm sao dì gọi được thánh Peter mở cổng. Tiếng Việt dì còn ú ớ nữa là…

Nhưng dì nhất định sẽ vào được thiên đường, dù nơi đó có được canh giữ bởi ai đi nữa. Vì dì là người tốt nhưng đã phải chịu khổ suốt từ khi lấy chồng rồi. Gần bốn chục năm chứ ít gì!?

Gửi Yêm của con

Photobucket Giờ thì dì chẳng còn cảm giác gì nữa. Con không là dì, con cũng không ở cạnh dì những ngày cuối cùng, nên con không biết lúc dì chìm vào cõi mê dì vui hay buồn. Nhưng con mong, nếu có kiếp sau, dì sẽ hạnh phúc. Và số phận sẽ sắp cho mẹ con lại gặp dì. Mà chắc chắn là như thế, dì ha!

Tuesday, December 11, 2007

Ngụ ngôn thời lấn đất

2007, bác Lê Dũng (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam): Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam.

2017, ông Lê Dũng: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh Hà Nội là của Việt Nam

2027, cụ Lê Dũng: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh Việt Nam là của Việt Nam.

2057, (hồn ma) Lê Dũng: Ngộ chào các pạn, các pạn khỏe không, Ngộ có lầy lủ pằng chứng chứng minh là Ngộ dưới lày vẫn khỏe á.

(đầy trên net)

Monday, December 10, 2007

Tinh thần thể dục

Đọc cái này trước:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=233473&ChannelID=13

Mình lấy làm lạ là tại sao bây giờ mới có chuyện này xảy ra. Với cái kiểu học thể dục ở Việt Nam nhà mình thì chắc phải một nửa số học sinh phải đi bệnh viện sau khi hoàn thành yêu cầu của bài học là cái chắc. Nhớ hồi xưa mình sợ nhất là cái môn thể dục. Mùa nắng hay mưa cũng thế, học thể dục cứ phải ra sân xi măng cho nó thoáng đãng. Mà học gì cho cam, mấy cái bài thể dục tay không quơ qua quơ lại thì chỉ để dãn gân cốt thôi chứ làm gì được. Mà ai lại cần dãn gân cốt vào lúc một giờ rưỡi trưa nắng chang chang hở trời! À, chưa kể là cái vụ thể dục giữa giờ nữa, chả biết giờ có còn không. Những đứa học buổi sáng còn đỡ, chứ học chiều thì thôi rồi, hai rưỡi trưa nắng chói chang như ở Sahara mà giám thị lùa hết cả trường xuống sân đứng vặn vẹo theo trống, đứa nào mà trốn thì bị kỷ luật, lớp bị trừ điểm vv và vv. Hậu quả là cả bọn miễn cưỡng xuống sân đứng vật vờ quơ tay quơ chân loạn xạ cho có lệ. Rõ ràng ai cũng biết là cái chuyện đó chả có ích lợi gì, vậy mà bao nhiêu năm trời từ Bắc chí Nam chả có ai mảy may nghĩ thương cho bọn học trò dù có ngoan ngoãn vẫn phải bị phơi nắng ít nhất ngày 1 lần. Công nhận là hài hước.

Còn các thể loại thể thao khác từ chạy bộ, nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, ném tạ ... thì thôi rồi, tiêu chuẩn chấm điểm là dựa trên chuẩn của vận động viên thi Sea Games chứ chả phải cho trẻ con trong trường học. Mình vốn thuộc loại biếng nhác lười thể thao, lại ốm tong teo, cầm cục tạ muốn không nổi mà kêu mình ném xa bảy thước để được điểm trên trung bình thì có mà khó bằng Việt Nam đoạt huy chương vàng môn này ở Olympic. Vậy mà bao nhiêu năm trời, qua bao nhiêu thầy cô thể dục, với bao nhiêu môn, mình cũng qua hết, cho dù là nhiều khi cứ phập phồng lo sợ hổng biết thầy cô có ghét mình rồi cứ căn cứ vào đúng thang điểm mà bộ Giáo dục đề ra để chấm không, vì làm vậy là mình chết chắc. Vậy mà cũng có lần hồi học năm nhất đại học, mình phải thi học kỳ bằng chạy 2km (mục tiêu là chạy trong 10 phút hay nhiêu đó quên rồi, để được 5 điểm) vào lúc 3h chiều. Bữa đó trời nắng chang chang mà phải chạy vòng vòng cái sân xi măng mới ác chứ. May mà mình về đích trước yêu cầu vài giây, nhưng mà cũng xém xỉu luôn. Dã man gì đâu. Chả thấy cái gì là thể dục cả, chỉ tổ hành xác sinh viên là chính.

Không phải mình thanh minh biện bạch gì cái chuyện mình yếu nhớt, không thể dục thể thao gì hết. Mình biết vậy, nhưng mà hồi xưa bạn bè ở trường làng của mình, trừ mấy đứa nhà nó làm guộng ra (chúng nó làm lụng vất vả quen rồi nên chịu đựng tốt), cả lớp có đứa nào mà đạt yêu cầu môn thể dục đâu. Còn lớn lên tí nữa học ở thành phố thì thôi rồi, bọn nó toàn hoàng tử với công chúa, có đứa nào là lính canh đâu mà mạnh với khoẻ. Mỗi tuần học thể dục có một lần 2 tiết x 45 phút, trong đó hết nửa tiếng vặn vẹo khởi động với lại điểm danh, còn một tiếng thì làm gì tập luyện gì được!? Vậy mà thang điểm thì thôi rồi, cứ như là toàn dân ta hàng ngày tập trung ở Mỹ Đình để luyện thi Sea Games ấy. Còn chưa kể là phải giỏi tất cả các thứ từ cầu lông cho tới bơi lội rồi điền kinh. Chắc là mấy người soạn chương trình thể dục định hứơng đi tắt đón đầu, rèn cho học sinh trước, sau này thế giới có tổ chức Chục môn thập cẩm thì Việt Nam mình cứ thế mà lùa học sinh sinh viên ra thi, bảo đảm thắng là chắc. Gì chứ bọn tây chúng nó giỏi một vài môn là cùng, làm gì có thằng nào đều hết cả chục môn như học sinh Việt Nam đâu chứ.

Giờ thì thấy trường hợp thằng bé này mà nhớ lại. Bao năm rồi nhà mình vẫn cứ hoạch định mọi thứ theo tiêu chũân trên mây. Nói thì ác chứ vái trời vài vụ như vầy xảy ra nữa cho các bố nhà mình sáng mắt ra mà cải thiện cái môn thể dục cho con nít nó nhờ.

Sunday, December 9, 2007

Bí kíp "dạy" trẻ con ở trừơng mẫu giáo Việt Nam

(sưu tầm từ báo mạng)

1/ Doạ bỏ vô máy giặt

2/ Bắt đứng lên ngồi xuống (trong nghề gọi là Giã Gạo)

3/ Phạt vào lòng bàn tay, bàn chân

4/ Dùng dây thun bắn vào người

5/ Đánh vào đỉnh đầu bằng bàn tay

6/ Phạt úp mặt vào tường toilet

7/ Dọa nạt man rợ (kiểu như đánh chết, cắt tay chân...cho vào nồi....)

8/ Cả lớp tẩy chay, không chơi cùng

9/ Không cho chơi gì cả, đến lớp chỉ được ngồi một chỗ

10/ Phạt không cho ngủ

11/ Phạt không cho uống nước

12/Bắt đấm lưng, bóp vai cho cô

13/ Cho bạn khác tát vào mặt

14/ Cho đứng trước lớp để cả lớp bêu riếu

15/ Ói ra bắt cho ăn lại

16/ Bịt mũi để con phải nuốt thức ăn

17/ Cho ớt vào cháo để con phải nuốt thức ăn

18/ Dùng kim châm vào người

19/ Dùng gối úp lên mặt trong thời gian ngắn

20/ Dán băng keo bịt mồm

.......

Dĩ nhiên là không phải tất cả các cô giáo ở tất cả các trường cũng như mẹ hiền của ... Cám thế này, nhưng chỉ cần vài cô là cũng đủ cho một loạt trẻ con lớn lên với dấu ấn tâm lý không tốt rồi. Mà trẻ con đi học làm sao chọn được cô chứ, may nhờ rủi chịu thôi!

Tham khảo thêm các liệu pháp "êm dịu" tại đây:

http://blog.360.yahoo.com/blog-XJmzOmEzcqNQMGsKsyybZSLq3fTt_Q--?cq=1





Monday, December 3, 2007

Sách tháng 11: Digital Fortress

Image



Vẫn phong cách của Dan Brown ở Da Vinci Code: chương ngắn, cắt cảnh nhanh, các tình tiết rối rắm của các tuyến nhân vật liên tục dẫn từ tình huống này đến tình huống khác. Nói chung đọc cũng khá được, nếu không để ý đến những khiên cưỡng mà tác giả có lẽ không tìm được một cách nào tốt hơn để giải toả cao trào.

Chán nhất là tuyến diễn ra ở Tây Ban Nha của anh chàng giáo sư ngôn ngữ. Thật khó tin một thằng sát thủ lại sơ suất đến mấy lần như thế trước một anh chàng kiến cận. Chưa kể là đoạn trong nhà thờ rõ là vớ vẩn. Trong giờ đó mà còn mặc cả mua bán áo vest rồi thay đồ trong lúc đang làm lễ . Có người bị bắn chết trong cái nhà thờ cả ngàn người mà chả thấy loạn gì cả mới lạ. Chưa kể là chả hiểu được vì sao một thằng sát thủ máu lạnh chuyên nghiệp lâu năm lại có thể vội vã gửi tin như thế.

Về tuyến công nghệ thì rõ là chán rồi. Một toà nhà quan trọng bậc nhất của an ninh Mỹ mà lại không có hệ thống điện dự phòng cho hệ thống làm mát cái siêu máy tính và cả hệ thống chiếu sáng. Cả toà nhà tối thui, vậy mà desktop thì vẫn hoạt động mới ghê chứ, chắc mỗi cái có 1 cái UPS như ở mấy nước hay cúp điện quá. Cái vô lý nhất là toà nhà không có cả hệ thống đèn dẫn đường thoát hiểm, chứ đừng nói chi kế hoạch di tản khi có sự cố. Ở Mỹ ngay đến cái nhà hàng bé như cái lỗ mũi nó còn phải đảm bảo mấy cái đường thoát hiểm, đàng này nguyên cái nhà quan trọng thế điện cúp cái là tối thui, ngườii bị nhốt luôn bên trong không thể ra luôn.

Cái code cuối cùng thì rõ là nhảm, khi đọc cái câu hint thì mình biết ngay là phải lấy cái gì trừ cái gì ngay, vậy mà mấy bộ óc vĩ đại của nước Mỹ cứ loay hoay nói nhảm đủ thứ cho đến lúc còn có 2 giây mới tìm ra. Chắc là phải đảm bảo làm cho giống mấy cái phim cắt bom hẹn giờ có dây bảy sắc cầu vồng thằng gỡ bom toát mồ hôi hột tay run run cầm kìm nhấp nhấp chả biết chọn cái nào nhưng rồi cũng cắt đúng vào lúc còn 1 giây. Đọc chả thấy hồi hộp gì hết vì quá nhàm.

Lần trước đọc Da Vinci Code cũng thấy hấp dẫn gay cấn hơn nhiều, chắc là do lồng nhiều chi tiết về lịch sử, tôn giáo, mấy thứ xưa lơ xưa lắc mà không ai có thể kiểm chứng được, nên tác giả cứ bịa thoải mái, người đọc (ít ra là mình) do chả biết gì về mấy thứ đó nên chả thể thắc mắc gì hơn. Còn truyện này thì thời hiện đại nên bất cứ ai biết một tí về máy móc thì thấy ngay tác giả đặt tình tiết khiên cưỡng quá. Nhưng có điều là kết thúc của hai truyện đều làm mình thất vọng như nhau, vì cái chi tiết quan trọng nhất, nguyên nhân của mọi chuyện được lý giải ở cuối truyện nào cũng không kín kẽ, làm người đọc cảm thấy không được hài lòng. Với những tình tiết ở phần trước, người đọc mong chờ một lý giải chặt chẽ hơn ở đọan cuối cùng. Hy vọng ở cuốn Angels and Demons (đang canh me tiệm sách cũ để mua cuốn này) ông này viết tốt hơn.

Sách (mấy) tháng tới: Sacajawea. Cuốn này thấy bảo là best seller của New York Times trong 8 tháng liền vào năm 80. Chuyện thám hiểm, khai hoang, lập ấp ở miền Tây nước Mỹ hy vọng là sẽ hay. Có điều là cuốn này dày hơn 1400 trang, chắc phải đọc những ba bốn tháng mới xong quá. Cũng được, vì sách có 6 phần tất cả, nên mỗi tháng đọc một phần vậy.

Sunday, December 2, 2007

Arctic tale

Một bộ phim đẹp về sư tử biển và gấu trắng vùng Bắc cực. Cuộc sống nơi lạnh giá này tưởng như êm đềm nhưng thật ra rất khốc liệt, nhất là khi lớp băng Bắc cực mỏng dần đi mà các cư dân ở đó thì không học được cách thích nghi với sự thay đổi đó từ cha mẹ chúng. Có niềm vui khi con mới ra đời, có những phút giây hạnh phúc khi gia đình nâng bước con thơ, nhưng cũng có chết chóc, chia ly.

Image

Phim kể về quá trình trưởng thành của một con gấu và sư tử biển, từ lúc mới ra đời cho đến lúc chúng sinh ra thế hệ kế tiếp. Thật ra đây là những thước phim cắt ghép từ những đoạn phim quay hai loài này trong 15 năm trời chứ không phải là chỉ quay hai con đó từ bé đến lớn. Xem để thấy thức tỉnh, để thấy rằng dù trong phim con người chẳng xuất hiện nhưng những gì mà chúng ta đã và đang gây ra thật đau lòng biết chừng nào!


Phim này có một loài mà mình chưa nghe/xem/đọc tới bao giờ: Narwhal, hay còn gọi là kỳ lân biển (unicorn of the sea). Nhìn nó cũng giống cá heo hay cá voi, có điều là con đực có thêm cái sừng dài ngoằng, nhọn hoắt chĩa thẳng ra phía trước. Thật ra không phải sừng, mà là cái ngà, mọc ra từ hàm, phía bên trái, giống ngà của voi. Có con có tới hai sừng ở hai bên, nhưng hiếm hơn nhiều. Có nhiều giả thiết về công dụng của cái sừng: để nhận sóng siêu âm, để tự vệ, để cua gái... nhưng gần đây nhất là giả thiết cái sừng có khả năng tiếp nhận các tín hiệu mùi. Mình thì thấy con này mà lao vào ai thì chỉ coi như là bị xiên như xiên thịt bbq luôn.

Image

Ngày thứ sáu đen (tối)

.

Black Friday lu00e0 ngu00e0y thu1ee9 su00e1u sau Thanks Giving. u0110u00f3 lu00e0 ngu00e0y bu1eaft u0111u1ea7u mu00f9a mua su1eafm cuu1ed1i nu0103m cu1ee7a du00e2n Mu1ef9. Thu00f4ng thu01b0u1eddng mu1ea5y mu1eb7t hu00e0ng khu00f4ng thuu1ed9c du00f2ng cao cu1ea5p u0111u01b0u1ee3c bu00e1n vu1edbi giu00e1 ru1ea5t hu1eddi, vu00ec thu1ebf bu00e0 con tru00f4ng chu1edd ngu00e0y nu00e0y u0111u1ec3 mua nhu1eefng thu1ee9 mu00e0 ngu00e0y thu01b0u1eddng khu00f4ng u0111u1ee7 tiu1ec1n mua. Mu1ed7i cu1eeda hu00e0ng luu00f4n cu00f3 mu1ed9t danh su00e1ch vu00e0i mu1eb7t hu00e0ng "u0111u1ed9c", giu1ea3m giu00e1 hu1ebft cu1ee1 luu00f4n, u0111u1ec3 du1ee5 khu00e1ch, theo kiu1ec3u tru00e2u nhanh uu1ed1ng nu01b0u1edbc trong. Vu00ec nu01b0u1edbc su1ea1ch u00edt mu00e0 tru00e2u thu00ec nhiu1ec1u nu00ean du00e2n tu00ecnh ku00e9o nhau xu1ebfp hu00e0ng tu1eeb giu1eefa khuya, mang lu1ec1u cu1eafm tru1ea1i luu00f4n u1edf u0111u00f3, cu00f3 ngu01b0u1eddi nhu00e0 tiu1ebfp tu1ebf thu1ef1c phu1ea9m hu1eb3n hoi.

Tui khu00f4ng cu00f3 xe u0111u1ec3 u0111i xu1ebfp hu00e0ng u1edf trung tu00e2m mua su1eafm nhu01b0 mu1ea5y ngu01b0u1eddi nu00e0y, chu1ee9 khu00f4ng thu00ec du00e1m tui cu0169ng cu00f3 mu1eb7t trong cu00e1i u0111u00e1m nhu1ed1n nhu00e1o u0111u00f3 u00e1. Hu00f4m u0111u00f3 u1edf nhu00e0 mu1edf tivi lu00ean thu1ea5y mu1ea5y thu1eddi su1ef1 u0111u01b0a tin du00e2n tu00ecnh ku00e9o nhau u0111i mua u0111u1ed3 cu1ee9 nhu01b0 u0111i cu1ee9u01a1p kho thu00f3c nu0103m 45 u1edf Viu1ec7t Nam u1ea5y. Cu0169ng may (?) lu00e0 tru00ean mu1ea1ng nu00f3 cu0169ng sale. Ngu1ed3i nhu00e0 thu00f4i mu00e0 tui mua su1eafm online cu0169ng hu1ebft cu1ea3 mu1edb tiu1ec1n. Cu00f4ng nhu1eadn bu1ecdn bu00e1n hu00e0ng u1edf Mu1ef9 nu00e0y thu00e2m u0111u1ed9c, khu00f4ng tu1eeb bu1ecf mu1ed9t thu1ee7 u0111ou1ea1n nu00e0o u0111u1ec3 moi tiu1ec1n trong tu00fai ngu01b0u1eddi ta. u0110u1ebfn mu1ed9t ngu01b0u1eddi keo kiu1ec7t bu1ee7n xu1ec9n tiu1ec1n u0111u1ec3 bu1ecf hu0169 chu00f4n du01b0u1edbi u0111u1ea7u giu01b0u1eddng mu00e0 chu00fang nu00f3 cu0169ng du1ee5 mua hu00e0ng cho u0111u01b0u1ee3c.