Monday, August 27, 2007

The most expensive "gỏi cuốn" ever!

Hồi đi Monterey chơi, có ghé Lee Sandwiches mua bánh mì, thấy quá chừng đồ ăn Việt Nam từ bánh bò, bánh cuốn, gỏi, cơm chiên, bánh bao, gỏi cuốn cho tới các loại chè xôi, làm cái con heo thèm ăn trong mình đang bị nhốt hơn hai tháng bỗng lồng lộn phá chuồng chạy ra. Cuối tuần rồi mình phải lóc tóc đi mua cho đủ đồ về làm gỏi cuốn. Hoá ra mình nói bọn Lee Sandwiches bán gỏi cuốn mắc, mỗi hộp ba cái là 3 đô thì phải, mình tự làm thì thiệt hại kinh tế còn khủng khiếp hơn.
  • Hẹ: $1.2
  • Húng bạc hà: $1.6
  • Húng quế: $1
  • Xà lách: $1.5
  • Ngò: $0.8
  • Cà rốt: $0.5
  • Củ cải trắng: $1.2
  • Dưa chuột: $1
  • Bánh tráng : $2
  • Thịt heo: $5
  • Tôm: $4
  • Tương đen: $2
  • Bơ đậu phộng: $2
  • Đậu phộng: $1
  • Bún: $1

Image




Cộng lại hơn 25 đô. Má ơi, cái món mắc nhất trong đời mà tui từng ăn chắc là món này quá. Mà khổ cái là ăn có hết cái đống rau đã mua đâu, để hai bữa là nó úng hết trơn. Tiếc mà chả biết làm sao, chả lẽ lại ăn gỏi cuốn ngày ba bữa trong vòng ba ngày liên tiếp. Kiểu này chắc phải kiếm em nào đó ở gần góp tiền ăn chung cho nó giảm chi phí, chứ mỗi lần thèm ăn cái gì đó lại tốn tiền kinh dị như vầy thì khủng khiếp quá.





Sunday, August 26, 2007

Trời ơi là trời!

Gần 300 tấn rác thải bệnh viện được dùng để sản xuất... đồ gia dụng
SGGP:: Cập nhật ngày 28/08/2007 lúc 02:35'(GMT+7)

Một vụ bán và sử dụng chất thải bệnh viện để sản xuất đồ gia dụng đặc biệt nguy hiểm ở Hà Nội vừa được Thanh tra và Cục Bảo vệ môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát hiện tại Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội). Theo tính toán sơ bộ, từ năm 2002 đến nay, riêng Bệnh viện Việt - Đức đã tuồn khoảng gần 300 tấn rác thải y tế bán ra ngoài cho tư thương để… sản xuất đồ gia dụng.

Vụ việc được lực lượng liên ngành phát hiện hồi giữa tháng 8 khi hai ô tô tải xuất phát từ Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) chở chất thải nguy hại chạy về hai khu dân cư. Địa điểm thứ nhất là khu tập thể ở ngõ 715 đường Hồng Hà, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm; còn địa điểm thứ hai là nhà bà Quý, ở thôn Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Qua kiểm tra tại địa điểm thứ nhất, phát hiện 16 bao tải tập kết ở Chương Dương nặng khoảng 300 kg chứa đầy các bơm tiêm, vỏ lọ thuốc bằng thủy tinh, nhựa. Nhiều chiếc còn dính đầy máu. Ở địa điểm kiểm tra thứ hai, phát hiện 55 bao tải nặng gần 700 kg gồm vỏ thuốc bằng nhựa các loại, dây chuyền bằng nhựa, túi ni lông chứa bơm tiêm (nhiều chiếc còn chứa dung dịch màu đỏ, nghi là máu). Tất cả các chất thải bệnh viện trên đều đã qua sử dụng, chưa được khử trùng và diệt khuẩn.

Điều gây ngạc nhiên cho đoàn kiểm tra liên ngành là theo chủ nhân của hai lô hàng trên là bà Phạm Thị Vân và bà Triệu Thị Quý thì số rác thải này được mua từ Khoa chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện Việt - Đức, Hà Nội với giá khoảng 6.000 đồng/kg. Sau khi mua, hai bà nghiền nhỏ chất thải rồi bán cho một số cá nhân khác để… sản xuất đồ nhựa gia dụng! Theo tiết lộ của bà Quý thì việc mua bán này đã diễn ra từ năm 2002; còn theo ước tính của cơ quan hữu quan thì tổng số rác thải bệnh viện mà bà Quý đã mua của Khoa chống nhiễm khuẩn, Bệnh viện Việt - Đức có thể lên chừng… 300 tấn!

Làm việc với cơ quan chức năng, một số nhân viên của Khoa chống nhiễm khuẩn thừa nhận, thay vì đưa đi xử lý độc hại như quy định, họ đã bán rác thải y tế nguy hại nói trên cho bà Quý và bà Vân!

Theo nguồn tin của SGGP thì hiện nay, Cục Cảnh sát Môi trường, thuộc Bộ Công an đã vào cuộc để xử lý vụ việc đặc biệt nguy hiểm cho xã hội này. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy nhiều loại rác thải y tế nói trên không qua tái chế mà được bán thẳng cho tư thương làm đồ dùng sinh hoạt. Theo phân tích, ngay cả khi các tư nhân diệt khuẩn thì cũng không thể tránh được khả năng lây nhiễm bệnh cho những người sử dụng đồ gia dụng từ nguồn rác thải nói trên. Vì, vi trùng gây bệnh chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ từ 1.000 – 1.300 độ C. Trong khi, các lò tái chế bên ngoài thường chỉ đun nóng đến 300 độ C là có thể làm đồ dùng sinh hoạt như chậu, bát, rổ giá nhựa… Được biết, bên cạnh điều tra mở rộng vụ vi phạm tại Bệnh viện Việt - Đức, một số bệnh viện lớn khác ở Hà Nội cũng đang nằm trong tầm ngắm của các cơ quan bảo vệ môi trường.

Nam Quốc






Bình luận tí: Chuyện này thì giật gân rồi, khỏi bình luận hen. Chỉ nói thêm tí về chuyện viết bài của nhà báo (công nhận mình có ác cảm với nhà baó một cách không dấu giếm nhé). Cái phần đỏ đỏ đó công nhận là tin mới thiệt. Khiếp, có cần phải nói quá lên vậy để cho người ta sợ không?! Mai tui liên lạc với nhà báo hỏi coi con vi trùng nào nó sống được ở 1000 độ C tui xin về đem công bố cho thế giới biết đặng lãnh giải Nobel.

Saturday, August 25, 2007

Hypochondria – Bệnh tưởng

(Dịch từ Wikipedia, bách khoa toàn thư online)

Bệnh tưởng (đôi khi còn gọi là triệu chứng lo lắng quá mức cho sức khỏe) chỉ sự lo sợ hay quan tâm quá mức đến việc bị mắc bệnh nặng. thông thừơng, bệnh tưởng vẫn còn tồn tại ngay cả sau khi bác sĩ đã chẩn đoán và chắc chắn với người khai bệnh là những lo lắng đó là không có cơ sở về mặt y học, hoặc, nếu có bệnh đi nnữa thì mức độ của bệnh không đến nỗi trầm trọng đến mức phải lo lắng đến khủng hoảng như vậy. Những người có chứng bệnh này thường dựa vào một triệu chứng cụ thể nào đó để làm cơ sở cho nỗi sợ của mình, ví dụ như ăn uống không tiêu, tim đập nhanh, cơ bắp mỏi. Ước tính có khoảng 1-5% dân số có chứng bệnh này.

Bệnh tưởng thường đặc trưng bởi nỗi sợ hãi rằng những triệu chứng bất thường nhỏ trong cơ thể là biểu hiện của một căn bệnh nặng, và người bệnh thường xuyên tự thăm khám và tự chẩn đóan cho chính mình, từ đó đâm ra quá lo lắng đến cơ thể của mình. Nhiều người bệnh tưởng thậm chí còn tỏ ra không tin, hay nghi ngờ chẩn đoán của các bác sĩ, và nói rằng kết luận của bác sĩ rằng họ không mắc bệnh gì đáng kể là không thuyết phục, không đáng tin. Nhiều người còn tìm kiếm sự trấn an khắp nơi, từ bác sĩ, người thân, bạn bè (ở Việt Nam chắc có thêm thầy pháp với lại cô hồn các đảng, ông bà tổ tiên (Chinh)) và thường thì chứng bệnh này gây nên sự dày vò cho chính người bệnh cũng như cho những người xung quanh. Nhiều người bị bệnh tưởng còn cố tránh tất cả nhưng gì có thể gợi nhớ đến bệnh tật, trong khi những người khác thì lại đi bác sĩ một cách quá thường xuyên. Nhiều người không bao giờ tâm sự với người khác về nỗi sợ hãi của họ về việc mắc bệnh nan y, cho rằng người khác sẽ không thể nào hiểu, không tin vào mức độ nghiêm trọng về bệnh tình của họ.

Bệnh tưởng thường đi kèm với ám ảnh, chán nản, lo âu và có thể là hậu quả của stress. Bệnh này khác với việc một người bịa ra, giả vờ là mình bị bệnh một cách có chủ ý vì một lý do nào đó.

Các yếu tố tạo nên bệnh tưởng

Một số người tự tạo nên bệnh tưởng từ những việc tự tìm hiểu về tình trạng sức khoẻ của mình thông qua sách báo, TV, internet. Các phương tiện truyền thông có thể gây cho người xem rằng mình bị bệnh (tưởng) về một chứng nan y nào đó như ung thư, hoặc u xơ một số cơ quan (đây là những bệnh mà người bệnh tưởng thừơng nghĩ là mình bị mắc), vì những bệnh này thường là xảy ra hết sức ngẫu nhiên, không cần lý do, triệu chứng không bao giờ rõ ràng, và hết sức bất ngờ. Những mô tả không rõ ràng, cụ thể về các triệu chứng, cũng như việc nêu không cụ thể các nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y đó làm cho người bệnh tưởng hoang mang lo sợ, nghĩ là mình thật sự mắc bệnh đó.

Một trận dịch bệnh bùng phát hay các cảnh báo dịch bệnh (thí dụ vụ heo tai xanh hay cúm gà ở nhà mình) cũng có thể dẫn đến bệnh tưởng. các thống kê về một số bệnh, thí dụ như ung thư, cũng gây ra cho người bệnh tưởng cảm giác rằng mình có thể nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh đó. Chỉ cần một triệu chứng nhẹ bất thường xảy ra cho cơ thể cũng làm người bệnh tưởng nghĩ là mình bị mắc bệnh nan y.

Việc một hay nhiều người thân, bạn bè bị mắc bệnh nặng hay chết cũng là nguyên nhân làm khởi phát bệnh tưởng ở một số cá nhân. Tương tự, khi gần đến độ tuổi mà cha/mẹ của người đó đã mắc bệnh hay mất đi, thì người đó cho dù đang khoẻ mạnh, hạnh phúc cũng tưởng tượng, lo lắng là mình sẽ giống như cha/mẹ, bị mắc cùng một thứ bệnh và sẽ chết, từ đó trở nên hoảng sợ và lo lắng khi cơ thể có một số triệu chứng cho dù hết sức mơ hồ.

Nghiên cứu cho thấy bệnh tưởng không có tính di truyền.

Chữa trị

Để trị bệnh tưởng, người bệnh cần phải hiểu rõ sự tương quan giữa thể chất và tinh thần. Cảm xúc của con người phụ thuộc vào nhận thức, thể chất và cảm giác. Ví dụ, khi một người buồn, họ có thể thấy cơ thể bải hoải rã rời, và không có sức làm việc. Cho dù đó là một cảm xúc, một sự tưởng tượng bay bổng hay một tình trạng thực tế, não bộ tiếp nhận và xử lý chúng giống nhau. Vì vậy việc tưởng tượng quá nhiều dẫn đến lo lắng và có thể tạo nên những triệu chứng xấu cho sức khoẻ.

Nếu một người bị bệnh ví dụ như tiểu đường hay thấp khớp, thông thường sẽ dẫn đến hậu quả về mặt tinh thần, ví dụ như trầm cảm, lo sợ, trong một số trường hợp còn dẫn tới tự tử. Tương tự, nếu một người bị mắc các vấn đề về tâm lý, ví dụ như trầm cảm, hoặc lo âu, sẽ cảm thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng khác lạ. Các triệu chứng thường gặp như nhức đầu, đau bụng, đau lưng, đau khớp, đau cột sống, hay đái gắt, mắc ói, ngứa ngáy, tiêu chảy, chóng mặt … Một số người có bệnh tưởng khi thấy mình bị mắc một số triệu chứng mà bác sĩ cũng không
thể giải thích rõ ràng được hoặc không khám ra bệnh gì thì cho là bác sĩ không hiểu rõ hết căn bệnh của họ, và cảm thấy bực tức hay lo sợ khi bác sĩ không làm gì để chữa bệnh cho họ.

Điểm chung của tất cả các phương pháp chữa bện tưởng là tìm cách giúp cho người bệnh hết các triệu chứng bất thường không thể giải thích được và giả phóng khỏi cảm giác lo về bệnh tật. Nghiên cứu cho thấy những lo lắng quá mức có thể được giải toả bởi một số loại thuốc (an thần) hoặc là các liệu pháp tâm lý.

Trong một thời gian dài, bệnh tưởng được coi là không thể chữa được. Tuy nhiên gần đây khoa học đã chứng minh rằng liệu pháp tâm lý hành vi (cái khỉ gió gì đó chả biết nữa, nói chung là tâm lý học) và một số các chất ức chế tái hấp thu serotonin (ví dụ fluoxetine, paroxetine) có khả năng chữa bệnh tưởng một cách hiệu quả trong một số nghiên cứu lâm sàng. Liệu pháp tâm lý, thường là thông qua trò truyện, cung cấp thông tin, giúp cho người bệnh nhận ra, chấp nhận và tìm cách loại từ những triệu chứng khó chịu trong cơ thể và các lo lắng về bệnh tật. Liệu pháp này cho thấy có hiệu quả trong việc làm giảm đi mức độ và tần suất xuất hiện của các triệu chứng bệnh tật ở người bệnh. Các chất ức chế làm giảm đi sự lo lắng quá mức thông qua việc điều chỉnh mức độ truyền thông tin của các neuron thần kin, và cho thấy có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu cũng như cho bệnh tưởng.

Các lời khuyên cho người bệnh tưởng

Nếu một người quá lo lắng là mình mắc phải một chứng bệnh nan y cho dù bác sĩ sau khi thăm khám đảm bảo là họ hoàn toàn khoẻ mạnh, những cách sau có thể giúp ích trong việc làm giảm đi bệnh tưởng:

  • Nên hạn chế hoặc tránh việc tự tìm hiểu các thông tin về bệnh trên internet, hay sách báo, và tránh tự thăm khám cho chính mình, bởi vì nó sẽ làm tăng lo lắng là mình mắc bệnh. Các thông tin trên mạng hay trên báo chí không chuyên ngành thường không cụ thể và nhiều triệu chứng có thể tương tự nhau trong khi người đọc không đủ kiến thức y khoa để phân biệt.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc vào buổi tối, ăn uống cân đối, hợp lý, và một quan niệm sống cởi mở, tích cực.
  • Tập luyện những kỹ thuật thư giãn, ví dụ như hít thở sâu, thiền, hay những cách khác có thể làm giảm lo âu và stress.
  • Cắt đứt các nỗi lo âu bằng các hoạt động đòi hỏi phải tập trung cao và quên đi bệnh tật; ví dụ như các sở thích chơi đánh cờ, ô chữ, ô số shokudo, tập thể dục, đi dạo, nói chuyện phiếm với bạn bè, hoặc ôn lại những kỉ niệm đẹp.
  • Nghĩ đến những cách giải thích khác cho những triệu chứng bất thường mà mình cảm thấy, ví dụ như đó là do tác động của stress hay là kết quả của những thay đổi tự nhiên bình thường của cơ thể
  • Loại bỏ các thói quen gặp gì cũng lo sợ một cách từ từ. Phải kiên nhẫn và luôn luôn giữ ý chí vững vàng.

Tuesday, August 21, 2007

"Be nice to me, I gave blood!"

Đó là cái câu dán trên ngực mấy đứa vừa cho máu xong. Mình thì không lấy cái đó dán lên người, vì suy cho cùng mục đích cho máu của mình hơi quái dị. Mặc dù cũng có nghĩ là dư máu thì cho, nhưng cũng có một tí cá nhân trong đó: giảm cân.

Sáng nay khi tới chỗ tập thể dục thấy có cái bảng đề hôm nay là ngày "hiến máu" ở trường, thế là tự dưng nảy ra ý định đi cho máu để cho cơ thể mình tươi trẻ
. Thế là tập xong, về phòng làm việc ngồi ăn sáng như mọi ngày (có nghĩa là hai trăm mL sữa hàm lượng chất béo thấp và một nhúm bột ngũ cốc). Ăn xong rồi mới sực nhớ hình như là không cho máu được nếu đã ăn sáng. Thế là phải lên Google kiểm tra lại. Hoá ra bọn Mỹ này dễ tính nhỉ, ăn uống thoải mái trước khi đi cho máu cũng được. Hồi ở Việt Nam đi cho máu mấy lần toàn là nhịn ăn sáng, uống nước đường cầm hơi thôi.

Thủ tục thì cũng na ná như ở Việt Nam, chỉ có điều là mình là trường hợp hơi đặc biệt: sinh ra và sống một thời gian dài ở vùng có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao nên chúng nó có thòong thêm một câu là bác sĩ có thể quyết định không lấy máu của mình. Thế là khi bà bác sĩ hỏi mình tới Mỹ hồi nào mình bảo là 1 năm rồi, trước đó thì mình sống ở Việt Nam, sau đó sang Nhật 2 năm rồi sang Mỹ. Vậy là bả cộng thành 3 năm ở ngoài Việt Nam. Rồi bả dò dò trên cái lưu đồ Yes/No gì đó cuối cùng là tới một cái mũi tên to tướng. Vậy là mình thuộc diện có thể cho máu. He he, nếu không đánh lận con đen thì có thể là mình bị cho về rồi cũng nên. Nói vậy thôi chứ thật ra trước khi đi qua đây mình đã đi khám sức khoẻ, thử máu toàn diện ở cái chỗ phòng khám quốc tế rồi, chả có bịnh tật gì hết cho nên cũng không phải là mình lừa dối gì mấy người làm hôm nay, chỉ có điều là nói thật thì nó lòng vòng rối rắm quá nên thôi, ngắn gọn là không có về Việt Nam ở một năm cho khoẻ. Với lại đàng nào thì họ cũng kiểm tra lại mẫu máu của mình mà, cho nên lỡ mà mình có bịnh gì thì họ cũng đâu có xài máu của mình đâu mà lo.

Hồi ở Việt Nam mình nhớ mỗi lần hiến có 250 mL hà, trước đó lại ngồi chờ đợi ròng rã vào lúc bảy tám giờ sáng, không được ăn chỉ được uống trà đường nên mình làm vài ca là chuyện thường. Có thể vì vậy mà máu mình nó lỏng le, cắm cây kim vô là nó trào ra nhanh thấy sợ, chỉ chừng năm phút là xong. Ở bên này chúng nó lợi dụng thấy ớn, một lần lấy là 560g (chắc tương đương nửa lít máu quá) như vậy là gấp đôi so với ở Việt Nam (Cũng phải thôi, Tây đứa nào đứa nấy bự như con voi không hà, chắc máu cũng nhiều hơn chứ!). Mà mình lại là đứa rắc rối nhất trong bốn đứa vô cùng đợt. He he, lúc mới sát trùng, tìm tĩnh mạch thì cái con bé y tá nó đã nói sao ven của mày bé quá hà, nhìn hổng rõ gì hết trơn. Rồi nó hỏi mình có tập thể dục thể thao gì hôn. Mình hí hửng khoe tao tập mỗi ngày nè. Mà máu của mình bữa nay nó đặc hay sao ấy, chờ hoài chả thấy con bé y tá nó rút kim ra gì cả. Trong khi cái thằng Tây kia nó vô sau mình nữa mà sắp xong tới nơi rồi (mình nằm đối diện với nó nên thấy cái cân cân bọc máu của nó, chứ hổng thấy được cái cân của mình).

Con y tá nói chắc mày mới tập thể dục, mất nước nhiều nên bây giờ cái ven nó cảnh giác, thấy máu chảy ra quá nhiều nên nó thít lại không cho mất nữa. Hic, rồi nó đâm cái kim tới lui mấy lần để cho máu chảy tiếp mà vẫn chậm rì rì. Đến mức nó phải đếm 480, 500, 540, gần xong rồi. Hi hi, cuối cùng cũng tới 560. Nó hí hửng rút cái dây ra, tra cái ống nghiệm nhỏ vô cái kim định lấy thêm máu để xét nghiệm thì hỡi ơi, máu không chịu chảy ra nữa. Nó xoay cái kim hai ba lần mà cũng không xong, bèn rút kim ra luôn. Mình thấy máu ở đầu kim đặc sệt, vậy thì làm sao mà chảy cho được. Thế là nó chuyển mình qua cái ghế bên kia, lại sát trùng cánh tay còn lại để lấy máu cho mấy cái xét nghiệm. Lần này chắc là tay khác với lại lấy cũng ít, chắc chỉ khoảng hơn 20 mL nên máu chảy ùng ục luôn.

Xong. Mình leo xuống, uống một lúc hai chai nước nửa lít, ăn một cái bánh ngọt rồi leo ra khỏi xe đi về. Thế là chiều nay và cả ngày mai không được tập tạ rồi. Thôi kệ, dù sao mình cũng mới mất hơn nửa ký (ăn gian tí thôi, chứ nửa kí đó chắc cũng hết 400g là nước rồi). Với lại coi như được xét nghiệm máu miễn phí mà. Bên này chi phí xét nghiệm đắt đỏ lắm à nha. À , còn nữa, còn một cái phiếu ăn kem ở Baskin and Robbins nữa, cái này nó đưa từ lúc mình mới điền đơn ở ngoài (tức là nếu vô xe bị bác sĩ từ chối không lấy máu thì vẫn có kem ăn như thừơng). Hí hí, ai mà muốn ăn kem cứ việc tới lấy đơn cho máu, điền tên vô, lấy cái phiếu ăn kem rồi sau đó nói với bác sĩ là mình mới đi chơi ngoài đường mà quên mặc áo mưa hay là bị ghẻ lác chốc đầu đang uống thuốc mọc tóc gì đó thì vẫn có kem ăn mà không phải mất máu .

Mà quên nữa, ai có muốn ăn kem thì tui cho cái phiếu nè. Tui đâu có thích ăn kem đâu. Với lại tui không muốn ăn béo với ngọt vào lúc này, lỡ nó thành mỡ hết thì có uổng công tui cho nửa lít máu không?!

All about Scrat

Mọi người có thấy tui lăng quăng giống con này không?



Cái này từ phim ngắn "No time for nuts", hình như đoạt Oscar phim hoạt hình ngắn.





Cu00e1i nu00e0y tu1eeb phim hou1ea1t hu00ecnh Ice Age I. Tui coi phim u0111u00f3 chu1ec9 chu1edd mu1ed7i con nu00e0y.


Trong phu1ea7n 2 cu0169ng vu1eady.Chu1ec9 mu1ed7i con nu00e0y lu00e0 vui.

Wednesday, August 15, 2007

Bữa tối

Dạo này mình ăn uống theo Tây nói là hết sức healthy, mà nói theo tiếng Việt là "heo thì". Bữa nào cũng ăn một mớ rau như heo ăn rau muống hay bò ăn cỏ. Đến nỗi cái bà chủ nhà thấy mình ăn rau nhiều quá bả nói mày sau này chắc sống dai lắm vì ăn toàn đồ heo thì.

Đây là bữa tối của mình hôm nay: cơm gà xào sả ớt độn gỏi khổ qua tôm (không thịt vì sợ mỡ).
Image

Dạo này chỉ được ăn một tí cơm nên đâm ra phải tìm cách độn thêm rau với thịt. Mà thịt thì cũng không được có mỡ, gà cũng phải lột da bỏ đi. Sau mấy tuần thì cũng quen rồi, chỉ có điều ngày nào cũng phải nấu món rau gì đó ăn nên hơi cách rách, chứ thịt thì mình nấu một lần cả ký không hà, xong ném vào tủ lạnh ăn dần.


Sẵn tiện khoe luôn. Bây giờ mình còn gần 2 kí thịt đùi heo ngâm nước mắm (mới thử xong, trời ơi ngon dã man, sau hồi đó tới giờ mình chưa từng ăn món này ta ), nửa kí thịt bò luộc bát vị (hê hê, có gia vị gì có vẻ xài được là mình quăng vô nồi hầm hết : ngũ vị hương + nước tương + củ hành tím nướng + gừng = 8 vị). Gà xào sả ớt thì hôm nay ăn vừa mới hết (phải hai tuần mới ăn hết 6 cái đùi gà). Còn gần một kí tôm thì để làm gỏi ăn lai rai chắc cũng được nửa tháng. Ôi, đời đẹp làm sao. Hoá ra cũng không tốn công lắm để được ăn ngon, ngày thường chắc mình chỉ tốn khoảng 15 phút là xong. Chỉ có chủ nhật thì hơi lâu do phải nấu thịt cho cả tuần.



Đó là chưa kể bây giờ đang là mùa hè, trái cây ở đây ê hề. Mấy tuần trước ngày nào mình cũng ăn cả chục trái mận hái từ cái cây sau nhà. Bây giờ mới biết mận ngọt dã man, chứ hồi ở VN mình ghét ăn mận Bắc Hà vì nó cứ đắng đắng. Cây mận nhà này nhiều trái tới nỗi 3 người ăn không kịp, chim nó khoét rụng tá lả. Bây giờ hết rồi, lâu lâu ra rình hái được vài trái sung ăn đỡ buồn miệng (sung bên này cũng ngọt phết, lại không có mấy con bọ li ti ở trong). Còn muốn ăn trái cây khác thì phải mua. Nhiều thứ quá chừng đến mức chả biết chọn loại nào.



Cái này hái ở nhà nè Image

Còn cái này phải tốn tiền mua nè: Image

Thursday, August 9, 2007

Bạn có biết?

Facts:

  1. Một phần hamburger combo gồm 1 cái burger, một phần khoai tây chiên loại nhỏ và một lon nước ngọt loại diet tương đương với 1000 Calo.
  2. Trong một ngày, nếu bạn chả làm gì nặng nhọc thì chỉ cần 2000 Calo là đủ.
  3. Muốn đốt cháy 100 Calo bạn phải chạy 10 phút với tốc độ khoảng 8 km/h . --> Muốn khắc phục hậu quả của việc ăn 1 cái hamburger thì phải chạy bộ một tiếng rưỡi .
  4. Một kí mỡ tương đương với 7800 Calo (gần bằng tám phần hamburger, má ơi ).
  5. Mỡ bụng là thứ đầu tiên hình thành nếu bạn ăn quá nhiều nhưng lại là thứ giảm đi sau cùng cho dù bạn tập thể dục hay ăn uống ít đi .
  6. Không thể nào làm giảm mỡ bụng chỉ bằng cách xoa bóp, mát xa, đeo dây đai, mang cái sauna cho vùng eo, bôi thuốc tan mỡ ... Cách duy nhất là phải vận động (dễ nhất và tốt nhất là chạy) .
  7. Cơ thể chỉ bắt đầu đốt mỡ sau khi chạy 20 phút. (Trước đó cơ thể chủ yếu là đốt các chất đường, protein). --> Chạy ít hơn 20 phút thì chả có nghĩa lý gì trong chuyện giảm béo.
and something about me:

  • Hai mươi tám năm nay, à không, chỉ mười năm thôi, kể từ lúc tui mập ra, tui ăn hết sức là nhiệt tình. Hậu quả là bụng tui có một lớp mỡ dày khoảng 5 cm.
  • Khi qua Nhật tui nặng 62 kí, giữ nguyên như vậy sau một năm rưỡi. Nửa năm cuối tui bị stress, ăn liên tục --> mập lên 65 kí. Về VN ngày nào cũng đàn đúm ăn chơi, sau một năm lên thêm 4 kí nữa thành 69 kí --> mặt mập như .
  • Qua đây gần một năm vẫn giữ 69 kí. Nghỉ hè, tui rảnh đi tập thể dục một cách hết sức "hành xác" (ngày nào cũng ở gym khoảng 2 tiếng: chạy khoảng 1 tiếng, kéo đẩy tạ một tiếng). Thêm cái nữa là cắt bớt khẩu phần ăn một cách dã man, mỗi bữa chỉ ăn có 1 nửa chén cơm thôi.
  • Sau một tháng rưỡi (chính xác là tính từ ngày 25 tháng 6) tui giảm được 10lbs (tức là gần 4.5 kí). Nhưng chán cái là nó giảm ở đâu đâu ấy, mỡ bụng thì vẫn còn dày y nguyên.
  • Dạo này tui về nhà là mệt rã, ăn cơm tối xong thì lăn đùng ra ngủ. Vì thế đã có nhiều người chửi tui vì tui chẳng nhớ, chẳng liên lạc gì với người quen hết trơn.
Viết cái này là để thanh minh cho việc mất trí nhớ của mình trong thời gian gần đây. Với lại để ăn mừng ngày mình giảm được 10 lbs nhờ tập thể dục đều đặn . Cái này chắc là thành công lần đầu tiên trong đời mà chỉ hoàn toàn do sự cố gắng của mình chứ không có yếu tố may mắn.

Monday, August 6, 2007

Nhân chuyện có "Phân urê" trong nước mắm

Đọc bài báo phía dưới xong thấy thương dân VN mình quá. Bọn quản lý và bọn nhà báo cùng ẩu tả ngu dốt như nhau, chứ có riêng gì dân kinh doanh chế biến thực phẩm đâu. Cái ông bác sĩ nọ phát biểu nhăng nhít sai bét nhè, con nhà báo (dĩ nhiên là ngu dốt, nó mà có hiểu ông đó nói cái gì thì tui chết liền á) cứ thế mà ghi lại rồi ném lên báo, sau cùng thì dân chúng cứ mặc tình hoang mang.

Đây là thông tin từ Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (US EPA). Google một phát là ra ngay.

"Urea is a naturally occurring compound in humans and is approved for several therapeutic uses in humans with relatively few toxicities. In addition, urea is considered Generally Recognized As Safe (GRAS) by the U.S. Food and Drug Administration (FDA) for use in food. Urea is included in ``Direct Food Substances Affirmed as Generally Recognized as Safe'' (21 CFR 184.1923), where the affirmation of GRAS as a direct human food ingredient is based on current good manufacturing practice and conditions of use as a formulation and fermentation aid.

EPA has reaffirmed data waivers granted for all subchronic, chronic, developmental, reproduction, mutagenicity, and metabolism studies based on available data from literature studies concerning urea. A recent search of the published scientific literature concerning urea since 1980 showed no basis for toxicological concern."

Giá mà các vị quản lý và bọn nhà báo chịu khó đọc một tí trước khi phát biểu linh tinh thì chắc đỡ khổ cho dân tình rồi.

Mà cũng lạ, mấy cái phần sai lè lè ra đấy vậy mà chả đồng chí nào chuyên về mấy cái phân bón hay chuyên về hoá phân tích ở VN lên tiếng cho bọn Tuổi trẻ (à coi kỹ lại hoá ra là chúng nó copy từ VietnamNet) nó bết mà dẹp cái bài báo đó đi cho dân tình đỡ sợ. Hay là mấy người đó nghĩ đó chả phải việc của mình, ai ngây thơ không biết bọn nhà báo ngu dốt và ẩu tả thì ráng mà chịu!

Đọc mấy bài khác thấy Quatest 3 xét nghiệm bằng cách so màu mà chả buồn quan tâm nó có xài được cho trường hợp urê trong nước mắm hay không. Phương pháp này hình như có cách đây hai chục năm (nếu nhớ hổng lầm, cái này tui ko chịu trách nhiệm về độ chính xác à nhe. ) Bây giờ mới chuẩn bị chuyển qua xài "sắc ký lỏng hiệu năng cao" (chắc là HPLC). Mà chả biết lần này có chịu chuẩn phương pháp phân tích hay không hay cứ thế vác mấy cái phương pháp phân tích urê trong nước tiểu với máu đem ép vô nước mắm đây nữa! lại còn dự tính phân biệt urê sinh ra từ quá trình ủ cá với urê do con ngừơi bỏ vào nữa chứ. Hài hước thế là cùng. Urê nào mà chả là urê (trừ khi dân làm nước mắm mua urê loại mang đồng vị phóng xạ C14 chẳng hạn để đánh dấu đó là urê do mình tự bỏ vô) , chả biết nhân vật nào lại mơ mộng xa xăm trong điều kiện hôm qua vẫn còn xài phương pháp so màu như thế nữa!


Nước mắm chứa phân urê: Một kết luận mập mờ!

(TinMỚI) - Kết luận của Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Chất lượng 3 về hàm lượng urê trong nước mắm rất mập mờ, sẽ khiến cho mọi người (người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà quản lý) mặc nhiên hiểu rằng trong nước mắm có chứa phân urê!

Hàm lượng urê có thể được hiểu là hàm lượng nitơ (tổng nitơ bao gồn cả urea, nhưng urea không phải là chất chứa nitơ duy nhất), một chất tồn tại trong các mô và các axít amin (urea sinh ra trong quá trình chuyển hoá các acid amin thì đúng hơn), trong trường hợp sản phẩm nước mắm còn có thể hiểu là đạm cá. Thế nhưng "hàm lượng urê", nếu nói chung chung lại cũng có thể hiểu là để chỉ hàm lượng phân urê (éo ai nghĩ thế này trừ mấy đứa nhà báo muốn đưa tin giật gân. Urê là một hợp chất hoá học, cho dù nó có xuất hiện trong nước mắm đi nữa thì cũng chỉ là một chất, chứ là phân phiếc gì ở đây) chứa trong sản phẩm nước mắm!

Dưới đây là ý kiến của BS. Trần Văn Ký - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam do phóng viên VietNamNet lược ghi lại trong buổi trao đổi vào chiều 5/8.

Truy tìm urê trong nước mắm: Tìm sự hiện diện của đạm (nitơ) hay phân urê?

Quatest 3 đã rất nhập nhằng khi đưa ra kết luận về hàm lượng urê có trong nước mắm. Không biết, họ xét nghiệm cái gì để kết luậ
n hàm lượng urê. Có phải là nitơ không? Nếu là nitơ sao không nói ngay là nitơ hay độ đạm. Còn nếu là gọi là phân urê thì lại là một nghĩa khác.

"Chúng ta phải định nghĩa lại urê là gì? Phân urê là gì? Và chúng ta xét nghiệm cái gì để tìm ra urê, có phải là nitơ không (N) hay phân urê (đạm 1 lá - amoni nitrat, như thường gọi) (phân urê chứa urê (công thức: (NH2)2CO), chứ amoni nitrat gì ở đây. Amoni nitrat là loại phân khác)- BS. Ký nói.

Phân đạm (hay còn gọi phân urê) bản chất là amoni nitrat (NH4NO3) (phân đạm có nhiềi loại, trong đó có urê. Phân urê là phân đạm nhưng phân đạm chưa chắc là phân urê) là một loại phân bón làm tăng độ đạm cho đất. Phân đạm có 2 gốc vô cùng độc là amoni (NH4+) và nitrat (NO3-).

Amoni có thể ngăn cản quá trình vận chuyển ôxy trong máu, nên da và niêm mạc của người bị ngộ độc thường tím thẫm lại, gần như đen bầm; rõ nhất ở môi, mũi, tai và các đầu ngón tay ngón chân.

Còn nitrat khi vào đến ruột thì chuyển hoá thành nitrit (NO2), một chất gây độc thần kinh. Hàm lượng nitrat càng cao càng độc. Nó có thể gây ngộ độc thần kinh, rối loạn thần kinh, đau nhức. Vì vậy biểu hiện của ngộ độc nitrat là người bệnh nôn ói, choáng váng, chóng mặt, tay chân bủn rủn. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị truỵ tim mạch và dẫn đến tử vong.

Còn nói về việc tăng độ đạm, không riêng gì phân urê, người sản xuất nước mắm có thể sử dụng những hóa chất khác có nitơ. Thậm c những hóa chất khác chỉ có nitơ không, như đạm thực vật (éo hiểu ông này muốn nói gì ở đây nữa).

Nước mắm có hàm lượng nitơ thật sự từ cá hoặc nitơ từ đạm tổng hợp cho phép (để ăn - uống - truyền cho con người và cho vào thực phẩm). Trong đó có những loại đạm làm tăng độ đạm trong nước mắm và nước tương.

Nếu nhiều nhà sản xuất cam kết không sử dụng phân urê, vậy hàm lượng urê như trong kết quả xét nghiệm của Quatest 3 ở đâu ra?

"Có thể bản thân cá được ướp phân urê. Cá được nuôi trong môi trường dùng các hợp chất hóa học có nitơ để kích thích cá phát triển. Môi trường nuôi cá có nhiễm nitơ(cá làm nước mắm là cá biển, nuôi ở đâu mà xài chất kích thích. Mà giả sử có nhiễm urê đi nữa thì urê là một chất chả có tính tích tụ trong sinh vật (có bao nhiêu là bị thải ra qua đường bài tiết hết thì lấy đâu ra. Cái giả định cá ướp urê còn nghe có lý (mặc dù hồi đó giờ nghe nói là ướp bằng KNO3 là chính) " BS. Ký lý giải.

Ngoài ra, khi cho các hợp chất (là chất gì?!) vào nước mắm để giải phóng nitơ (nitơ dạng nào?) làm tăng độ đạm, các nhà sản xuất nước mắm sẽ đồng thời giải phóng ra những chất độc hại khác không lường trước được (nói khơi khơi vầy tui nói cũng được, chả có căn cứ gì hết).

Do đó, không thể nói chung chung "thử nghiệm hàm lượng nitơ" để nói, trong nước mắm có phân urê hay không có phân urê!

Sai sót ngay từ khâu đề nghị thử nghiệm!

Xung quanh vụ đổ lỗi cho nhau trong thử nghiệm tìm urê trong nước mắm, theo BS. Trần Văn Ký, có thể phòng xét nghiệm không có lỗi, mà chính nơi yêu cầu thử nghiệm đã sai sót khi đưa yêu cầu thử nghiệm.

Đúng ra, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM nên đề nghị phòng thử nghiệm thuộc Quatest 3 tìm các độc chất trong thực phẩm (nước mắm), như nitrit, nitrat, amoni... chứ không phải là hàm lượng urê (nitơ hay phân đạm)

Các phương pháp tìm amoni và nitrat có thể thực hiện rất dễ dàng. Tìm amoni có cách thử theo TCVN 5988 - 1995 (ISO 5664 - 1984), nitrat được xét nghiệm theo TCVN 6180 - 1996 (ISO 5664 -1984) và phương pháp phát hiện nitrit là TCVN 6178 - 1996 (ISO 6777 - 1988).

Việc dùng thuật ngữ "hàm lượng urê trong nước mắm" một cách chung chung sẽ làm cho mọi người dễ hiểu lầm. Ngay cả các nhà quản lý như Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, Phòng Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm - Sở Y tế TP.HCM, và Thanh tra - Sở Y tế cũng mặc nhiên hiểu rằng đây là phân urê (phân đạm).

Từ đó, dẫn đến việc các doanh nghiệp bị phạt tiền, thu hồi tiêu huỷ sản phẩm, thậm chí đình chỉ hoạt động...

"Còn về mặt thử nghiệm, khi nói đến một chất bằng tiếng Việt, đơn vị có chức năng thử nghiệm phải mở ngoặc ghi tên chuẩn quốc tế hoặc công thức hóa học hoặc tên hóa học, để người đọc kết quả kiểm nghiệm không hiểu lầm," BS. Ký nói.

Bên cạnh đó, đây cũng là một lời cảnh tỉnh. Khi phát hiện ra một sai phạm, có khi chúng ta đã ém nhẹm thông tin trong suốt 5 - 6 năm như độc chất 3 - MCPD trong nước tương. Còn có khi các nhà chức năng đã quá vội vàng, không có kiểm chứng từ các nhà khoa học, trong việc kết luận và xử lý.

Hương Cát

Thursday, August 2, 2007

Cào trúng thưởng

Cào thử coi sao nhe.