Sunday, July 27, 2008

Kundun

Kundun là cách mà người Tây Tạng gọi vị lãnh tụ tinh thần của họ: Đạt Lai Lạt Ma. Phim Kundun quay năm 1997, và sau đó thì đạo diễn Martin Scorsese cùng các nhà làm phim bị Trung Quốc cấm cửa. (Thật ra phim quay ở Marốc chứ cũng chả phải quay ở Tây Tạng). Phim kể về cuộc đời của Đạt Lai Lạt Ma từ khi là một đứa bé con nhà nông dân cho đến khi lưu vong sang Ấn độ năm 1959. Phim mô tả Tây Tạng như một bức mandala bằng cát màu đẹp rực rỡ, nhưng đã bị phá tan bởi sự ép buộc "trở về với Tổ quốc" của Trung Cộng. Bức mandala đó sẽ không bao giờ có thể được khôi phục lại, bởi những hạt cát kia đã lẫn vào nhau mất rồi.

Image
Quote:
Dalai Lama: Nonviolence takes a long time.
His guard: Do we have the time, Holiness?
Dalai Lama: I have never known.



Image

Mình thích Đạt Lai Lạt Ma bởi cái nhìn ấm áp và nụ cừơi hiền từ thân thiện của ông. Nhưng đôi khi mình tự hỏi, đường lối bất bạo động của ông sẽ dẫn đến đâu. Đã gần 50 năm kể từ ngày ông lưu vong và gần 60 năm từ ngày Cộng Sản Trung Quốc chiếm Tây Tạng. Phía người Tạng chỉ có lòng tin nơi người lãnh đạo tinh thần tối cao của mình, nhưng liệu rằng sau nửa thế kỷ, với bao thế hệ đã trưởng thành, và với bao biến đổi của xã hội, lòng tin đó có còn mạnh mẽ để giúp người Tạng kết thành một khối để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, phe đang nắm tất cả: quân đội, chính quyền, và cả một hệ thống tu viện và các nhà sư quốc doanh. Mình nghĩ, với sự vô liêm sỉ và tư tưởng bành trứơng của Trung Quốc, bất bạo động sẽ chẳng làm thay đổi được gì. Người Tạng có thể sẽ được thế giới biết đến, đức Đại Lai Lạt Ma có thể được cả thế giới nhìn nhận như là một hình mẫu của lãnh tụ tôn giáo đáng kính. Và hết. Tây Tạng sẽ tiếp tục tràn ngập dân Tàu, và người Tạng tiếp tục bị cai trị và bị coi là hạ đẳng trên chính đất đai của mình. Cho đến một ngày, Đạt Lai Lạt Ma mất đi, liệu rồi ai sẽ dẫn dắt tinh thần của họ khi mà Trung Quốc đang nắm cả hai vị Ban Thiền Lạt Ma (người có nhiệm vụ tìm kiếm hoá thân của Đạt Lai Lạt Ma sau khi ông qua đời). Vị Ban Thiền chính thức được Đạt Lai Lạt Ma chọn năm 1995 đã bị Trung Quốc đem đi biệt tích kể từ khi mới lên năm tuổi, trở thành tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất thế giới. Trung Quốc thay vào đó bằng một Ban Thiền "quốc doanh", con của Đảng viên. Dù rằng sức mạnh tinh thần của ngừơi Tạng có mạnh mẽ đi nữa, liệu có vững vàng được với chính sách đồng hoá trong thời gian quá dài của Trung Quốc hay không?

Mình không biết. Chỉ cảm thấy buồn cho họ.

3 comments:

  1. Ong gia dao nay ranh roi qua' ha :P. Xem phim cua Tibet xong thi ghet tui chinh quyen TQ, the xem may cai phim cho^'ng co^.ng thi` co' cam gia'c gi khong??? :D

    ReplyDelete
  2. Sắp làm chính trị được rùi đó!

    ReplyDelete
  3. 'buồn cho họ' cũng đúng, nhưng mà cũng phải chuẩn bị buồn cho chính mình luôn là vừa: chẳng biết bao giờ VN lọt hết vào tay Trung Cộng !!

    ReplyDelete