Thursday, July 31, 2008
Friends
Trang chứa link download: http://www.forodeseries.com.ar/temporadas-de-friends-vf44.html
Mình nhớ là lần đầu mình coi cái sitcom này là hè năm ngoái. Chả biết vớ đâu được cái link trang web chứa đầy TV shows nên cứ thế nằm phễnh bụng ra coi. Mình bắt đầu coi từ season 4, 5,6,7 8 rồi vòng lại hai, ba. Season 1 với 9,10 thì link bị chết tùm lum nên coi ngắc ngứ, ghét bỏ luôn. Giờ load về coi lại từ season 1, thấy khác hẳn so với hồi đó.
Lý do của chuyện khác này là bây giờ tiếng Anh của mình khá hơn, biết hơn một tí về xã hội và lối sống của Mỹ, nên xem thấy hiểu hơn tại sao chúng đùa như thế, và nói vậy là có nghĩa gì. Chứ một năm trước mình nghe cười mà chả hiểu tại sao chúng nó lại cười.
Một lý do nữa là do xem từ đầu, nên đường dây câu chuyện không bị lộn tùng phèo như hồi xưa (mặc dù là sitcom nhưng cũng có một số thứ tiến triển theo thời gian chứ hổng phải nhảy vô xem giữa chừng là biết hết). Với lại sau thêm một năm "trăn trở tuổi ... sắp 30" thì xem cái sitcom này thấy có mình và cả các bạn mình trong đó. Những nhân vật trong phim cũng đang trạc tuổi mình (phim bắt đầu lúc họ 26-28 tuổi gì đó, cứ mỗi season thì tăng thêm 1 tuổi). Trong mấy season đầu các nhân vật cũng loay hoay với chuyện yêu đương, ế ẩm, cha mẹ lo lắng con sẽ ế, thậm chí có nhân vật còn định làm single mum sau một lần đổ vỡ. Xem mà cứ thấy cảnh này giống mình, giống bạn mình. Vì thế thấy đồng cảm hơn.
Hồi đó xem lần đầu thì thấy thích cái cô Rachel hơn hai cô kia, nhưng giờ già rồi, xem lại thì thấy thích cô Monica hơn, vì cái cô Rachel kia nhí nhố quá lố, nhất là từ season 4 trở về sau. Còn cô Pheebe thì cũng bớt thấy quái dị, chắc tại mình quen nhìn bọn hippy rồi. Về nhân vật nam thì vẫn thích Joye vì ngu ngu và dễ thương, dù mình chẳng giống nó tí nào. Quyết định là mỗi năm sẽ xem lại bộ này một lần. Nếu không có thời gian thì ít nhất cũng xem lại cái season mà bọn nó bằng tuổi với mình.
Tuesday, July 29, 2008
Deception point
Cuốn này cũng cùng phong cách như các tiểu thuyết khác của Dan Brown. Truyện kể về việc NASA khám phá ra một thiên thạch chứa hoá thạch của một loài sinh vật rớt xuống Bắc Cực ba trăm năm trước. Khám phá này được công bố trong lúc cuộc vận động bầu cử tổng thống diễn ra căng thẳng nhất, hứa hẹn sẽ tạo ra sự chuyển biến kết quả bầu cử. Và tất nhiên, khi có chính trị dính vào thì sẽ có âm mưu, có lừa đảo, có ám sát.
Sau khi đọc hết bốn truyện của Dan Brown thì thấy đúng là ông này viết lên tay đều đều, cuốn sau khá hơn cuốn trước. Tuy nhiên sau khi đọc hết mấy cuốn của ông này thì thấy phong cách kể chuyện y chang nhau. Do các câu chuyện đều xảy ra trong vòng 1 đêm cho nên ổng cứ phải cắt cảnh liên tục để miêu tả nhiều tuyến nhân vật đồng thời. Làm như vậy tạo nên tính dồn dập và sự căng thẳng hồi hộp của câu chuyện. Nhưng đó cũng là một điểm yếu, vì đôi khi các tuyến phát triển không đều, và đôi khi ổng cắt cảnh chuyển qua một tuyến khác chỉ để nói lảm nhảm gì đó, vô thưởng vô phạt (có khi còn để cho sách nó dày thêm một tí).
Các chi tiết liên quan đến khoa học công nghệ trong truyện này chặt chẽ hơn trong Digital Fortress (một phần tại mình mù mờ về mấy cái thiên thạch với địa chất). Nhưng cái chi tiết thằng cha kia dùng nước tiểu để át mùi máu, đánh lừa cá mập thì thiệt là khó tin quá. Với lại động cơ hành động của nhân vật bí mật cũng không thuyết phục lắm đối với mình. (Mà hình như trong tất cả các truyện của Dan Brown, mình luôn cảm thấy không hài lòng về động cơ của nhân vật bí mật. Cứ thấy nó gượng gượng thế nào, chắc là tại mình không hiểu biết nhiều về tâm lý học). Chưa kể là các nhân nhà khoa học trong truyện làm gì cũng một mình (để có bị giết cũng đỡ tốn đạn), chả thấy có mấy phụ tá hay công nhân. Nguyên cái tàu nghiên cứu hải dương to đùng vậy mà hô cái là cả đám bỏ đi vô bờ chơi hết, còn lại caí tàu trống trơn.
Một điểm nữa là ông này có cùng một cách xây dựng nhân vật bí mật, nên nếu đọc quen rồi thì đến giữa truyện sẽ đóan lờ mờ là ai, vì nhân vật nào lồ lộ ra đó coi như là không phải. Loại hết ra thì cuối cùng chả còn mấy người. Hy vọng là trong cuốn kế tiếp ổng sẽ thay đổi phong cách cho mới mẻ hơn, chứ viết cùng kiểu hoài thì chán lắm.
Sunday, July 27, 2008
Kundun
Kundun là cách mà người Tây Tạng gọi vị lãnh tụ tinh thần của họ: Đạt Lai Lạt Ma. Phim Kundun quay năm 1997, và sau đó thì đạo diễn Martin Scorsese cùng các nhà làm phim bị Trung Quốc cấm cửa. (Thật ra phim quay ở Marốc chứ cũng chả phải quay ở Tây Tạng). Phim kể về cuộc đời của Đạt Lai Lạt Ma từ khi là một đứa bé con nhà nông dân cho đến khi lưu vong sang Ấn độ năm 1959. Phim mô tả Tây Tạng như một bức mandala bằng cát màu đẹp rực rỡ, nhưng đã bị phá tan bởi sự ép buộc "trở về với Tổ quốc" của Trung Cộng. Bức mandala đó sẽ không bao giờ có thể được khôi phục lại, bởi những hạt cát kia đã lẫn vào nhau mất rồi.
Quote:
Dalai Lama: Nonviolence takes a long time.
His guard: Do we have the time, Holiness?
Dalai Lama: I have never known.
Mình thích Đạt Lai Lạt Ma bởi cái nhìn ấm áp và nụ cừơi hiền từ thân thiện của ông. Nhưng đôi khi mình tự hỏi, đường lối bất bạo động của ông sẽ dẫn đến đâu. Đã gần 50 năm kể từ ngày ông lưu vong và gần 60 năm từ ngày Cộng Sản Trung Quốc chiếm Tây Tạng. Phía người Tạng chỉ có lòng tin nơi người lãnh đạo tinh thần tối cao của mình, nhưng liệu rằng sau nửa thế kỷ, với bao thế hệ đã trưởng thành, và với bao biến đổi của xã hội, lòng tin đó có còn mạnh mẽ để giúp người Tạng kết thành một khối để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, phe đang nắm tất cả: quân đội, chính quyền, và cả một hệ thống tu viện và các nhà sư quốc doanh. Mình nghĩ, với sự vô liêm sỉ và tư tưởng bành trứơng của Trung Quốc, bất bạo động sẽ chẳng làm thay đổi được gì. Người Tạng có thể sẽ được thế giới biết đến, đức Đại Lai Lạt Ma có thể được cả thế giới nhìn nhận như là một hình mẫu của lãnh tụ tôn giáo đáng kính. Và hết. Tây Tạng sẽ tiếp tục tràn ngập dân Tàu, và người Tạng tiếp tục bị cai trị và bị coi là hạ đẳng trên chính đất đai của mình. Cho đến một ngày, Đạt Lai Lạt Ma mất đi, liệu rồi ai sẽ dẫn dắt tinh thần của họ khi mà Trung Quốc đang nắm cả hai vị Ban Thiền Lạt Ma (người có nhiệm vụ tìm kiếm hoá thân của Đạt Lai Lạt Ma sau khi ông qua đời). Vị Ban Thiền chính thức được Đạt Lai Lạt Ma chọn năm 1995 đã bị Trung Quốc đem đi biệt tích kể từ khi mới lên năm tuổi, trở thành tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất thế giới. Trung Quốc thay vào đó bằng một Ban Thiền "quốc doanh", con của Đảng viên. Dù rằng sức mạnh tinh thần của ngừơi Tạng có mạnh mẽ đi nữa, liệu có vững vàng được với chính sách đồng hoá trong thời gian quá dài của Trung Quốc hay không?
Mình không biết. Chỉ cảm thấy buồn cho họ.
Quote:
Dalai Lama: Nonviolence takes a long time.
His guard: Do we have the time, Holiness?
Dalai Lama: I have never known.
Mình thích Đạt Lai Lạt Ma bởi cái nhìn ấm áp và nụ cừơi hiền từ thân thiện của ông. Nhưng đôi khi mình tự hỏi, đường lối bất bạo động của ông sẽ dẫn đến đâu. Đã gần 50 năm kể từ ngày ông lưu vong và gần 60 năm từ ngày Cộng Sản Trung Quốc chiếm Tây Tạng. Phía người Tạng chỉ có lòng tin nơi người lãnh đạo tinh thần tối cao của mình, nhưng liệu rằng sau nửa thế kỷ, với bao thế hệ đã trưởng thành, và với bao biến đổi của xã hội, lòng tin đó có còn mạnh mẽ để giúp người Tạng kết thành một khối để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, phe đang nắm tất cả: quân đội, chính quyền, và cả một hệ thống tu viện và các nhà sư quốc doanh. Mình nghĩ, với sự vô liêm sỉ và tư tưởng bành trứơng của Trung Quốc, bất bạo động sẽ chẳng làm thay đổi được gì. Người Tạng có thể sẽ được thế giới biết đến, đức Đại Lai Lạt Ma có thể được cả thế giới nhìn nhận như là một hình mẫu của lãnh tụ tôn giáo đáng kính. Và hết. Tây Tạng sẽ tiếp tục tràn ngập dân Tàu, và người Tạng tiếp tục bị cai trị và bị coi là hạ đẳng trên chính đất đai của mình. Cho đến một ngày, Đạt Lai Lạt Ma mất đi, liệu rồi ai sẽ dẫn dắt tinh thần của họ khi mà Trung Quốc đang nắm cả hai vị Ban Thiền Lạt Ma (người có nhiệm vụ tìm kiếm hoá thân của Đạt Lai Lạt Ma sau khi ông qua đời). Vị Ban Thiền chính thức được Đạt Lai Lạt Ma chọn năm 1995 đã bị Trung Quốc đem đi biệt tích kể từ khi mới lên năm tuổi, trở thành tù nhân chính trị nhỏ tuổi nhất thế giới. Trung Quốc thay vào đó bằng một Ban Thiền "quốc doanh", con của Đảng viên. Dù rằng sức mạnh tinh thần của ngừơi Tạng có mạnh mẽ đi nữa, liệu có vững vàng được với chính sách đồng hoá trong thời gian quá dài của Trung Quốc hay không?
Mình không biết. Chỉ cảm thấy buồn cho họ.
Thursday, July 24, 2008
Phim hổng nói tiếng Anh
Sau một hồi load và coi phim miệt mài thì tui phát hiện ra là mình coi gần hết mấy phim nổi tiếng của Mỹ sản xuất trong mấy năm gần đây rồi. Mấy cái phim cũ cỡ hai ba chục năm thì ít coi vì khó kiếm hơn. Thế nào cũng có người nói tui bốc phét, vì hàng năm Mỹ nó làm cả ngàn phim, tui coi được mấy tí mà nói là hết rồi. Thiệt ra là tui căn cứ trên rating trên trang imdb.com với lại rottenttomato.com. Hễ phim nào trên 7.5 điểm thì tui mới chịu khó load về mà coi, chứ còn các thể loại dưới 7 thì coi như bị loại từ vòng gửi xe. Trừ phim hài thì còn châm chước tí, hạ xuống 6.5 vì phim hài mà cao điểm quá thì tui coi hổng hiểu gì hết trơn, còn phim hài mà thấp điểm quá thì chúng nó toàn nói bậy trong đó, coi dễ bị ô nhiễm tâm hồn vốn không có gì trong sáng của tui. Vậy cho nên tui coi gần hết là vậy, vì phim được đánh giá hay đâu có nhiều như học sinh giỏi cấp 1 của Việt Nam đâu.
Hôm nay ngồi search một cái phim cũ đã xem thì tình cờ lọt vô một cái trang quá trời phim nước ngoài luôn. (à , chảnh chẹ tí, phim nước ngoài ở đây tức là phim hổng phải của Mỹ, đúng hơn là phim hổng phải nói tiếng Anh. Tui đang ở Mỹ nên học đòi cho giống Mỹ tí. Cái trang này nó tập hợp quá chừng phim luôn, toàn là phim nổi tiếng từng đạt giải ở mấy cái liên hoan phim quốc tế không hà (thì chắc vậy mới ra DVD chứ không thì ai thèm coi). Đủ thứ hầm bà lằng từ phim Tàu cho tới Ấn Độ, Đông Âu qua Bắc Âu, thậm chí có cả Châu Phi (hồi đó giờ tui cứ tưởng người châu Phi chỉ biết đóng phim thôi chứ hổng có làm phim). Phim Mỹ cũng có, và là mấy phim cũ cũ mà nổi tiếng. Bởi vậy từ hôm nay sẽ chuyển qua coi phim không phải của Mỹ hay bối cảnh không ở Mỹ cho nó đỡ ngán phim Hollywood.
Một số phim sẽ coi (lại):
1. Bảy năm ở Tây Tạng (Seven years in Tibet)
2. Kundun
hai phim này đều đề cập đến Đạt Lai Lạt Ma lúc còn bé cho tới giai đoạn Trung Cộng chiếm Tây Tạng.
3. Khi đàn sếu bay qua.
Phim Nga làm từ năm năm mươi mấy, nghe người ta khen hay nên cũng xí xớn coi thử coi sao. Hổng tìm thấy Bài ca người lính, phim này hồi xưa hay chiếu trên TV nhân Cách mạng tháng 10 hay ngày chiến thắng phát xít, dù có tí tuyên truyền nhưng coi thích phết.
4. The barber of Siberia.
Phim Nga nhưng có dính một tí Mỹ. Hồi ở Nhật coi phim này mà lùng bùng lỗ tai luôn. Phim thoại đủ thứ tiếng hết: Anh (bọn Mỹ thì chỉ nói tiếng Anh thôi), Nga (bối cảnh ở Nga), Pháp (quý tộc Nga sính tiếng Pháp), chả biết có tiếng Đức, Ba Lan gì nữa không vì mình có biết mấy thứ tiếng đó đâu. Phụ đề thì chỉ có tiếng Nhật, vì vậy coi phim chỉ khi nào có bọn Mỹ xuất hiện thì mới hiểu nó nói gì, còn lại thì bó tay. Nhưng phải nói đó là một phim hay. Thích tính cách Nga của anh chàng vai chính thế. Bởi vậy cần phải coi lại thôi.
5. Người tình (L'amant).
Coi phim này vì có mấy cảnh quay ở miền Tây với Chợ Lớn nhìn khá đẹp mắt, và có cảnh xxx của hai nhân vật chính.
Tiếc cái là không tìm thấy phim Đông Dương (Indochine) trong này. Cái cô Phạm Linh Đan trong phim đó còn trẻ, xinh ghê gớm. Cảnh trong phim đó cũng đẹp, từ Tam Cốc cho tới Hạ Long với Sài Gòn (công nhận phim chả quan tâm đến địa lý gì hết, quay tá lả Bắc Nam rồi ghép lại từa lưa, ai không phải dân Vn thì đố biết là nó chắp vá).
6. Trời và Đất (Heaven and Earth)
Phim Mỹ nhưng bối cảnh Việt Nam là chính. Cảnh quay cũng đẹp, có điều gần đây báo chí nói là phim quay ở Thái vì kịch bản có mấy chỗ nói xấu cách mạng. Mình coi thì thấy chuyện bình thường, nhưng mà đúng là không đúng bản chất người chiến sĩ cách mạng mà mình được dạy từ nhỏ thiệt.
Hai cái phim vừa nói nó không xếp vô mục Vietnamese làm mình kiếm muốn chết. Trong mục Vietnamese chỉ có Áo lụa Hà Đông (dài bà cố, coi buồn ngủ hết sức, dù quay đẹp) và hai phim của Trần Anh Hùng là Xích lô, Mùi đu đủ xanh. Còn một phim nữa là của Pháp, do cô Phạm Linh Đan đóng vai một người Tàu.
Tạm thời vậy đã. Ôn kỷ niệm xưa trước rồi coi phim của mấy nước lạ lạ sau.
Trang đó đây: http://www.foriegnmoviesddl.com
Phim Mỹ trong này cũng vô số luôn. Vô đó nếu biết tên phim thì gõ vô ô search mà tìm. Còn không biết thì chịu khó mà ngồi duyệt theo quốc gia hay đạo diễn vậy, nhưng chắc chả ai siêng dữ vậy hết. Sau đó nếu nó đưa link để load bằng rapidshare hay megaupload thì copy từng cái link đó, dán vào trang này (có thể mở nhiều trang để dán nhiều link cùng một lúc):
http://www.yanner.cc/Yeuamnhac/index.php (hình như là chết rồi thì phải.)
rồi bấm download, bỏ đi chơi cỡ mười phút, quay lại thì nó đưa cho mấy cái link. Right click vô link đó mà save về máy của mình. Còn nếu có phần mềm download như flashget thì càng dễ.
À, nếu chịu khó lục lọi thì sẽ thấy trong Setting có chỗ để mình điền địa chỉ email của mình vô. Sau khi cái trang này nó load cái file từ rapidshare hay megaupload về máy của nó thì nó sẽ gửi cái link để load đến email cho mình, vậy thì không sợ tắt browser nửa chừng thì mất link download.
Hôm nay ngồi search một cái phim cũ đã xem thì tình cờ lọt vô một cái trang quá trời phim nước ngoài luôn. (à , chảnh chẹ tí, phim nước ngoài ở đây tức là phim hổng phải của Mỹ, đúng hơn là phim hổng phải nói tiếng Anh. Tui đang ở Mỹ nên học đòi cho giống Mỹ tí. Cái trang này nó tập hợp quá chừng phim luôn, toàn là phim nổi tiếng từng đạt giải ở mấy cái liên hoan phim quốc tế không hà (thì chắc vậy mới ra DVD chứ không thì ai thèm coi). Đủ thứ hầm bà lằng từ phim Tàu cho tới Ấn Độ, Đông Âu qua Bắc Âu, thậm chí có cả Châu Phi (hồi đó giờ tui cứ tưởng người châu Phi chỉ biết đóng phim thôi chứ hổng có làm phim). Phim Mỹ cũng có, và là mấy phim cũ cũ mà nổi tiếng. Bởi vậy từ hôm nay sẽ chuyển qua coi phim không phải của Mỹ hay bối cảnh không ở Mỹ cho nó đỡ ngán phim Hollywood.
Một số phim sẽ coi (lại):
1. Bảy năm ở Tây Tạng (Seven years in Tibet)
2. Kundun
hai phim này đều đề cập đến Đạt Lai Lạt Ma lúc còn bé cho tới giai đoạn Trung Cộng chiếm Tây Tạng.
3. Khi đàn sếu bay qua.
Phim Nga làm từ năm năm mươi mấy, nghe người ta khen hay nên cũng xí xớn coi thử coi sao. Hổng tìm thấy Bài ca người lính, phim này hồi xưa hay chiếu trên TV nhân Cách mạng tháng 10 hay ngày chiến thắng phát xít, dù có tí tuyên truyền nhưng coi thích phết.
4. The barber of Siberia.
Phim Nga nhưng có dính một tí Mỹ. Hồi ở Nhật coi phim này mà lùng bùng lỗ tai luôn. Phim thoại đủ thứ tiếng hết: Anh (bọn Mỹ thì chỉ nói tiếng Anh thôi), Nga (bối cảnh ở Nga), Pháp (quý tộc Nga sính tiếng Pháp), chả biết có tiếng Đức, Ba Lan gì nữa không vì mình có biết mấy thứ tiếng đó đâu. Phụ đề thì chỉ có tiếng Nhật, vì vậy coi phim chỉ khi nào có bọn Mỹ xuất hiện thì mới hiểu nó nói gì, còn lại thì bó tay. Nhưng phải nói đó là một phim hay. Thích tính cách Nga của anh chàng vai chính thế. Bởi vậy cần phải coi lại thôi.
5. Người tình (L'amant).
Coi phim này vì có mấy cảnh quay ở miền Tây với Chợ Lớn nhìn khá đẹp mắt, và có cảnh xxx của hai nhân vật chính.
Tiếc cái là không tìm thấy phim Đông Dương (Indochine) trong này. Cái cô Phạm Linh Đan trong phim đó còn trẻ, xinh ghê gớm. Cảnh trong phim đó cũng đẹp, từ Tam Cốc cho tới Hạ Long với Sài Gòn (công nhận phim chả quan tâm đến địa lý gì hết, quay tá lả Bắc Nam rồi ghép lại từa lưa, ai không phải dân Vn thì đố biết là nó chắp vá).
6. Trời và Đất (Heaven and Earth)
Phim Mỹ nhưng bối cảnh Việt Nam là chính. Cảnh quay cũng đẹp, có điều gần đây báo chí nói là phim quay ở Thái vì kịch bản có mấy chỗ nói xấu cách mạng. Mình coi thì thấy chuyện bình thường, nhưng mà đúng là không đúng bản chất người chiến sĩ cách mạng mà mình được dạy từ nhỏ thiệt.
Hai cái phim vừa nói nó không xếp vô mục Vietnamese làm mình kiếm muốn chết. Trong mục Vietnamese chỉ có Áo lụa Hà Đông (dài bà cố, coi buồn ngủ hết sức, dù quay đẹp) và hai phim của Trần Anh Hùng là Xích lô, Mùi đu đủ xanh. Còn một phim nữa là của Pháp, do cô Phạm Linh Đan đóng vai một người Tàu.
Tạm thời vậy đã. Ôn kỷ niệm xưa trước rồi coi phim của mấy nước lạ lạ sau.
Trang đó đây: http://www.foriegnmoviesddl.com
Phim Mỹ trong này cũng vô số luôn. Vô đó nếu biết tên phim thì gõ vô ô search mà tìm. Còn không biết thì chịu khó mà ngồi duyệt theo quốc gia hay đạo diễn vậy, nhưng chắc chả ai siêng dữ vậy hết. Sau đó nếu nó đưa link để load bằng rapidshare hay megaupload thì copy từng cái link đó, dán vào trang này (có thể mở nhiều trang để dán nhiều link cùng một lúc):
http://www.yanner.cc/Yeuamnhac/index.php (hình như là chết rồi thì phải.)
rồi bấm download, bỏ đi chơi cỡ mười phút, quay lại thì nó đưa cho mấy cái link. Right click vô link đó mà save về máy của mình. Còn nếu có phần mềm download như flashget thì càng dễ.
À, nếu chịu khó lục lọi thì sẽ thấy trong Setting có chỗ để mình điền địa chỉ email của mình vô. Sau khi cái trang này nó load cái file từ rapidshare hay megaupload về máy của nó thì nó sẽ gửi cái link để load đến email cho mình, vậy thì không sợ tắt browser nửa chừng thì mất link download.
Tuesday, July 22, 2008
Ảnh lừa tình
Sau một hồi loay hoay với cái flash rời của cái máy chụp hình thì cũng chụp được vài cái chân dung tự ... sướng. Hình sẽ được để đây trong 24h trước khi gỡ xuống.
À, cái hình đầu có dùng kem PS (Photoshop) nên răng trắng hẳn ra, chứ thiệt ra răng mình vàng khè như trong cái hình sau á. Bởi vậy làm mặt ngầu không cười nhe răng là tốt nhất.
. . .
Lừa không được thì thôi, đúng 24h rồi, cất đi vậy.
À, cái hình đầu có dùng kem PS (Photoshop) nên răng trắng hẳn ra, chứ thiệt ra răng mình vàng khè như trong cái hình sau á. Bởi vậy làm mặt ngầu không cười nhe răng là tốt nhất.
. . .
Lừa không được thì thôi, đúng 24h rồi, cất đi vậy.
Friday, July 18, 2008
The Dark Knight: Hay bà cố!
Mới đầu định chờ phim này ra khoảng một tháng giá vé nó giảm rồi mới đi coi, nhưng bữa nay có hai đứa bạn học chung năm ngoái chúng nó có việc ở Davis nên rủ đi ăn trưa rồi đi coi phim luôn. Ăn xong là gần ba giờ trưa, nắng chang chang vậy mà tới rạp thì dân tình xếp hàng kín hết mặt tiền rạp, dài vòng qua bên hông luôn. Thế là phải chạy qua cái town kế bên coi. Tới nơi mua vé vô thì cũng vừa đúng suất mới, dân tình ngồi gần kín hết cả rạp, phải lọ mọ mãi mới kiếm đựơc chỗ trống. Nhưng nói chung là đáng công lặn lội đi coi.
Ta nói cái phim này nó dài bà cố luôn, mấy lần tưởng gần hết rồi mà lại tiếp tục sinh chuyện, cứ thế cho tới hết phim là 2 tiếng 40 phút. Vậy mà không có lúc nào thấy ngán hết vì phim diễm biến dồn dập. Diễn viên diễn xuất tốt, nhất là Heath Ledger. Mỗi lần thằng Joker nó mở miệng nói là nghe đã nổi da gà rồi, lại thêm nó cứ rà rà cái con dao ngay miệng nữa thì ... Mà có khi anh chàng này vì đóng cái vai này quá nhập nên sau đó phải uống thuốc an thần nhiều quá cũng nên. Chỉ có mỗi một phàn nàn là phim có mỗi một vai nữ chính mà bọn này cũng không thuê được cô nào đẹp đẹp đi ra đi vô õng ẹo cho nó vừa mắt nữa. Cái cô Maggie Gyllenhaal vừa già vừa xấu, nhăn nhúm hết sức, vậy mà cứ uốn éo làm như gái hai mươi đi chài khách, thiệt chướng mắt hết sức. Hồi tập trước cái cô gì Katie vợ của Tom Cruise đóng là đã thấy xấu rồi vậy mà cô này còn tệ hơn nữa. Cũng may là cả hai cô này sẽ không đóng phần ba.
Phim hè này vậy là coi như xong rồi. Chờ tới tháng 11 coi Harry Potter với 007 thôi.
Wednesday, July 16, 2008
Single dad
Sáng nay xe bus vừa trờ đến đã thấy đây là một ngày không bình thừơng. Hàng ngày đi chuyến này xe trống trơn, bữa nay nhìn từ xa đã thấy lố nhố người đứng trong xe. Leo lên thì thấy một đám cỡ hai chục đứa nhóc lít nhít chừng bốn, năm tuổi ngồi gần kín nửa xe. Hèn gì. Đứng nhìn, nghe bọn nó nói chuyện láo nháo một lúc thì thấy con nít đứa nào cũng dễ thương hết, dù có mấy đứa xấu theo TCVN. Tự nhiên lại nhớ đến mấy cái phim xem gần đây, hay có kiểu single dad sau khi vợ chết/bỏ đi/ly dị hay bồ cũ đem con đặt ngay bậc cửa. Rồi tự nhiên thấy mình cũng muốn có con. Mà trong tình hình hiện nay thì… nan giải quá.
Viết tới đây thấy bế tắc quá, thôi dừng. Ai biết cách nào tiến lên giai đoạn single dad mà không trải qua giai đoạn quá độ có bồ, có vợ, vợ bỏ (dưới mọi hình thức chết, ly dị, mất tích, theo trai vv và vv) để con lại cho nuôi không? Chỉ tui đi rồi tui bàn tiếp kế hoạch làm single dad năm năm lần thứ nhất cho tới năm năm lần thứ 10 cho mà nghe.
Monday, July 14, 2008
Chiều nay ăn gì bây giờ?! Thật là bi kịch
Sau một thời gian dài không nấu nướng gì bây giờ mình chả thiết tha gì chuyện nấu nướng nữa hết. Tủ lạnh thì vẫn đủ thịt bò heo gà vịt cá tôm chim cút chả lụa nhưng chả muốn nấu gì và chả thấy thèm món gì hết. Trời thì nóng dã man, thèm ăn sushi với sashimi mà chả có rủ được đứa nào đi ăn cùng. Chả nhẽ một mình lầm lũi vô quán ăn buffet sushi xong rồi về?! Chán quá là chán. Mà mỗi ngày chỉ có ăn buổi tối là tự nấu thôi đó, vậy mà còn làm biếng, chả thiết tha gì.
Buổi trưa thì ăn hai cái bagel với lại cream cheese, ăn riết mấy tháng rồi đâm ra quen, hết thấy ngán. Mà tiện quá chừng, cứ mua một bọc bagel với một hộp cheese bỏ trong hộc bàn, mỗi ngày lấy 2 cái ra ăn, khỏi cách rách. Còn trái cây dạo này sáng trên đường ra xe bus thì thò tay hái (trộm) 1 trái đào không lông của nhà người ta (nhà này vớ vẩn lắm nhé, trồng đào để cho nó rụng đầy sân rồi dọn chơi), chiều về ngang hái thêm hai trái nữa. Ăn riết cho tới khi cây nó rụng hết trái thì chắc mặt cũng láng cỡ da đào luôn.
Làm việc thì mỗi tuần trừ một ngày phải phân tích mẫu thì ngồi canh cái máy từ sáng tới chiều ra, còn lại mỗi ngày chỉ tốn có nửa tiếng tới một tiếng lấy mẫu rồi thôi, thành ra rảnh thấy ớn, cứ ra vô hoài chả biết làm gì. Phim coi riết không còn gì để coi (thậm chí còn coi cả phim truyền hình Việt Nam nữa mới ghê), truyện thì đọc giật cục nhưng cũng thấy ngán, blog bliếc thì cũng chả muốn viết nhiều (sau bữa nay hy vọng nhen nhóm lại thói quen cũ coi). Tóm lại là mình có triệu chứng của hội chứng Stockhom, tức là người bị bắt cóc sau một thời gian sống chung với thằng bắt cóc đâm ra thích nó, không muốn về nhà. Mình sau mấy tháng quay mòng mòng giờ rảnh quá lại đâm ra chán. Thiệt là vớ vẩn.
Hic, cơn thèm sushi lại nổi lên rồi. Ai đi ăn buffet sushi với tui hông, tui tài trợ cho một nửa tiền ăn. Trời ơi là trời.
Buổi trưa thì ăn hai cái bagel với lại cream cheese, ăn riết mấy tháng rồi đâm ra quen, hết thấy ngán. Mà tiện quá chừng, cứ mua một bọc bagel với một hộp cheese bỏ trong hộc bàn, mỗi ngày lấy 2 cái ra ăn, khỏi cách rách. Còn trái cây dạo này sáng trên đường ra xe bus thì thò tay hái (trộm) 1 trái đào không lông của nhà người ta (nhà này vớ vẩn lắm nhé, trồng đào để cho nó rụng đầy sân rồi dọn chơi), chiều về ngang hái thêm hai trái nữa. Ăn riết cho tới khi cây nó rụng hết trái thì chắc mặt cũng láng cỡ da đào luôn.
Làm việc thì mỗi tuần trừ một ngày phải phân tích mẫu thì ngồi canh cái máy từ sáng tới chiều ra, còn lại mỗi ngày chỉ tốn có nửa tiếng tới một tiếng lấy mẫu rồi thôi, thành ra rảnh thấy ớn, cứ ra vô hoài chả biết làm gì. Phim coi riết không còn gì để coi (thậm chí còn coi cả phim truyền hình Việt Nam nữa mới ghê), truyện thì đọc giật cục nhưng cũng thấy ngán, blog bliếc thì cũng chả muốn viết nhiều (sau bữa nay hy vọng nhen nhóm lại thói quen cũ coi). Tóm lại là mình có triệu chứng của hội chứng Stockhom, tức là người bị bắt cóc sau một thời gian sống chung với thằng bắt cóc đâm ra thích nó, không muốn về nhà. Mình sau mấy tháng quay mòng mòng giờ rảnh quá lại đâm ra chán. Thiệt là vớ vẩn.
Hic, cơn thèm sushi lại nổi lên rồi. Ai đi ăn buffet sushi với tui hông, tui tài trợ cho một nửa tiền ăn. Trời ơi là trời.
Sunday, July 6, 2008
Angels and demons
Cuốn này coi cũng tạm được. Khá hơn Digital Fortress nhưng tệ hơn Da Vinci Code. (giữa cuốn này và Da Vinci Code còn có cuốn Deception Point nữa, chắc chờ vài tháng nữa rồi hãy đọc cho nó đỡ nhàm). Ông tác giả này đúng là càng viết càng lên tay, cuốn sau hấp dẫn hơn cuốn trước. Nhưng mà do đã đọc hai cuốn truyện của ổng trước rồi nên đến cuốn này thì mới giữa truyện là mình đã đoán ra được nhân vật bí ẩn là ai rồi.
Trong truyện cũng có những chi tiết về kỹ thuật khá là mâu thuẫn, đại loại như là cái thành Vatican làm nhiễu tất cả liên lạc của bên ngoài, vậy mà máy quay phim của bọn BBC vẫn truyền sóng thoải mái. Hài hơn nữa là wireless camera có khả năng phát sóng từ sâu mấy trăm thước dưới lòng đất. Nhưng mà chắc không ai để ý làm gì mấy cái nhỏ nhặt đó, vì thiệt ra cũng không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện.
Giờ thì ngồi chờ phim ra vào năm sau. Sau khi coi Star Wars thì thấy là phim này cho Ewan McGregor đóng vai thư ký của Giáo Hoàng thì quá hợp vai. Mà sao coi hình thấy cái cô người Ý lại ăn mặc lịch sự thế không biết. Trong truyện thì là quần short áo thun ba lỗ mà. Chắc tại sợ mặc vậy người ta không cho vô nhà thờ quay. Mà thiệt ra phim cũng có được cho quay ở trong mấy cái nhà thờ đó đâu. Chả biết ngoại cảnh thì có quay thiệt ở Rome không. Nó mà dựng mô hình nữa thì khỏi coi cái phim này luôn cho mất công.
Subscribe to:
Posts (Atom)