Monday, August 6, 2007

Nhân chuyện có "Phân urê" trong nước mắm

Đọc bài báo phía dưới xong thấy thương dân VN mình quá. Bọn quản lý và bọn nhà báo cùng ẩu tả ngu dốt như nhau, chứ có riêng gì dân kinh doanh chế biến thực phẩm đâu. Cái ông bác sĩ nọ phát biểu nhăng nhít sai bét nhè, con nhà báo (dĩ nhiên là ngu dốt, nó mà có hiểu ông đó nói cái gì thì tui chết liền á) cứ thế mà ghi lại rồi ném lên báo, sau cùng thì dân chúng cứ mặc tình hoang mang.

Đây là thông tin từ Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (US EPA). Google một phát là ra ngay.

"Urea is a naturally occurring compound in humans and is approved for several therapeutic uses in humans with relatively few toxicities. In addition, urea is considered Generally Recognized As Safe (GRAS) by the U.S. Food and Drug Administration (FDA) for use in food. Urea is included in ``Direct Food Substances Affirmed as Generally Recognized as Safe'' (21 CFR 184.1923), where the affirmation of GRAS as a direct human food ingredient is based on current good manufacturing practice and conditions of use as a formulation and fermentation aid.

EPA has reaffirmed data waivers granted for all subchronic, chronic, developmental, reproduction, mutagenicity, and metabolism studies based on available data from literature studies concerning urea. A recent search of the published scientific literature concerning urea since 1980 showed no basis for toxicological concern."

Giá mà các vị quản lý và bọn nhà báo chịu khó đọc một tí trước khi phát biểu linh tinh thì chắc đỡ khổ cho dân tình rồi.

Mà cũng lạ, mấy cái phần sai lè lè ra đấy vậy mà chả đồng chí nào chuyên về mấy cái phân bón hay chuyên về hoá phân tích ở VN lên tiếng cho bọn Tuổi trẻ (à coi kỹ lại hoá ra là chúng nó copy từ VietnamNet) nó bết mà dẹp cái bài báo đó đi cho dân tình đỡ sợ. Hay là mấy người đó nghĩ đó chả phải việc của mình, ai ngây thơ không biết bọn nhà báo ngu dốt và ẩu tả thì ráng mà chịu!

Đọc mấy bài khác thấy Quatest 3 xét nghiệm bằng cách so màu mà chả buồn quan tâm nó có xài được cho trường hợp urê trong nước mắm hay không. Phương pháp này hình như có cách đây hai chục năm (nếu nhớ hổng lầm, cái này tui ko chịu trách nhiệm về độ chính xác à nhe. ) Bây giờ mới chuẩn bị chuyển qua xài "sắc ký lỏng hiệu năng cao" (chắc là HPLC). Mà chả biết lần này có chịu chuẩn phương pháp phân tích hay không hay cứ thế vác mấy cái phương pháp phân tích urê trong nước tiểu với máu đem ép vô nước mắm đây nữa! lại còn dự tính phân biệt urê sinh ra từ quá trình ủ cá với urê do con ngừơi bỏ vào nữa chứ. Hài hước thế là cùng. Urê nào mà chả là urê (trừ khi dân làm nước mắm mua urê loại mang đồng vị phóng xạ C14 chẳng hạn để đánh dấu đó là urê do mình tự bỏ vô) , chả biết nhân vật nào lại mơ mộng xa xăm trong điều kiện hôm qua vẫn còn xài phương pháp so màu như thế nữa!


Nước mắm chứa phân urê: Một kết luận mập mờ!

(TinMỚI) - Kết luận của Trung tâm Kỹ thuật Đo lường Chất lượng 3 về hàm lượng urê trong nước mắm rất mập mờ, sẽ khiến cho mọi người (người tiêu dùng, doanh nghiệp, nhà quản lý) mặc nhiên hiểu rằng trong nước mắm có chứa phân urê!

Hàm lượng urê có thể được hiểu là hàm lượng nitơ (tổng nitơ bao gồn cả urea, nhưng urea không phải là chất chứa nitơ duy nhất), một chất tồn tại trong các mô và các axít amin (urea sinh ra trong quá trình chuyển hoá các acid amin thì đúng hơn), trong trường hợp sản phẩm nước mắm còn có thể hiểu là đạm cá. Thế nhưng "hàm lượng urê", nếu nói chung chung lại cũng có thể hiểu là để chỉ hàm lượng phân urê (éo ai nghĩ thế này trừ mấy đứa nhà báo muốn đưa tin giật gân. Urê là một hợp chất hoá học, cho dù nó có xuất hiện trong nước mắm đi nữa thì cũng chỉ là một chất, chứ là phân phiếc gì ở đây) chứa trong sản phẩm nước mắm!

Dưới đây là ý kiến của BS. Trần Văn Ký - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam do phóng viên VietNamNet lược ghi lại trong buổi trao đổi vào chiều 5/8.

Truy tìm urê trong nước mắm: Tìm sự hiện diện của đạm (nitơ) hay phân urê?

Quatest 3 đã rất nhập nhằng khi đưa ra kết luận về hàm lượng urê có trong nước mắm. Không biết, họ xét nghiệm cái gì để kết luậ
n hàm lượng urê. Có phải là nitơ không? Nếu là nitơ sao không nói ngay là nitơ hay độ đạm. Còn nếu là gọi là phân urê thì lại là một nghĩa khác.

"Chúng ta phải định nghĩa lại urê là gì? Phân urê là gì? Và chúng ta xét nghiệm cái gì để tìm ra urê, có phải là nitơ không (N) hay phân urê (đạm 1 lá - amoni nitrat, như thường gọi) (phân urê chứa urê (công thức: (NH2)2CO), chứ amoni nitrat gì ở đây. Amoni nitrat là loại phân khác)- BS. Ký nói.

Phân đạm (hay còn gọi phân urê) bản chất là amoni nitrat (NH4NO3) (phân đạm có nhiềi loại, trong đó có urê. Phân urê là phân đạm nhưng phân đạm chưa chắc là phân urê) là một loại phân bón làm tăng độ đạm cho đất. Phân đạm có 2 gốc vô cùng độc là amoni (NH4+) và nitrat (NO3-).

Amoni có thể ngăn cản quá trình vận chuyển ôxy trong máu, nên da và niêm mạc của người bị ngộ độc thường tím thẫm lại, gần như đen bầm; rõ nhất ở môi, mũi, tai và các đầu ngón tay ngón chân.

Còn nitrat khi vào đến ruột thì chuyển hoá thành nitrit (NO2), một chất gây độc thần kinh. Hàm lượng nitrat càng cao càng độc. Nó có thể gây ngộ độc thần kinh, rối loạn thần kinh, đau nhức. Vì vậy biểu hiện của ngộ độc nitrat là người bệnh nôn ói, choáng váng, chóng mặt, tay chân bủn rủn. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị truỵ tim mạch và dẫn đến tử vong.

Còn nói về việc tăng độ đạm, không riêng gì phân urê, người sản xuất nước mắm có thể sử dụng những hóa chất khác có nitơ. Thậm c những hóa chất khác chỉ có nitơ không, như đạm thực vật (éo hiểu ông này muốn nói gì ở đây nữa).

Nước mắm có hàm lượng nitơ thật sự từ cá hoặc nitơ từ đạm tổng hợp cho phép (để ăn - uống - truyền cho con người và cho vào thực phẩm). Trong đó có những loại đạm làm tăng độ đạm trong nước mắm và nước tương.

Nếu nhiều nhà sản xuất cam kết không sử dụng phân urê, vậy hàm lượng urê như trong kết quả xét nghiệm của Quatest 3 ở đâu ra?

"Có thể bản thân cá được ướp phân urê. Cá được nuôi trong môi trường dùng các hợp chất hóa học có nitơ để kích thích cá phát triển. Môi trường nuôi cá có nhiễm nitơ(cá làm nước mắm là cá biển, nuôi ở đâu mà xài chất kích thích. Mà giả sử có nhiễm urê đi nữa thì urê là một chất chả có tính tích tụ trong sinh vật (có bao nhiêu là bị thải ra qua đường bài tiết hết thì lấy đâu ra. Cái giả định cá ướp urê còn nghe có lý (mặc dù hồi đó giờ nghe nói là ướp bằng KNO3 là chính) " BS. Ký lý giải.

Ngoài ra, khi cho các hợp chất (là chất gì?!) vào nước mắm để giải phóng nitơ (nitơ dạng nào?) làm tăng độ đạm, các nhà sản xuất nước mắm sẽ đồng thời giải phóng ra những chất độc hại khác không lường trước được (nói khơi khơi vầy tui nói cũng được, chả có căn cứ gì hết).

Do đó, không thể nói chung chung "thử nghiệm hàm lượng nitơ" để nói, trong nước mắm có phân urê hay không có phân urê!

Sai sót ngay từ khâu đề nghị thử nghiệm!

Xung quanh vụ đổ lỗi cho nhau trong thử nghiệm tìm urê trong nước mắm, theo BS. Trần Văn Ký, có thể phòng xét nghiệm không có lỗi, mà chính nơi yêu cầu thử nghiệm đã sai sót khi đưa yêu cầu thử nghiệm.

Đúng ra, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM nên đề nghị phòng thử nghiệm thuộc Quatest 3 tìm các độc chất trong thực phẩm (nước mắm), như nitrit, nitrat, amoni... chứ không phải là hàm lượng urê (nitơ hay phân đạm)

Các phương pháp tìm amoni và nitrat có thể thực hiện rất dễ dàng. Tìm amoni có cách thử theo TCVN 5988 - 1995 (ISO 5664 - 1984), nitrat được xét nghiệm theo TCVN 6180 - 1996 (ISO 5664 -1984) và phương pháp phát hiện nitrit là TCVN 6178 - 1996 (ISO 6777 - 1988).

Việc dùng thuật ngữ "hàm lượng urê trong nước mắm" một cách chung chung sẽ làm cho mọi người dễ hiểu lầm. Ngay cả các nhà quản lý như Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, Phòng Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm - Sở Y tế TP.HCM, và Thanh tra - Sở Y tế cũng mặc nhiên hiểu rằng đây là phân urê (phân đạm).

Từ đó, dẫn đến việc các doanh nghiệp bị phạt tiền, thu hồi tiêu huỷ sản phẩm, thậm chí đình chỉ hoạt động...

"Còn về mặt thử nghiệm, khi nói đến một chất bằng tiếng Việt, đơn vị có chức năng thử nghiệm phải mở ngoặc ghi tên chuẩn quốc tế hoặc công thức hóa học hoặc tên hóa học, để người đọc kết quả kiểm nghiệm không hiểu lầm," BS. Ký nói.

Bên cạnh đó, đây cũng là một lời cảnh tỉnh. Khi phát hiện ra một sai phạm, có khi chúng ta đã ém nhẹm thông tin trong suốt 5 - 6 năm như độc chất 3 - MCPD trong nước tương. Còn có khi các nhà chức năng đã quá vội vàng, không có kiểm chứng từ các nhà khoa học, trong việc kết luận và xử lý.

Hương Cát

2 comments:

  1. Hihi, to'm la.i la` sao chu'. Con bay gio la ...dan kinh doanh cho nen doc comment cua chu' khong hieu gi ca :"> Vay co' nen tiep tuc an nuoc mam khong? Hix, danh sa'ch thuc pham sau khi dda loa.i ddi heo (tai xanh), ga` (H5N1), rau muo^'ng (huhu, nho*'t), nuoc tuong (chat MP3 gi dday)... thi cha con gi may dde an ca? Bi loai nuoc mam nua chac chuyen qua an chay waaaaaaaa!!!

    ReplyDelete
  2. hi hi, theo tui hieu thi nuoc mam van con an duoc day Ngoc oi. Hong biet tuiu dung khong nua. Ong Vu gia tra loi nhe' :D

    ReplyDelete