Bệnh tưởng (đôi khi còn gọi là triệu chứng lo lắng quá mức cho sức khỏe) chỉ sự lo sợ hay quan tâm quá mức đến việc bị mắc bệnh nặng. thông thừơng, bệnh tưởng vẫn còn tồn tại ngay cả sau khi bác sĩ đã chẩn đoán và chắc chắn với người khai bệnh là những lo lắng đó là không có cơ sở về mặt y học, hoặc, nếu có bệnh đi nnữa thì mức độ của bệnh không đến nỗi trầm trọng đến mức phải lo lắng đến khủng hoảng như vậy. Những người có chứng bệnh này thường dựa vào một triệu chứng cụ thể nào đó để làm cơ sở cho nỗi sợ của mình, ví dụ như ăn uống không tiêu, tim đập nhanh, cơ bắp mỏi. Ước tính có khoảng 1-5% dân số có chứng bệnh này.
Bệnh tưởng thường đặc trưng bởi nỗi sợ hãi rằng những triệu chứng bất thường nhỏ trong cơ thể là biểu hiện của một căn bệnh nặng, và người bệnh thường xuyên tự thăm khám và tự chẩn đóan cho chính mình, từ đó đâm ra quá lo lắng đến cơ thể của mình. Nhiều người bệnh tưởng thậm chí còn tỏ ra không tin, hay nghi ngờ chẩn đoán của các bác sĩ, và nói rằng kết luận của bác sĩ rằng họ không mắc bệnh gì đáng kể là không thuyết phục, không đáng tin. Nhiều người còn tìm kiếm sự trấn an khắp nơi, từ bác sĩ, người thân, bạn bè (ở Việt Nam chắc có thêm thầy pháp với lại cô hồn các đảng, ông bà tổ tiên (Chinh)) và thường thì chứng bệnh này gây nên sự dày vò cho chính người bệnh cũng như cho những người xung quanh. Nhiều người bị bệnh tưởng còn cố tránh tất cả nhưng gì có thể gợi nhớ đến bệnh tật, trong khi những người khác thì lại đi bác sĩ một cách quá thường xuyên. Nhiều người không bao giờ tâm sự với người khác về nỗi sợ hãi của họ về việc mắc bệnh nan y, cho rằng người khác sẽ không thể nào hiểu, không tin vào mức độ nghiêm trọng về bệnh tình của họ.
Bệnh tưởng thường đi kèm với ám ảnh, chán nản, lo âu và có thể là hậu quả của stress. Bệnh này khác với việc một người bịa ra, giả vờ là mình bị bệnh một cách có chủ ý vì một lý do nào đó.
Các yếu tố tạo nên bệnh tưởng
Một số người tự tạo nên bệnh tưởng từ những việc tự tìm hiểu về tình trạng sức khoẻ của mình thông qua sách báo, TV, internet. Các phương tiện truyền thông có thể gây cho người xem rằng mình bị bệnh (tưởng) về một chứng nan y nào đó như ung thư, hoặc u xơ một số cơ quan (đây là những bệnh mà người bệnh tưởng thừơng nghĩ là mình bị mắc), vì những bệnh này thường là xảy ra hết sức ngẫu nhiên, không cần lý do, triệu chứng không bao giờ rõ ràng, và hết sức bất ngờ. Những mô tả không rõ ràng, cụ thể về các triệu chứng, cũng như việc nêu không cụ thể các nguy cơ dẫn đến các bệnh nan y đó làm cho người bệnh tưởng hoang mang lo sợ, nghĩ là mình thật sự mắc bệnh đó.
Một trận dịch bệnh bùng phát hay các cảnh báo dịch bệnh (thí dụ vụ heo tai xanh hay cúm gà ở nhà mình) cũng có thể dẫn đến bệnh tưởng. các thống kê về một số bệnh, thí dụ như ung thư, cũng gây ra cho người bệnh tưởng cảm giác rằng mình có thể nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh đó. Chỉ cần một triệu chứng nhẹ bất thường xảy ra cho cơ thể cũng làm người bệnh tưởng nghĩ là mình bị mắc bệnh nan y.
Việc một hay nhiều người thân, bạn bè bị mắc bệnh nặng hay chết cũng là nguyên nhân làm khởi phát bệnh tưởng ở một số cá nhân. Tương tự, khi gần đến độ tuổi mà cha/mẹ của người đó đã mắc bệnh hay mất đi, thì người đó cho dù đang khoẻ mạnh, hạnh phúc cũng tưởng tượng, lo lắng là mình sẽ giống như cha/mẹ, bị mắc cùng một thứ bệnh và sẽ chết, từ đó trở nên hoảng sợ và lo lắng khi cơ thể có một số triệu chứng cho dù hết sức mơ hồ.
Nghiên cứu cho thấy bệnh tưởng không có tính di truyền.
Chữa trị
Để trị bệnh tưởng, người bệnh cần phải hiểu rõ sự tương quan giữa thể chất và tinh thần. Cảm xúc của con người phụ thuộc vào nhận thức, thể chất và cảm giác. Ví dụ, khi một người buồn, họ có thể thấy cơ thể bải hoải rã rời, và không có sức làm việc. Cho dù đó là một cảm xúc, một sự tưởng tượng bay bổng hay một tình trạng thực tế, não bộ tiếp nhận và xử lý chúng giống nhau. Vì vậy việc tưởng tượng quá nhiều dẫn đến lo lắng và có thể tạo nên những triệu chứng xấu cho sức khoẻ.
Nếu một người bị bệnh ví dụ như tiểu đường hay thấp khớp, thông thường sẽ dẫn đến hậu quả về mặt tinh thần, ví dụ như trầm cảm, lo sợ, trong một số trường hợp còn dẫn tới tự tử. Tương tự, nếu một người bị mắc các vấn đề về tâm lý, ví dụ như trầm cảm, hoặc lo âu, sẽ cảm thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng khác lạ. Các triệu chứng thường gặp như nhức đầu, đau bụng, đau lưng, đau khớp, đau cột sống, hay đái gắt, mắc ói, ngứa ngáy, tiêu chảy, chóng mặt … Một số người có bệnh tưởng khi thấy mình bị mắc một số triệu chứng mà bác sĩ cũng không
thể giải thích rõ ràng được hoặc không khám ra bệnh gì thì cho là bác sĩ không hiểu rõ hết căn bệnh của họ, và cảm thấy bực tức hay lo sợ khi bác sĩ không làm gì để chữa bệnh cho họ.
Điểm chung của tất cả các phương pháp chữa bện tưởng là tìm cách giúp cho người bệnh hết các triệu chứng bất thường không thể giải thích được và giả phóng khỏi cảm giác lo về bệnh tật. Nghiên cứu cho thấy những lo lắng quá mức có thể được giải toả bởi một số loại thuốc (an thần) hoặc là các liệu pháp tâm lý.
Trong một thời gian dài, bệnh tưởng được coi là không thể chữa được. Tuy nhiên gần đây khoa học đã chứng minh rằng liệu pháp tâm lý hành vi (cái khỉ gió gì đó chả biết nữa, nói chung là tâm lý học) và một số các chất ức chế tái hấp thu serotonin (ví dụ fluoxetine, paroxetine) có khả năng chữa bệnh tưởng một cách hiệu quả trong một số nghiên cứu lâm sàng. Liệu pháp tâm lý, thường là thông qua trò truyện, cung cấp thông tin, giúp cho người bệnh nhận ra, chấp nhận và tìm cách loại từ những triệu chứng khó chịu trong cơ thể và các lo lắng về bệnh tật. Liệu pháp này cho thấy có hiệu quả trong việc làm giảm đi mức độ và tần suất xuất hiện của các triệu chứng bệnh tật ở người bệnh. Các chất ức chế làm giảm đi sự lo lắng quá mức thông qua việc điều chỉnh mức độ truyền thông tin của các neuron thần kin, và cho thấy có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu cũng như cho bệnh tưởng.
Các lời khuyên cho người bệnh tưởng
Nếu một người quá lo lắng là mình mắc phải một chứng bệnh nan y cho dù bác sĩ sau khi thăm khám đảm bảo là họ hoàn toàn khoẻ mạnh, những cách sau có thể giúp ích trong việc làm giảm đi bệnh tưởng:
- Nên hạn chế hoặc tránh việc tự tìm hiểu các thông tin về bệnh trên internet, hay sách báo, và tránh tự thăm khám cho chính mình, bởi vì nó sẽ làm tăng lo lắng là mình mắc bệnh. Các thông tin trên mạng hay trên báo chí không chuyên ngành thường không cụ thể và nhiều triệu chứng có thể tương tự nhau trong khi người đọc không đủ kiến thức y khoa để phân biệt.
- Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ngủ đủ giấc vào buổi tối, ăn uống cân đối, hợp lý, và một quan niệm sống cởi mở, tích cực.
- Tập luyện những kỹ thuật thư giãn, ví dụ như hít thở sâu, thiền, hay những cách khác có thể làm giảm lo âu và stress.
- Cắt đứt các nỗi lo âu bằng các hoạt động đòi hỏi phải tập trung cao và quên đi bệnh tật; ví dụ như các sở thích chơi đánh cờ, ô chữ, ô số shokudo, tập thể dục, đi dạo, nói chuyện phiếm với bạn bè, hoặc ôn lại những kỉ niệm đẹp.
- Nghĩ đến những cách giải thích khác cho những triệu chứng bất thường mà mình cảm thấy, ví dụ như đó là do tác động của stress hay là kết quả của những thay đổi tự nhiên bình thường của cơ thể
- Loại bỏ các thói quen gặp gì cũng lo sợ một cách từ từ. Phải kiên nhẫn và luôn luôn giữ ý chí vững vàng.
No comments:
Post a Comment