Saturday, March 29, 2008

Đồ ăn bốn phương

Phương một: Ấn

Cái con nhỏ Ấn Độ đi cùng chuyến đi Universal studio nó không biết ăn thịt là gì (ngoài thịt gà và tôm thỉnh thoảng ăn một lần, còn thì là gần như ăn chay.) nên đi ăn chung với nó thì khủng khiếp quá. Mà không phải nó kiêng khem gì hết nha, tại truyền thống của cái vùng nó sống là vậy, hổng ăn thịt. Cả lũ cố dụ dỗ, ép buộc nó ăn thịt một lần, sau đó thấy nó bị Tào Tháo rượt, mặt xanh lè luôn cho nên hết dám đi vô tiệm nào khác ngoài tiệm Ấn. Nhìn vô đồ của bọn Ấn mà biết cái gì trong đó thì chết liền á. Món nào cũng nấu sền sệt, nhìn vàng hoặc đỏ lòm chả biết là cái gì, chỉ biết là đầy mùi cà ri. Nói chung là cứ tưởng tượng bên dưới cái mớ sốt sệt sệt đó là thịt cừu, thịt gà gì đó cũng được (bọn nó kị thịt heo, tôn thờ bò). Cái trắng trắng trong cái món màu vàng là phô mai chứ hổng phải thịt gà đâu.

Image . Image .

Mà đồ bọn Ấn này mới ăn vài lần còn thấy ngon, chứ ăn liền tù tì ba ngày thì thiệt là thảm quá đi. Hổng có miếng rau nào hết á. Nói nào ngay, có rau nhhưng mà nó nấu nhừ nhẫn tan ra như cháo mất rồi, thành ra coi như không có rau luôn. Mà mình thì không thể sống thiếu rau được.

Phương hai: Tàu

Đồ Tàu công nhận là dễ ăn, dù có hơi nhiều dầu một tí nhưng còn có rau xanh xanh đỡ ngán.

Cái này là vịt nướng với trà, ăn với bánh bao, hành và tương giống vịt quay Bắc Kinh. Vịt gì mà mỡ không hà.

Image

Cái này là sò điệp xào Tứ Xuyên. Chả thấy sò đâu vì nó bọc bột xù rồi chiên mà.

Image

Mì xào giòn. Nhục thấy ớn luôn, phải ăn mì xào với gà, vì con nhỏ Ấn kia không ăn được thịt gì khác.

Image

Phương ba: Mỹ

Cứ nhìn đồ của bọn Mỹ này thì đủ hiểu tại sao dân Mỹ nó béo phì rồi. Hồi đi Universal studio trong lúc xếp hàng vô coi cái show về Hiệu ứng hình ảnh, âm thanh thì mình chán quá, chả biết làm gì bèn hạ máy chụp hình xuống thấp, xoay 360 độ chụp lén... bụng của mấy người đứng cạnh. Nhờ đó phát hiện là hơn nửa số người đang xếp hàng có bụng mỡ . Mấy đứa đi chung nó hù mình là coi chừng cảnh sát bắt vì tội chụp lén nên mình xoá gần hết rồi, nếu không thì...

Image . Image . Image

Phương bốn: Việt

Đồ này dễ ăn hơn nhiều nè. Nhất là do đầu bếp xịn nấu . Ăn toàn đồ biển nha, sang mà . Cái màu nâu nâu trong gỏi là sứa đó.

Image . Image .
À, cái này nấu bằng gạo Basmati nè:



Image Sẵn cho vô đây mấy món ăn lâu lắc rồi. Món này là Shepherd pie, bên dưới cái lớp khoai tây nghiền là thịt bò băm xào với đậu Hà Lan, béo dã man, ăn ngán bà cố luôn. Đó là lần đầu tiên từ khi mình tới Mỹ mình bỏ mứa không ăn hết được một món mà mình kêu. Image . Còn cái này là đồ Ethiopia. Gần giống cà ri Ấn Độ, khi ăn thì xé cái bánh xốp xốp làm bằng bột kê lót ở dưới rồi quết với đồ dọn ở trên. Ăn rất thích. Image

Friday, March 28, 2008

Học đòi tao nhã

Mới lượn vô tiệm đồ cũ, ngoẹo hết cả cổ mới lựa được ba cuốn truyện cũ mèm. Đúng ra là vô đó rình mò mua hai cuốn đầu của bộ Lord of the rings nhưng mà hổng có. Bọn Mỹ đúng là làm ăn nhanh nhạy, sách nào mà ăn khách là nó lôi ra làm phim hết ráo trọi. Ba cuốn vừa mua đều đã được làm phim, mà toàn nổi tiếng không hà. Tại sao nói học đòi tao nhã? Vì lựa mua sách nghe nói là nổi tiếng rồi đem về để đó chưng chứ đâu có đọc đâu. Mà sách tui mua phong phú về chủ đề ghê: từ tội phạm băng đảng qua tình cảm lãng mạn xong tới kinh dị ăn thịt người.

Quên, khoe luôn. Mua ba cuốn đó với giá tổng cộng là 55 ... xu, tức là chưa tới 10 ngàn đồng (dạo này giá đô xuống rồi, có khi chỉ còn 8 ngàn cũng nên!). Rẻ hết hồn luôn. Lúc con nhỏ tính tiền nó nói giá, mình trợn tròn mắt. Thì ra là đang có đợt giảm giá 50%. May thế, tiết kiệm được những 8 ngàn (chắc đủ để ăn được một ổ bánh mì vỉa hè ở Vn trong thời buổi lên giá này quá).

Image

Image
. . . He could have walked out on this earlier, could still walk. Rationality shrieked at him. "Let it go, Kincaid, get back on the road. Shoot the bridges, go to India. Stop in Bangkok on the way and look up the silk merchant's daughter who knows every ecstatic secret the old ways can teach. Swim naked with her at dawn in jungle pools and listen to her scream as you turn her inside out at twilight. Let go of this"—the voice was hissing now—"it's outrunning you."
But the slow street tango had begun. Somewhere it played; he could hear it, an old accordion. It was far back, or far ahead, he couldn't be sure. Yet it moved toward him steadily. And the sound of it blurred his criteria and funneled his own alternatives toward unity. Inexorably it did that, until there was nowhere left to go, except toward Francesca Johnson...

Image

Wednesday, March 26, 2008

The God must be crazy

Image

Tự nhiên vớ được cái phim này trên mạng. Cười muốn rụng rún luôn. Coi mấy lần rồi mà vẫn thấy vui như thường.

Ai muốn load thì thử cái link này nha (không bảo đảm nó sống lâu dài nha). (right click, save as)

The God must be crazy

Monday, March 24, 2008

Universal studio - Mar. 22, 08

Image

Vui quá, nhiều thứ quá nên chả biết kể gì. Để cái hình này lên đánh dấu cho nhớ vậy.
Image

Saturday, March 15, 2008

Gạo Basmati

Sau vài lần đi ăn đồ Ấn Độ thì mình đã fall in love với cái gạo Basmati của nó rồi. Loại gạo này thiệt lạ, ốm nhom mà dài ngoằng hà. Kỉ lục là một giống thuộc gạo Basmati khi chưa nấu hột gạo dài 8mm còn nấu xong thì nó thành 22mm luôn. Mà khi nấu lên nó mềm nhưng lại rời từng hạt chứ không có dính chùm lại với nhau như cái gạo của nhà mình. Ăn thích lắm, nhất là với mấy món cà ri của Ấn. Thậm chí mình còn thử dùng tay nhúm cà ri trộn với cơm rồi bốc đưa vô mồm cho giống bọn Ấn nữa, nhưng mà khó quá chừng, xài muỗng coi bộ dễ hơn.

Vì thích quá nên mình đã hỏi bọn Ấn chổ mua gạo rồi hôm nay tí tửng đi xách về một bao 4 kí rưỡi. Mà gạo này mắc gấp đôi gạo Thái mà mình ăn hồi đó giờ. Thôi kệ, ăn chơi sợ gì tốn kém. Từ hôm nay mỗi tuần sẽ nấu một món gì đó với cái gạo này mới được. Gì chứ sách nấu ăn trong nhà bếp có cả kệ.


Đọc truyện đêm khuya (tt)

Lần này lẫn lộn của cả Nguyễ Ngọc Tư và Trần Thuỳ Mai. Nói chung là chỉ cần nghe là biết truyện nào của ai thôi, khỏi ghi chú mất công.

.

Saturday, March 8, 2008

Kolya

Image



Hồi ở Nhật mình đã từng xem nhá qua cái phim này rồi. Hồi đó hầu như tuần nào cuối tuần mình cũng vô thư viện coi phim hết. Lần đó thấy cái hình ngoài bìa đĩa cứ tưởng là Sean Connery nên lấy xem ngay. Ai dè bật lên thì phim của Séc, nói tiếng gì đâu hổng hiểu, phụ đề thì chỉ có tiếng Nhật nên cũng hổng hiểu luôn. Coi được có hơn 5 phút thì tắt.
Mãi đến hôm nay mới coi lại có đầy đủ phụ đề .

Một nhạc công đào hoa đang nợ nần chồng chất chấp nhận làm đám cưới giả với một cô gái Nga để cô ta ở lại Séc. Rồi một ngày nọ cô ta vượt biên sang Tây Đức, bỏ lại đứa con trai năm tuổi, và ông nhạc công 55 tuổi chưa từng muốn có gia đình buộc phải chăm thằng bé, ban đầu là vì sợ cảnh sát di trú điều tra vụ kết hôn giả kia. Coi xong cứ thấy nhớ mà thương thằng bé lúc mới đến nhà ông "bố dượng". Rồi thấy buồn khi kết thúc, dù ngay từ đầu đã biết là phải thế.



Phim không chỉ là câu chuyện của ông nhạc công và thằng bé, nó còn phản ánh bối cảnh bức bối của Séc (và cả Đông Âu) trong thời Liên Xô chi phối mọi thứ. Xem mới thấy, ngày xưa cái gọi là khối Xã Hội Chủ Nghĩa anh em cũng chỉ lập nên từ vũ lực, và chính quyền cộng sản chẳng được đa số dân chúng ủng hộ. Cái cảnh hai ông cảnh sát cũng hoà vào dòng biểu tình vào cái ngày chính quyền cộng sản ở Séc bị hạ bệ thiệt là châm biếm. Nhưng ở đời mà, những kẻ cơ hội vẫn đầy rẫy ra đó thôi.


Phim đoạt giải Oscar phim nước ngoài năm 96. Bà con nên kiếm mà xem. Hay lắm.


Đọc truyện đêm khuya

Khoảng 10 năm về trước, buổi tối cả nhà thường chờ đợi phần đọc truyện của đài FM thành phố. Hồi đó nghe giọng đọc của cái cô Kim Phụng và chú gì đó quên mất tên rồi, hình như là Huy Ngoan, mà mê ghê lắm. Nhưng một tuần mới đọc một lần, nên cứ phải để ý canh chừng. Rồi cái chương trình đó thất thường quá nên mình cũng bỏ quên luôn.

Gần đây phát hiện ra một kho truyện audio trên mạng, do mấy đài phát thanh ở hải ngoại thực hiện. Giọng đọc của mấy người này hay quá chừng, thậm chí còn thấy hay hơn cả cái chương trình mình nghe hồi xưa. Thôi thì đủ thứ truyện hết, cả một mớ Nguyễn Ngọc Ngạn (nhảm bà cố). Mình cũng nghe nhưng mà toàn load truyện của Nguyễn Ngọc ... Tư. Truyện của cô này đọc thấy sao mà gần gũi, nhiều khi có cảm giác mình đã từng bơi xuồng trên những con kênh, từng giăng võng trong vườn nằm nghe vọng cổ buổi trưa hè , đã từng gặp những con người chân chất này ở đâu đó rồi. Nhưng rồi cũng thấy buồn buồn, như tiếc nuối một cái gì đó đã xa xôi lắm rồi.

Một mối tình

<
Chiu1ec1u vu1eafng






Hiu hiu giu00f3 bu1ea5c


Du00f2ng nhu1edb


Cu00f2n mu1ed9t mu1edb nu1eefa, du1ea1ng .rm, .wma lu00e0m biu1ebfng u0111u1ed5i sang mp3 u0111u1ec3 up lu00ean lu1eafm. Ai lu00e0 fan cu1ee7a Nguyu1ec5n Ngu1ecdc Tu01b0 tui gu1eedi cho. Mu1ea5y cu00e1i truyu1ec7n nu00e0y tru1ecb mu1ea5t ngu1ee7 cu0169ng khu00e1 tu1ed1t u00e1. Bu1eefa nu00e0o tru01b0u1edbc khi u0111i ngu1ee7 tui cu0169ng chu1ecdn 2 truyu1ec7n u0111u1ec3 mu1edf lu00ean, vu1eady mu00e0 hu1ed5m ru00e0y tui chu01b0a cu00f3 nghe u0111u01b0u1ee3c truyu1ec7n nu00e0o u0111u1ebfn ku1ebft thu00fac hu1ebft u00e1. Tou00e0n ngu1ee7 vu00e0o giu1eefa truyu1ec7n thu00f4i. (Tui u0111u1ecdc hu1ebft mu1ea5y cu00e1i truyu1ec7n nu00e0y ru1ed3i, mu00e0 lu1ea7n nu00e0o nghe lu1ea1i cu0169ng thu1ea5y hay nhu01b0 mu1edbi. Chu1eafc tu1ea1i giu1ecdng u0111u1ecdc hay)


Tui cu0169ng load u0111u01b0u1ee3c u0111u1ee7 cu00e1c phu1ea7n u0111u00e3 phu00e1t cu1ee7a truyu1ec7n Tiu1ebfu Ngu1ea1o Giang Hu1ed3 luu00f4n ru1ed3i, cu00f3 u0111iu1ec1u hu1ecd mu1edbi u0111u1ecdc tu1edbi khu00fac Lu1ec7nh Hu1ed3 Xung du1eabn cu00e1i u0111u00e1m lao nhao lu00ean Thiu1ebfu Lu00e2m cu1ee9u Thu00e1nh Cu00f4 thu00f4i (tu1ee9c lu00e0 mu1edbi gu1ea7n hai phu1ea7n ba truyu1ec7n). Vu1eady mu00e0 u0111u00e3 85 phu1ea7n x 30 phu00fat/phu1ea7n = 2550 phu00fat = 42.5 h. Nghe liu00ean tu1ee5c thu00ec cu0169ng hu1ebft hai ngu00e0y hai u0111u00eam, tru1eeb thu1eddi gian cho cu00e1c nhu cu1ea7u thiu1ebft yu1ebfu . Mu1ed7i tuu1ea7n hu1ecd chu1ec9 phu00e1t cu00f3 1 phu1ea7n, vu1eady lu00e0 phu1ea3i chu1edd cu1ea3 nu0103m nu1eefa mu1edbi hu1ebftt truyu1ec7n nu00e0y quu00e1. Mu00e0 tham thu00ec load vu1eady thu00f4i chu1ee9 truyu1ec7n thu00ec tui u0111u00e3 u0111u1ecdc hu01a1n 2 lu1ea7n, phim thu00ec coi cu0169ng 2 bu1ed9 ru1ed3i, cu00f3 gu00ec xa lu1ea1 nu1eefa u0111u00e2u. Tu00ednh load cho ba mu1eb9 vu1edbi mu1ea5y ngu01b0u1eddi lu1edbn mu00e0 tui quen nghe, nhu01b0ng mu00e0 u0111ang loay hoay chu1ea3 biu1ebft lu00e0m sao. Bung ra u0111u0129a CD thu00ec bao nhiu00eau cho u0111u1ee7, cu00f2n u0111u1ec3 u1edf du1ea1ng mp3 thu00ec cu1ea7n phu1ea3i cu00f3 u0111u1ea7u u0111u1ecdc mp3. Nhu00e0 tui chu1ec9 cu00f3 mu00e1y tu00ednh mu00e0 ba vu1edbi mu1ea1 tui thu00ec khu00f4ng bao giu1edd thu00e8m ru1edd tu1edbi hu1ebft. Chu00e1n chu01b0a!

/embed>

Friday, March 7, 2008

Phải, tôi đã sống giả

Nhưng tôi đang cố không bao giờ như thế nữa.

Chúng ta nên sống giả?
Còn nhớ lúc nhỏ khi được phát một bảng thăm dò gì đó, lâu quá nên quên rồi, ở mục “Mơ ước”, tôi ghi “Mơ ước được làm nghề ngoại giao với nước mình”. Đứa bạn bên cạnh còn ghi “Ước được làm cô Hiệu trưởng". Khoảng 15 - 16 tuổi, nhớ lại thấy mắc cỡ, mình viển vông gì đâu. Bây giờ, khi đã ngoài 30, tôi yêu những câu trả lời thật thà khi nhỏ đó biết chừng nào, vả lại xấu hổ vì sao lúc 16 - 15 mình xấu hổ...

Trong việc dám phải biểu ra ước mơ của mình, qủa thực người lớn thua xa trẻ con. Đương nhiên thôi vì sự can đảm của trẻ con thì chưa phải trả giá khiến trẻ con thật thà.

Cách đây đã lâu tôi đọc trên một tờ báo, có một bạn tên Trương Đình Anh nói anh mơ ước thành tỉ phú năm 35 tuổi và thành Thủ tướng ở tuổi 40. Rồi số báo sau, có một bạn tên Trần Công Vĩnh Học viết bài góp ý. Bạn Vĩnh Học thất vọng về Đình Anh trước phát biểu trên và lo âu “Liệu có nên nói ra tất cả những điều chúng ta nghĩ, bất kể người khác sẽ suy nghĩ thế nào hay không.... Và điều nói ra ấy có thể làm cho mọi người nghĩ rằng mình là người đam mê vật chất và quyền lực? Mặt khác ước mơ ở đây là mục tiêu, liệu người nói cỏ đủ khả năng, điều kiện cùng bước đi thích hợp để thực hiện điều mình nói một cách chắc chắn không?”.

Chuyện đã lâu rồi. Đình Anh giờ không biết có còn nhớ tới ước mơ ngày xưa không và Vĩnh Học thì đang mơ ước gì… Mọi việc hẳn đã phải thay đổi theo tuổi tác, theo kinh nghiệm sống. Nhưng nhớ lại chuyện này thì tôi vẫn giữ nguyên ý kiến của mình lúc đọc hai tờ báo, đó là không cần bàn sâu đến mơ ước của bạn Đình Anh, thực tế hay không thực tế, chỉ biết, trong hai điều tỉ phú và thủ tướng, theo đúng nghĩa thì không cái nào là xấu cả. Tôi dám chắc rằng với 90% nhân loại, đột ngột một hôm có một bà tiên hiện ra, hỏi: “Cho làm tỉ phú có làm không? Cho làm thủ tướng có làm không?” thì tất cả đều làm hết. Dẫu là ước mơ chính đáng cũng như ước mơ có quyền lực để rộng quyền quyết định cũng là chính đáng, chắc hẳn những công dân nào càng nhiều mong ước vun đắp cho xã hội cũng hiểu được điều đó.

Nhưng ở đây, tôi lại nghĩ nhiều đến gợi ý của bạn Vĩnh Học (lúc đó): vì sự suy nghĩ của người khác, nên chăng chúng ta thủ tiêu suy nghĩ của chúng ta?

Sự thắc mắc này đã đẩy sang một lĩnh vực hoàn toàn khác không phải quyền lực hay vật chất nữa, mà là lĩnh vực đạo đức: chúng ta nên sống giả không?

Quay lại chuyện trẻ con lắc đầu. Nếu cũng “cân nhắc" như Vĩnh Học gợi ý, thì tất cả bản thăm dò có mục “mơ ước” hôm ấy, trong cái lớp Năm của tôi sẽ chỉ thu được những câu trả lời chán ngắt và giống nhau. đại loại "Mơ ước” thành con ngoan, trò giỏi. Sẽ không ai bắt bẻ được, bởi vì tất cả đều tròn trịa, vừa mức. Tất cả bọn trẻ con hôm ấy sẽ mang gương mặt của những đứa trẻ khiêm tốn chừng mực. Mỗi đứa bé sẽ lặng lẽ ôm ấp những ước mơ, nếu nó không thành công thì cũng chẳng sao. Nếu nó thành công thì lúc đó lại giả bẽn lẽn: “Ô tôi thật không bao giờ mơ tới”- Nhưng may mắn, điều đó không xảy ra ở tuổi ấu thơ, cho nên, ai cũng còn nhớ về một tuổi thơ trong sáng. Điều ấy chỉ xảy ra với thế giới người lớn, đầy thủ thế và khiêm tốn giả tạo, trước mỗi việc làm, câu nói, đều cân nhắc: như thế nãy đã giống được đám đông chưa? Như thế này đã đủ đẹp trước mắt mọi người chưa?

Nếu mỗi cá nhân đều như thế, người ta sẽ có một xã hội giả dối, mặc đồng phục. Tôi vẫn thích một môi trường, ở đó người ta được khuyến khích bây tỏ bản sắc của mình, và sẽ không có sự trừng phạt hay chê cười ở đây, bởi cuối cùng chính mỗi cá nhân sẽ biết chịu trách nhiệm về những gì mình làm và mình nói.

Tôi không biết nhiều về Đình Anh, người (khi đó) có ước mơ tỉ phú và thủ tướng. Tới cũng không biết bây giở anh đã làm được phần nào điều đó không. Tôi cũng không chắc vài năm qua rồi, nhìn lại, anh có thấy lời phát biểu của mình buồn cười hay không buồn cười không... Chỉ biết lúc đó, lúc anh nói ra ước mơ của mình, anh đã chịu áp lực nhiều hơn chúng ta - những người dấu kín mơ ước, không nói ra. Đình Anh hẳn đã phải nỗ lực để lời phát biểu của mình thành sự thực. Vả nếu anh thực thi kế hoạch của mình bằng những đường hướng chính đáng, thì dù không thành công, tôi nghĩ anh cũng đã được sống một đời sống đầy lý thú trong thời gian đó. Vả lại nếu bất kỳ ai đó phấn đấu bằng một phương thức đúng đắn để thành thủ tướng hay tỉ phú, thì nếu không thành, những việc làm của người ấy, trên đường đi chắc cũng sẽ đóng góp nhiều cho xã hội hơn là một người không ôm một ước mơ nào.
Phan Thị Vàng Anh

Saturday, March 1, 2008