Thursday, January 22, 2009

The grapes of wrath - Chùm nho uất hận

Image

Khủng hỏang kinh tế những năm 30, cộng với thiên tai và ảnh hưởng của công nghiệp hóa nông nghiệp và sự hình thành các tập đòan nông nghiệp là nguyên nhân của quá trình bần cùng hóa những gia đình nông dân miền Tây Nam nước Mỹ, đẩy họ rời bỏ quê nhà, nơi tổ tiên mấy đời đã khai hoang và giành giật từ tay người da đỏ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở vùng đất hứa miền Tây: California. Một cuộc di cư ồ ạt của nước Mỹ thời hịên đại với những bi kịch manh nha ngay từ lúc mới rời nhà. Những ước mơ chân thật (và ngây thơ), những hăm hở bắt tay gây dựng lại một cụôc đời mới nhanh chóng vỡ tan trước thực tế khắc nghiệt ở vùng đất mới.

Đây là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của John Steinbeck, và có thể cũng là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất vì những tư tưởng mang hơi hướng "cộng sản", phê phán chủ nghĩa tư bản lũng đoạn. Được xuất bản vào năm 1939, khi những vấn đề mô tả trong truyện vẫn còn đang diễn ra, tác phẩm này đã tạo ra một làn sóng chỉ trích lớn (các bạn Mỹ, vì một lý do nào đó, có thể là do ảnh hưởng của tuyên truyền, rất là sợ chủ nghĩa cộng sản). Thậm chí dân tình còn đem đốt hoặc cấm tiệt cuốn này. Vì mô tả sự thật trần trụi những đối xử của dân California với những người nhập cư mà đa số là dân Okies (từ Oklahoma) mà ông tác giả này (vốn là dân Cali) bị thù, thậm chí còn bị dọa giết. Ngay cả ở quê nhà của ông, cho đến những năm 90 tác phẩm naày mới được đưa vào thư viện công cộng, chứ trước đó thì cấm tiệt. Tác phẩm này là lý do chính John Steinbeck được trao giải Nobel năm 1962 và được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh xuất sắc nhất giai đoạn 1923-2005.

Đọc truyện này xong thấy bóng dáng của những tá điền (chính ra giống phu đồn điền cao su hơn) Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20. Cũng bần cùng hóa, rời bỏ quê nhà tha phương cầu thực, bị bóc lột bởi giới chủ, bị đàn áp bởi cảnh sát đứng về phía những kẻ có tiền. Nhưng họ vẫn phải sống, vẫn lang thang trên vùng đất xa lạ đó bởi vì đường về đã không còn.

Truyện được chuyển thành phim ngay sau khi xuất bản một năm. Khi chuẩn bị quay phim, các nhà sản xuất cũng lo sợ sẽ bị đả kích vì bôi xấu xã hội, nên bí mật thuê thám tử vào trại cho nông dân nhập cư để nắm tình hình. Hóa ra thực tế còn phũ phàng và khủng khiếp hơn những gì được diễn tả trong sách. Phim cũng có khuynh hướng "cộng sản"; phần đầu bám rất sát nội dung truyện nhưng phần sau thì đảo ngược các sự kiện, và kết thúc phim tươi sáng hơn.

Sách đã dịch ra tiếng Việt. Giá 99 ngàn. (Mắc hơn mình mua cuốn tiếng Anh, có 1 đô hà).

No comments:

Post a Comment