Thursday, January 29, 2009

Gossip: Đẻ như ... heo

Dân tình đang xôn xao vì chuyện một bà ở Cali (thiệt ra còn trẻ lắm, mới có 33 tuổi hà) đẻ một lúc 8 đứa, 6 trai 2 gái. Đứa nặng nhất chưa tới kí rưỡi còn nhẹ nhất có 800 gờ ram (trời, chắc bằng trái bắp quá!). Tụi nhỏ nằm chen chúc quá nên hồi siêu âm bác sĩ đếm có 7 đứa hà, tới hồi mổ kéo ra 7 đứa rồi mới thấy còn thêm một đứa nữa. Mặc dù nhỏ xíu vậy, bị một số chứng bệnh bẩm sinh phải chăm sóc đặc biệt nhưng bác sĩ bảo là bọn nhóc này sẽ an toàn. Đây là lần thứ hai có chuyện sinh tám xảy ra ở Mỹ. Lần đầu là ở Houston, Texas, nhưng 8 đứa chỉ giữ được có 7. Lần này cái bà này có thể sẽ đi vào lịch sử là sanh 8 giữ được 8. Sau khi bệnh viện họp báo công bố bả sinh 8 xong, bọn nhà báo thối mồm nó mới lùng sục kiếm nhà bả. Kiếm được rồi còn kinh hãi hơn: Cái bà đó đã có 6 đứa lít nhít rồi (7, 6, 5, 3 tuổi với 2 đứa 2 tuổi) chả hiểu còn ham hố gì mà đi thụ tinh nhân tạo hay là sử dụng biện pháp "kích đẻ" làm gì nữa để rồi đẻ thêm 1 lần 8 đứa. Mà bả là single mom nha, oanh liệt chưa. Tới giờ này bọn nhà báo còn lao nhao chả biết cha của mấy đứa nhỏ là ai, thậm chí còn tình nghi bà này bả xài tinh trùng đông lạnh còn giữ lại từ lần xin trước.
Bọn trên TV tính toán là chi phí nuôi 8 đứa này tới lúc 18 tuổi (hổng kể tiền thuê vú em với người phụ việc nhà) đâu đó cỡ 1,8 triệu đô. Trời, rẻ quá ha. Tính ra cũng đâu nhiều nhặng gì. Cứ ém cho kỹ rồi bán hình cho mấy cái tạp chí lá cải là đủ ngay ấy mà. Dù hổng nổi tiếng như nhà Bradgenlina nhưng bù lại có số đông vầy chắc cũng được 2 triệu chứ hả?! Mà kiểu này chụp hình đủ 14 đứa lên bìa thì cái đứa nhỏ nhất chắc là phải lấy kính lúp soi mới rõ mặt quá.

Wednesday, January 28, 2009

Lẩn thẩn nhân buổi sáng phòng lab bị cúp điện

Hôm nay bên duy tu nâng cấp mạng điện ở bên khu EUIII, lab không có điện. Nhân tiện có email của một người mới đến hỏi giá nhà ở đây có rẻ không, mình cũng tò mò tìm hiều thử. Nhà rẻ thì chỉ có ở mấy cái mobile home thôi. Đọc linh tinh một lúc thì bắt gặp những dòng này trên Davis wiki. Một người nhớ về những ngày còn bé sống ở khu nhà Slatter Court, Davis. The memories are so sweet! Còn mình, ký ức tuổi thơ giờ rơi rụng đâu mất hết rồi? Vắt mãi cũng chả còn nhớ hàng xóm mình ngày xưa như thế nào nữa .

2009-01-22 22:57:06 In about '71, when I was 12, I became friends with Francis Wilkins whose family ran Slatters Court at the time. They lived in #71 which even then was called The Big House. There were six kids; Stephen, Mary, Francis, Joe, Maritn, and Martha. I think you can still see the repair that had to be done to the garage next to the house when Mrs Wilkins tried to pull the Travelall into the garage with the boat still on top. There was a store at the entrance directly across the from the Barber Shop that we called The Little Store and it was run by Mr and Mrs Chase who lived with their son, Jay, in one of the two trailers that were on the east side of #71. Francis was a hard working kid who would do work around the place outside of regular kid chores for $1.65 an hour which was the minimum wage at the time. I thought it was unusual that Francis would spend his own money for a haircut from Frank The Barber until I saw the haircuts his mom gave. She did a modified bowl cut that looked like she cocked the bowl over to the side before cutting around the rim. Now, in the mid 80s that would have been a hip and stylish asymmetrical bob but at the time it just looked strange. My theory was that she figured by having the hair longer on one side it would always look like it was combed to the side. Maybe I give her too much credit. The smallest bungalow in the place was right next to the back gate to the SP tracks-#47 or maybe 49-where Mr Ord lived. It was maybe 8 by 10 feet. I don't think it even had a toilet. There were some buildings with showers and toilets and sinks spaced around Slatters Court for the bungalows and people with little travel trailers back in the campsite days that didn't have showers. Mr Ord mowed lawns. His arms hung oddly in front of him permanently in lawnmower-gripping position. Each day his brother would pick him up from in front the big cork oak by Guiseppie's Restaurant. There was a worn circle at the base of the tree with a little path coming off of it that went out to the edge of the pavement. Mr Ord wore that spot out waiting for his brother under the tree occasionally walking out to the street to look down Olive Drive for his brother's truck. He seldom spoke (maybe he never spoke) and sort of gave me the creeps which I felt guilty about because it seemed sort of sad living in that tiny place. Once the Wilkinses went on a trip so I took Francis's place cleaning the shower rooms and the bathroom in the building that was called the hall which had a long hallway with men's rooms off of it and at one end a communal (shared, anyway)kitchen and one or two bathrooms with showers. When Francis was showing me the ropes he showed me where Ray The Bum kept his razor; sort of behind a the hot water heater in one of the shower rooms. Ray The Bum lived it a pile of stuff with corrugated metal on top of it next to the tracks behind the group of houses situated on the other side of Slatters Court's eastern fence. I call it a pile of stuff because it was too short, in my opinion, to be a shack. It was maybe three and a half, four feet high in there. Francis showed me the inside once. There was a console TV-no electricity but there was a TV. In the winter when it was real cold or rainy they let Ray The Bum sleep in the lobby (if you want to call it that) of the Hotel Aggie. —JohnBaker

From: http://daviswiki.org/Slatter%27s_Court

Thursday, January 22, 2009

The grapes of wrath - Chùm nho uất hận

Image

Khủng hỏang kinh tế những năm 30, cộng với thiên tai và ảnh hưởng của công nghiệp hóa nông nghiệp và sự hình thành các tập đòan nông nghiệp là nguyên nhân của quá trình bần cùng hóa những gia đình nông dân miền Tây Nam nước Mỹ, đẩy họ rời bỏ quê nhà, nơi tổ tiên mấy đời đã khai hoang và giành giật từ tay người da đỏ để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở vùng đất hứa miền Tây: California. Một cuộc di cư ồ ạt của nước Mỹ thời hịên đại với những bi kịch manh nha ngay từ lúc mới rời nhà. Những ước mơ chân thật (và ngây thơ), những hăm hở bắt tay gây dựng lại một cụôc đời mới nhanh chóng vỡ tan trước thực tế khắc nghiệt ở vùng đất mới.

Đây là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của John Steinbeck, và có thể cũng là tác phẩm gây tranh cãi nhiều nhất vì những tư tưởng mang hơi hướng "cộng sản", phê phán chủ nghĩa tư bản lũng đoạn. Được xuất bản vào năm 1939, khi những vấn đề mô tả trong truyện vẫn còn đang diễn ra, tác phẩm này đã tạo ra một làn sóng chỉ trích lớn (các bạn Mỹ, vì một lý do nào đó, có thể là do ảnh hưởng của tuyên truyền, rất là sợ chủ nghĩa cộng sản). Thậm chí dân tình còn đem đốt hoặc cấm tiệt cuốn này. Vì mô tả sự thật trần trụi những đối xử của dân California với những người nhập cư mà đa số là dân Okies (từ Oklahoma) mà ông tác giả này (vốn là dân Cali) bị thù, thậm chí còn bị dọa giết. Ngay cả ở quê nhà của ông, cho đến những năm 90 tác phẩm naày mới được đưa vào thư viện công cộng, chứ trước đó thì cấm tiệt. Tác phẩm này là lý do chính John Steinbeck được trao giải Nobel năm 1962 và được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh xuất sắc nhất giai đoạn 1923-2005.

Đọc truyện này xong thấy bóng dáng của những tá điền (chính ra giống phu đồn điền cao su hơn) Việt Nam những năm đầu thế kỉ 20. Cũng bần cùng hóa, rời bỏ quê nhà tha phương cầu thực, bị bóc lột bởi giới chủ, bị đàn áp bởi cảnh sát đứng về phía những kẻ có tiền. Nhưng họ vẫn phải sống, vẫn lang thang trên vùng đất xa lạ đó bởi vì đường về đã không còn.

Truyện được chuyển thành phim ngay sau khi xuất bản một năm. Khi chuẩn bị quay phim, các nhà sản xuất cũng lo sợ sẽ bị đả kích vì bôi xấu xã hội, nên bí mật thuê thám tử vào trại cho nông dân nhập cư để nắm tình hình. Hóa ra thực tế còn phũ phàng và khủng khiếp hơn những gì được diễn tả trong sách. Phim cũng có khuynh hướng "cộng sản"; phần đầu bám rất sát nội dung truyện nhưng phần sau thì đảo ngược các sự kiện, và kết thúc phim tươi sáng hơn.

Sách đã dịch ra tiếng Việt. Giá 99 ngàn. (Mắc hơn mình mua cuốn tiếng Anh, có 1 đô hà).

Saturday, January 17, 2009

Một lần về thăm thủ đô

Thủ đô nước Mỹ, chứ không phải Hà Nội ngàn năm (nổ) văng miểng của Việt Nam. Năm nay hội nghị của VEF tổ chức ở Washington DC nên mới có cơ hội cho đứa ở nhà quê như mình đi thủ đô, chứ không thì chắc chả ba0 giờ đi được (đơn giản là nếu bỏ tiền ra tự đi thì chỉ muốn đi tháng 4, lúc hoa anh đào ở bờ sông Potomac nở thôi; mà tháng 4 thì chả thể có thời gian mà đi). Thôi thì VEF cho đi DC không mất tiền thì đi vào mùa đông cũng được.

Ta nói, thủ đô của nó mới có hơn hai trăm năm thôi mà sao cũng đặc nghẹt công trình hà. Mà cái nào cái nấy cũng hoành tráng phết. Thôi, khoe hình cho nó lẹ. Kể lể nhiều quá cũng vậy hà. Một bức hình thay ... một ngàn chữ. Vậy nha. À, quên, hình này chôm từ cái bộ sưu tập digital postcards về Washington DC, chứ hình tự chụp thì hổng có long lanh như vầy.

Đây là điện Capitol, là kiểu hội trường Ba Đình của Việt Nam:
Bên ngoài, phía trước. Hôm bữa tới đó thì nó để dàn giáo đầy cả mặt tiền, vì đang xây sân khấu cho lễ nhậm chức của Obama..

Image

Bên trong nhà. Cái mái vòm này hồi mới xây làm bằng gỗ, sau nó cháy mất mới làm lại bằng sắt.

Image

Mỗi bang góp 2 cái tượng danh nhân địa phương để bày ở trong nhà này. Nhiều quá chả nhớ ai là ai hết. À, mà cái con bé đang quỳ trong cái tranh trên từơng là Pocahontas lúc được làm lễ rửa tội (baptize) á.

Image

Chụp từ xa tới. Cái tượng đứng trên nóc của toàn nhà là tượng nữ thần tự do (Freedom thì có phải cũng dịch là tự do hông? Chả hiểu nó khác với Liberty ra làm sao nữa). Có điều là cái tượng này nó quay mông về phía mặt trước của tòa nhà, chắc ý là Tự Do quay mông lại với dân Mỹ quá.

Image

Đằng sau cái điện Capitol là cái thư viện Quốc hội Mỹ - Library of Congress. Đây là cái thư viện lớn nhất trên thế giới. Cái thư viện hồi đầu bị cháy, sau đó cái ông Thomas Jefferson ổng tặng cái thư viện riêng của ông, rồi từ từ nó phát triển thành cái thư viện hiện giờ. Ta nói nhìn cái thư viện của cái ông này toàn là sách dày cộp, bìa da không hà. Mà có phải sách tiếng Anh đâu, có tiếng Pháp với latin nữa. Hơn sáu ngàn cúôn, chả hiểu ổng đọc kiểu gì cho hết. Chắc cũng như mình, mua để trang trí lấy tiếng là chính.

Image

Bên trong nó đẹp thấy sợ luôn. Ai coi cái phim National treasure phần 2 rồi thì thấy có mấy cảnh phim lấy bối cảnh bên trong thư viện này nè. Mà giờ mới biết phim nó dựng không có hoành tráng như đồ thật nha.

ImageImageImage

Giờ tới tượng đài với lăng tẩm nha. Ai nói bọn Mỹ nó không sung bái cá nhân hả.

Đây là cái … bút chì, dành choWashington, tổng thống đầu tiên nè. Cái bút chì này bằng đá cẩm thạch, cao đâu đó gần trăm thứớc. Lúc xây được 1/3 thì hết tiền, dừng lại. Khi có tiền xây lại thì đá mua được không giống màu cũ. Để ý tí là thấy khác màu hà.

Image

Ngay sau cái bút chì này là cái hồ dài ngoằng cho nó soi bong. Ai coi phim Forest Gump rồi chắc là nhớ cái cảnh thằng cu Forest với con bé Jenny lội qua cái hồ này để ôm nhau.

Image Image

Cái chỗ mà thằng cu Forest đứng phát biểu là trước cái Lincoln Memorial. Coi cái lăng lớn vậy chứ bên trong chỉ có mỗi cái tượng ông Lincoln đang ngồi hà. Mà bọn này khi ca ngợi lãnh đạo thì văn phong uốn éo phết, tí nữa tui hiểu nhầm là bọn nó móc tim ông này đem bỏ hộp cất ở chỗ đó chứ. Kiểu xá lợi Phật ấy. Sau đó đọc kỹ lại thì thấy nhục cho tiếng Anh của mình quá.

ImageImage

Cái này là tượng đài tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên nè. Dân tình đồn đãi là ban đêm dưới ánh đèn hiu hắt mười tám cái tượng này nhìn rất là liêu trai. Mà đúng thiệt, tối bữa đó tui có cảm giác rờn rợn vì mấy cái tượng cứ như đang di chuyển trong câm lặng và mệt mỏi.

Image

Chắc sau khi làm mười tám cái tượng đó thì mệt quá, nên tới tượng đài tưởng niệm chiến tranh Việt Nam thì nó giảm xuống chỉ còn có ba tượng thôi hà.

Image

Cái tường màu đen đó khắc tên lính Mỹ hy sanh trong cuộc chiến Việt Nam nè.

Image

Bữa đó có ông kia dẫn con đi đến đó chắc là tìm tên ông nội đứa nhỏ quá. Nghe hóng hớt thôi mà thấy cũng cảm động quá chừng. Nói chung là mình yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Yêu màu tím thích thủy chung ghét giả dối. Mọi thư từ làm quen xin gửi về bỗngdưngmuốnsến@yahoo.com.

Cái Nhà Trắng nó nhỏ xíu hà, được cái khuôn viên rộng, rào chắn cẩn thận, vì là nhà riêng mà. Đứng từ hàng rào nhìn vô nếu Obama mà ra ban công đứng thì chắc cũng thấy nhỏ bằng cái thanh sôcôla luôn.

Image

Cái này là một phần của cái trụ sở của viện bảo tang Smithsonian, tên gì khó nhớ thấy ớn luôn. Ông này chết để lại có hơn năm trăm ngàn đô (đâu đó 12 triệu giờ) mà đòi bảo tàng phải mang tên ổng, rồi phải miễn phí cho dân chúng. Vậy mà từ cái mớ vốn đó giờ cái hệ thống bảo tàng Smithsonian nó bành trướng ra quá chừng. Dọc hai bên cái Capitol Mall tòan là bảo tàng không hà, nếu đi coi cho đàng hoàng thì một cái đi trọn một ngày cũng chưa hết.

Image

Bữa đó mình có vô cái Museum of natural history coi gian đá quý nè.
Nó có cái viên kim cương xanh Diamond of Hope bự chảng luôn. Mà bự thì có bự chứ nó chả lấp lánh gì hết trơn, chắc là vì cắt theo kiểu xưa, có mấy mặt hà.

Image Mà cái viên kim cương này có lời nguyền chết người đó nha. Nghe đồn là nó là con mắt của một tượng thần Ấn Độ bị móc đi thời thực dân Anh rồi từ đó lưu lạc sang châu Âu, có khi qua tới Ả rập. Mà ai sở hữu nó không bị phiến loạn chặt đầu, cướp bóc, hiếp thì cũng phá sản chết đói. Còn không bị mấy thứ đó thì cũng chán đời tự tử hà. Cho nên tới khi nó lưu lạc qua Mỹ thì dân Mỹ nó thực dụng nên tìm cách phá lời nguyển. Thí dụ có bà kia bả lấy cái viên kim cương bự chảng đó đeo cho con chó cưng của bả. Chả biết con chó đó có bị sao hôn nữa. Cái ông chủ cuối cùng chắc sợ quá nên đem tặng cho bảo tàng, vậy là từ đó hông ai bị gì nữa. Mà nói thiệt chứ cái viên này còn thua mấy cái cục thủy tinh tui dùng để chặn giấy nữa, vậy mà dân tình ham hố chi dữ vậy hổng biết.

Nghĩa trang liệt sĩ Mỹ - Arlington:

Image

Cái tượng đài Iwo Jima này ai coi phim The Flag of our fathers sẽ quen nè.

Image

Thôi hết rồi. Lần này đi vác theo máy chụp hình nhưng làm biếng quá chừng. Tự nhiên thấy cái máy của mình nặng nề bất tiện khủng khiếp. Chắc sẽ lại quay về với máy Point and Shoot cho nó gọn.